Cấu trúc ẩn dụ ý niệm

Một phần của tài liệu Thành ngữ tiếng anh và thành ngữ tiếng việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Trang 52 - 65)

CHƯƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM VÀ HOÁN DỤ Ý NIỆM

2.1 Cấu trúc ẩn dụ ý niệm

Từ thời cổ đại cho đến gần đây, ẩn dụ được xem là một biện pháp tu từ và chỉ được nghiên cứu trong lĩnh vực phong cách học hay tu từ học. Thời Hi Lạp cổ đại, ẩn dụ được định nghĩa bằng công thức “A là B” như trong ví dụ kinh điển “Achilles là một con sư tử”. Theo cách hiểu này, ẩn dụ hình thành dựa trên sự so sánh ngầm.

Đây là điểm chính để phân biệt ẩn dụ với so sánh. Trong phép so sánh, đối tượng so sánh được thể hiện trực tiếp như “Achilles dũng mãnh như con sư tử”. Khác với quan điểm truyền thống coi ẩn dụ là vấn đề thuần túy của ngôn ngữ văn chương, các nhà ngôn ngữ học tri nhận, tiêu biểu là Lakoff và Johnson (1980) [134], cho rằng ẩn dụ là một hoạt động thường xuyên của tư duy và ẩn dụ xuất hiện rất nhiều trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn, Lakoff và Johnson(1999) [140] diễn tả mối quan hệ giữa hai người yêu nhau như sau: “Mối quan hệ giữa chúng tôi đã đi vào ngõ cụt” (Our relationship has hit a dead-end street). Trong trường hợp này, tình yêu được ý niệm hóa thành một hành trình. Ý hàm ẩn của câu trên là mối quan hệ giữa hai người đã đến ngõ cụt. Hai người cần phải quay trở lại hoặc chấm dứt mối quan hệ. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Trong tiếng Anh, chúng ta còn bắt gặp nhiều cách diễn đạt khác cho thấy tình yêu được ý niệm hóa thành một hành trình thể hiện qua các ví dụ sau của Lakoff và Johnson (1980) [134]:

- Look how far we have come. (Xem này, chúng ta đã tiến khá xa)

- It‟s been a long, bumpy road. (Chặng đường vừa qua quả là dài và chông gai)

- We can‟t turn back now. (Chúng ta không thể quay đầu vào lúc này) - We are at a crossroads. (Chúng ta đang ở ngã tư đường)

- We may have to go our separate ways. (Chúng ta có thể phải đường ai nấy đi)

- The relationship isn‟t going anywhere. (Mối quan hệ này chẳng đi đến đâu cả)

- We are spinning on our wheels. (Chúng ta đang dậm chân tại chỗ)

- Our relationship is off the track. (Mối quan hệ của chúng ta đã sai hướng) - The marriage is on the rocks. (Cuộc hôn nhân của họ đang gặp khó khăn) - We may have to bail out of this relationship. (Chúng ta có thể phải chia tay) Tất cả các cách diễn đạt trên đều khá phổ biến trong ngôn ngữ nói của tiếng Anh.

Đây không phải là những câu trích dẫn từ các tác phẩm văn chương hay những câu nói bóng bẩy. Những cách diễn đạt kiểu như “xem này, chúng ta đã đi khá xa rồi”

có thể hiểu là những diễn đạt về tình yêu. Với vai trò là một nhà ngôn ngữ học và một nhà tri nhận luận, Lakoff và Turner (1989) [136] đã tự đặt cho mình hai câu hỏi như sau:

- Liệu có một nguyên tắc nào đó chi phối việc sử dụng những kiểu diễn đạt về hành trình ở trên để nói về tình yêu hay không?

- Liệu có nguyên tắc nào đó chi phối cách thức sử dụng các kiểu lập luận của chúng ta về hành trình để lập luận về tình yêu hay không?

Câu trả lời cho cả hai câu hỏi mà Lakoff và Turner đặt ra là có nhưng nguyên tắc này không nằm trong hệ thống ngữ pháp tiếng Anh và cũng không nằm trong hệ thống từ vựng. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã chỉ ra rằng nguyên tắc ấy chính là hệ thống ý niệm nằm sâu bên dưới hệ thống ngôn ngữ. Chính nguyên tắc này đã giúp chúng ta hiểu được miền ý niệm tình yêu từ miền ý niệm hành trình. Để diễn đạt cụ thể hơn, nguyên tắc này được Lakoff (1993) [138] diễn giải lại như sau: “Đôi tình nhân là những người cùng nhau thực hiện một hành trình. Mục tiêu trong cuộc

sống của hai người được xem là đích đến của hành trình. Mối quan hệ giữa hai người chính là phương tiện. Nó giúp cho cả hai có thể cùng nhau theo đuổi mục tiêu chung. Hành trình này cũng không dễ dàng. Trong suốt hành trình sẽ có những trở ngại và cũng sẽ có những chỗ hai người phải quyết định xem là sẽ đi tiếp theo hướng nào. Thậm chí họ còn phải quyết định cả việc có tiếp tục chuyến đi hay không.”

