CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
3.4. KHẢO NGHIỆM BẰNG BẢNG HỎI TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
3.4.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát theo bảng 3.3 cho thấy CBQL và GV đánh giá tính khả thi của các biện pháp ở mức từ “Khá khả thi” đến “Rất khả thi” với ĐTB đánh giá chung từ 4.20 (ĐLC = 0.76) đến 4.24 (ĐLC = 0.84).
Trong đó biện pháp “Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên”
được CBQL và GV đánh giá cao nhất về tính khả thi với ĐTB là 4.24 (ĐLC = 0.84), hai biện pháp cũng được đánh giá ở mức “Rất khả thi” đó là “Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV”; “Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của GV” với ĐTB là 4.23 (ĐLC lần lượt là 0.76 và 0.77), biện pháp được đánh giá thấp nhất là “Nâng cao chất lượng KT-ĐG của GV về KQHT của SV” với ĐTB là 4.20 (ĐLC = 0.76). Như vậy, các biện pháp tác giả đề xuất đều được CBQL và GV đánh giá mang tính khả thi cao khi áp dụng đồng bộ vì CBQL trong nhà trường đã có nghiệp vụ, chuyên môn trong công tác quản lý và các biện pháp này thực tế đã được triển khai trong nhà trường, tuy nhiên chưa hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể và áp dụng rộng rãi, đồng bộ trong toàn trường dẫn đến chưa mang lại kết quả như mong muốn. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp đã được đề xuất sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng
dạy của GV, làm tăng hiệu quả giảng dạy cũng như nâng cao được chất lượng đào tạo của nhà trường. Kết quả khảo sát cụ thể về tính khả thi của từng biện pháp đề xuất được thể hiện theo bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Đánh giá của Cán bộ quản lý và GV về tính khả thi của biện pháp
TT Các biện pháp
Tính khả thi ĐTB ĐLC XH Biện pháp 1: Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV
1.1
Bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện tiên quyết và bắt buộc trong đánh giá bài giảng, kế hoạch giảng dạy của GV nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng.
4.38 0.76 1
1.2
GV khi tham gia xây dựng bài giảng cần tham khảo CTĐT của các trường đại học khác trong và ngoài nước để có sự cân đối giữa khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành.
4.13 0.75 4
1.3
Cập nhật liên tục các kiến thức chuyên môn mới phù hợp
với yêu cầu của Doanh nghiệp vào nội dung bài giảng. 4.24 0.82 2 1.4
Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức giảng dạy cho từng bài giảng. 4.15 0.70 3 Đánh giá chung
4.23 0.76
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của GV
2.1
Quán triệt các quy định, các quy chế và nhận thức cho CBQL, GV để hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại giờ giảng của GV.
4.33 0.67 1
2.2 Thường xuyên theo dõi việc thực hiện hoạt động giảng 4.20 0.70 3
dạy của GV có đúng, đủ thời lượng môn học, lịch trình, tiến độ dạy học, lịch nghỉ, lịch dạy bù của GV.
2.3
Xây dựng phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV cụ thể, rõ ràng, tránh đánh giá câu nệ, thiếu công bằng và mang tính chủ quan.
4.10 0.90 4
2.4
Tổ chức rút kinh nghiệm ngay sau dự giờ để GV kịp thời
khắc phục những điểm tồn tại trong giờ giảng. 4.27 0.80 2 Đánh giá chung
4.23 0.77
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của GV về KQHT của SV
3.1
Sử dụng kết hợp, linh hoạt các phương pháp đánh giá truyền thống và phương pháp đánh giá thực tiễn căn cứ vào mục tiêu của môn học.
4.11 0.78 4
3.2
Xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV một
cách chặt chẽ và bao quát. 4.34 0.62 1
3.3
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các phương pháp đánh giá SV mà GV sử dụng, chất lượng dạy học sau khi áp dụng phương pháp kiểm tra đó.