Ẩn dụ trên đòi hỏi chúng ta phải hiểu miền ý niệm tình yêu theo một miền ý niệm hoàn toàn khác là miền ý niệm hành trình. Nói một cách cụ thể theo cách giải thích của Lakoff và Johnson (1980) [134] thì ẩn dụ trên được hiểu là một chiếu xạ từ miền ý niệm nguồn sang miền ý niệm đích. Miền ý niệm nguồn trong trường hợp này là hành trình và miền ý niệm đích là tình yêu. Quá trình chiếu xạ được cấu trúc một cách chặt chẽ. Điều này có nghĩa là các thành tố trong miền ý niệm tình yêu như đôi tình nhân, mục tiêu chung của họ, những khó khăn họ gặp phải v.v.. sẽ có mối liên hệ với các thành tố tương ứng trong hành trình như: những người du hành, đích đến của hành trình, những trở ngại dọc đường v.v..

Để tiện cho việc xác định và ghi nhớ các chiếu xạ trong hệ thống ý niệm, Lakoff và Johnson (1980) [134] đã đề xuất hai cách gọi các chiếu xạ một cách ngắn gọn như sau:

- TARGET-DOMAIN IS SOURCE-DOMAIN (Miền ý niệm đích là miền ý niệm nguồn)

- TARGET-DOMAIN AS SOURCE-DOMAIN (Miền ý niệm đích hiểu theo miền ý niệm nguồn)

Trong trường hợp ví dụ đang xét ở trên, tên của chiếu xạ được gọi như sau: “Tình yêu là một hành trình”. Khi nói “Tình yêu là một hành trình”, chúng ta hiểu đó là cách nói để chỉ các mối liên hệ giữa những thành tố tương ứng giữa hai miền ý niệm trong một chiếu xạ. Trong trường hợp ví dụ đang xét, một số mối quan hệ tương ứng có thể diễn giải như sau:

- Đôi tình nhân ứng với người du hành.

- Quan hệ tình cảm ứng với phương tiện di chuyển.

- Mục tiêu chung của hai người ứng với các mục tiêu chung trong cuộc sống của cả hai.

- Những trắc trở trong quan hệ giữa hai người ứng với các chướng ngại trong hành trình.

Khi đưa ra các phân tích ẩn dụ ý niệm theo kiểu xác định chiếu xạ giữa hai miền ý niệm như trên, Lakoff (1993) [138] cũng lưu ý rằng chúng ta không được nhầm lẫn tên của chiếu xạ “Tình yêu là một hành trình” với chiếu xạ. Chiếu xạ ở đây được hiểu là tập hợp các mối quan hệ tương ứng giữa hai miền ý niệm. Vì vậy, khi ta nói

“Tình yêu là một hành trình” thì ta đang nói về tập hợp các mối quan hệ tương ứng giữa hai miền ý niệm. Ngoài nhầm lẫn giữa tên chiếu xạ và chiếu xạ, một nhầm lẫn khác cũng dễ xảy ra: Tên chiếu xạ thường được đặt dưới dạng mệnh đề nhưng bản thân các chiếu xạ không phải là mệnh đề.

Nếu không phân biệt rõ ràng tên chiếu xạ với chiếu xạ, chúng ta có thể lầm tưởng rằng ẩn dụ có tính mệnh đề. Điều này hoàn toàn không đúng. Ẩn dụ ở đây cần phải hiểu là tập hợp các mối quan hệ tương ứng giữa hai miền ý niệm.