4.20 0.83 2
3.4
Xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp GV vi phạm
công tác chấm thi, hạn chế những tiêu cực xảy ra. 4.13 0.82 3
Đánh giá chung 4.20 0.76
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên 4.1
Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể việc vận dụng kiến
thức được bồi dưỡng vào công tác giảng dạy của GV. 4.25 0.89 2 4.2 Nâng cao nghiệp vụ sư phạm, chú trọng đến PPDH theo
hướng tích cực, ứng dụng CNTT và sử dụng các phương 4.47 0.70 1
tiện hiện đại vào trong quá trình giảng dạy.
4.3
Tạo điều kiện cho GV có cơ hội tham gia các lớp bồi
dưỡng chuyên môn ngắn hạn trong và ngoài nước 4.12 0.86 3
4.4
Tổ chức bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, nghiệp vụ nghề
nghiệp, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ GV 4.11 0.90 4
Đánh giá chung 4.24 0.84
Biện pháp 1“Cải tiến quản lý công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của giảng viên” được CBQL và GV đánh giá ở mức “Rất khả thi” với ĐTB chung là 4.23 (ĐLC = 0.76). Trong đó nội dung “Bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện tiên quyết và bắt buộc trong đánh giá bài giảng, kế hoạch giảng dạy của GV đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 4.38 (ĐLC = 0.76), nội dung được đánh giá cao thứ hai trong biện pháp này là “Cập nhật liên tục các kiến thức chuyên môn mới phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp vào nội dung bài giảng” với ĐTB = 4.24 (ĐLC = 0.82), xếp ở vị trí thứ 3 với ĐTB = 4.15 (ĐLC = 0.70) nội dung “Cần thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy cho từng bài giảng”, nội dung được đánh giá ở vị trí thứ 4 với ĐTB
= 4.13 (ĐLC = 0.75) là “GV khi tham gia xây dựng bài giảng cần tham khảo CTĐT của các trường đại học khác trong và ngoài nước để có sự cân đối giữa khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành”. Như vậy, các nội dung được tác giả đề xuất mang tính khả thi cao khi triển khai tổ chức tại nhà trường, trong đó việc bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện tiên quyết và bắt buộc trong công tác chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV được CBQL và GV đánh giá vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi cao nhất trong các nội dung ở biện pháp 1, nếu triển khai đồng bộ biện pháp này trong thực tế hoạt động của nhà trường sẽ đảm bảo được tính chặt chẽ, khoa học, tránh được những tiêu cực, hạn chế và khuyến khích GV sáng tạo, đổi mới trong công tác biên soạn bài giảng, kế họach giảng dạy của mình giúp cho nâng cao hiệu quả của hoạt động giảng dạy trong nhà trường.
Biện pháp 2 “Tăng cường quản lý công tác thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên” được CBQL và GV đánh ở mức “Rất khả thi” với ĐTB chung là 4.23 (ĐLC = 0.77). Trong đó nội dung “Quán triệt các quy định, quy chế và nhận thức cho CBQL, GV hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại giờ giảng của GV” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 4.33 (ĐLC = 0.67), nội dung được đánh giá khả thi cao thứ hai là “Tổ chức rút kinh nghiệm ngay sau dự giờ để GV kịp thời khắc phục những điểm tồn tại trong giờ giảng” với ĐTB = 4.27 (ĐLC = 0.80), nội dung “Thường xuyên theo dõi việc thực hiện hoạt động giảng dạy của GV có đúng, đủ thời lượng môn học, lịch trình, tiến độ dạy học, lịch nghỉ, lịch dạy bù của GV” được đánh giá cao thứ ba với ĐTB = 4.20 (ĐLC = 0.70), nội dung được đánh giá ít khả thi nhất trong các nội dung là “Xây dựng phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV cụ thể, rõ ràng, tránh đánh giá câu nệ, thiếu công bằng và mang tính chủ quan” với ĐTB = 4.10 (ĐLC = 0.90). Như vậy, việc khi triển khai tổ chức tại nhà trường các biện pháp trên mang tính khả thi cao, giúp GV hiểu đúng vai trò và tầm quan trọng trong việc đánh giá xếp loại giảng viên thông qua hoạt động dự giờ, đồng thời cũng là cầu nối giúp CBQL nhà trường, khoa có thể trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với GV về những điều khó khăn, hạn chế của mình trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy, từ đó đưa ra cách giải quyết tốt nhất và tạo điều kiện cho GV kịp thời điều chỉnh những tồn tại sau giờ giảng và phổ biến, phát huy được những ưu điểm đã đạt được.
Biện pháp 3“Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của giảng viên về KQHT của sinh viên” được CBQL và GV đánh giá ở khá cao “Rất khả thi” với ĐTB chung là 4.20 (ĐLC = 0.76). Trong đó, nội dung “Xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV một cách chặt chẽ và bao quát” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 4.34 (ĐLC = 0.62), nội dung được đánh giá có tính khả thi cao thứ 2 với ĐTB = 4.20 (ĐLC = 0.83) là “Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các phương pháp đánh giá SV mà GV sử dụng, chất lượng dạy học sau khi áp dụng phương pháp kiểm tra đó”, nội dung được đánh giá cao thứ 3 là “Xử lý nghiêm khắc, triệt để các trường hợp GV vi phạm công tác chấm thi, hạn chế những tiêu cực xảy ra” với
ĐTB = 4.13 (ĐLC = 0.82), nội dung “Sử dụng kết hợp, linh hoạt các phương pháp đánh giá truyền thống và phương pháp đánh giá thực tiễn căn cứ vào mục tiêu của môn học” được đánh giá thấp nhất với ĐTB = 4.11 (ĐLC = 0.78). Đây là biện pháp được CBQL và GV đánh giá cao từ tính cấp đến tính khả thi, việc đánh giá kết quả học tập của SV còn giúp nhà trường phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắt từ đó xác định nguyên nhân để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, việc khi nhà trường triển khai áp dụng nội dung này vào công tác quản lý nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của GV về KQHT của SV sẽ đạt hiệu quả cao, đặt biệt là việc xây dựng quy trình đánh giá điểm quá trình của SV một cách chặt chẽ và bao quát giúp GV chấp hành và tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá quy trình, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, đánh giá đúng được năng lực của SV, việc thực hiện công tác chấm thi đúng theo quy định của nhà trường không chỉ đánh giá đúng khả năng tiếp thu kiến thức của SV mà còn đánh giá được năng lực, trình độ giảng dạy của GV để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.
Biện pháp 4 “Tăng cường hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên” được CBQL và GV đánh giá cao ở mức 5 “Rất khả thi” với ĐTB chung là 4.24 (ĐLC = 0.84). Trong đó, nội dung “Nâng cao nghiệp vụ sư phạm, chú trọng đến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện hiện đại vào trong quá trình giảng dạy” được đánh giá cao nhất với ĐTB là 4.47 (ĐLC = 0.70), với ĐTB = 4.25 (ĐLC = 0.89) nội dung “Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể việc vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào công tác giảng dạy của GV” được đánh giá tính khả thi cao thứ hai, nội dung được đánh giá cao thứ ba là “Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn trong và ngoài nước” với ĐTB = 4.12 (ĐLC = 0.86), nội dung được đánh giá thấp nhất là “Tổ chức bồi dưỡng, phát triển kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ GV” với ĐTB = 4.11 (ĐLC = 0.90). Như vậy từ kết quả đánh giá trên có thể thấy được rằng, CBQL và GV rất coi trọng việc nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong quá trình giảng dạy để phát huy vai trò, tinh thần chủ động
của sinh viên trong quá trình học tập với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực của GV, ngoài ra kết hợp với việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước cho GV cùng với việc ban hành các tiêu chí đánh giá cụ thể việc vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào công tác giảng dạy của GV sẽ làm tăng tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất, từ đó giúp nâng cao năng lực của đội ngũ GV góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo trong nhà trường.