Như vậy chiếu xạ “Tình yêu là một hành trình” là một tập hợp các mối quan hệ được thiết lập bằng cách liên hệ hiểu biết của chúng ta về chuyến hành trình với hiểu biết của chúng ta về tình yêu. Những mối liên hệ như vậy cho phép chúng ta lập luận về tình yêu theo cách chúng ta lập luận về chuyến đi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng xét một ví dụ khác: Khi chàng trai nói với cô gái về quan hệ của hai người rằng: “Chúng mình gặp trở ngại rồi” thì làm thế nào cô gái hiểu được là chàng trai đang nói về quan hệ giữa hai người? Rõ ràng chúng ta nói “gặp trở ngại” khi thực hiện một hành trình và bản thân cách nói này cũng gợi cho người nghe hình ảnh về một chuyến đi. Cách hiểu và hình ảnh về chuyến đi này tùy mỗi

người có thể khác nhau một chút nhưng nhìn chung cách chúng ta hiểu về chuyến đi có thể diễn đạt theo Lakoff và Johnson (1980) [134]: “Hai người đang ở trong một chiếc xe, cùng nhau di chuyển tới một đích đến chung. Chiếc xe gặp phải chướng ngại vật và không thể di chuyển được nữa. Nếu hai người không làm gì cả thì họ sẽ không thể đến được đích của mình”. Như vậy cả hai có một số lựa chọn như sau:

- Hai người sẽ cố gắng sửa chữa chiếc xe hay gỡ bỏ chướng ngại vật để đi tiếp.

- Hai người cứ ngồi trong chiếc xe bị hỏng và từ bỏ ý định đến được đích chung.

- Hai người cùng bỏ lại chiếc xe.

Các mối liên hệ tạo thành ẩn dụ “tình yêu là một hành trình” trong trường hợp này đã liên hệ, hay chiếu xạ từ miền ý niệm hành trình sang miền ý niệm tình yêu. Khi tạo lập các mối liên hệ ấy thì cách hiểu về chuyến đi cũng sẽ được chiếu xạ sang cách hiểu về tình yêu. Từ cách hiểu về chuyến đi được phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu về tình yêu tương ứng như sau:

Hai người đang ở trong thời kì yêu nhau, cùng nhau theo đuổi mục đích sống chung.

Mối quan hệ giữa hai người gặp khó khăn và không tiếp tục được nữa. Nếu hai người không làm gì cả thì họ sẽ không thể đạt được mục đích sống. Như vậy cả hai có một số lựa chọn:

- Hai người sẽ cố gắng thiết lập lại quan hệ hay gỡ bỏ khó khăn để tiếp tục mối quan hệ.

- Hai người cứ mặc kệ mối quan hệ đang xấu đi và từ bỏ ý định theo đuổi mục đích sống chung.

- Hai người cùng từ bỏ tình yêu.

Qua ví dụ vừa phân tích ở trên chúng ta thấy rằng có những mối liên hệ rất cụ thể được thiết lập giữa miền ý niệm tình yêu và miền ý niệm hành trình. Chính nhờ các

mối liên hệ ấy mà chúng ta áp dụng được tri thức về hành trình cho tri thức về tình yêu. Ẩn dụ “Tình yêu là một hành trình” được tạo thành từ các mối liên hệ này chứ không phải từ các đơn vị từ vựng. Lakoff đã khẳng định rằng ẩn dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là của lập luận và tư duy. Ngôn ngữ chỉ là cái phụ. Chiếu xạ mới là cái chính bởi vì chiếu xạ qui định ngôn ngữ sử dụng trong miền ý niệm nguồn và qui định cả cách thức suy luận các ý niệm ở miền ý niệm đích. Quan điểm này của Lakoff hoàn toàn khác với các quan điểm truyền thống vốn cho rằng ẩn dụ chỉ là những biểu thức ngôn ngữ đơn thuần. Lakoff lập luận rằng nếu xem ẩn dụ chỉ là những biểu thức ngôn ngữ đơn thuần thì đối với các biểu thức ngôn ngữ khác nhau chúng ta sẽ có những ẩn dụ khác nhau. Như vậy khi nói “Mối quan hệ của chúng tôi đã đi vào ngõ cụt” chúng ta có một ẩn dụ. Khi nói “Tôi và cô ấy đang ở ngã tư đường” chúng ta có một ẩn dụ khác. Khi nói “Quan hệ của hai người liên tục gặp sóng gió” chúng ta lại có một ẩn dụ nữa hoàn toàn khác với hai cái kia. Cứ như thế chúng ta sẽ kể ra được hàng chục ví dụ nhưng điều rõ ràng là ở đây chúng ta không tìm thấy hàng chục ẩn dụ. Trong tất cả các ví dụ vừa nêu chỉ có một ẩn dụ duy nhất: “Tình yêu là một hành trình”. Trong đó tình yêu được ý niệm hóa thành một chuyến đi. Ẩn dụ hay nói chính xác hơn là chiếu xạ “Tình yêu là một hành trình” giúp chúng ta hiểu tình yêu được ý niệm hóa thành một chuyến đi như thế nào. Cách ý niệm hóa này được thể hiện qua nhiều biểu thức ngôn ngữ khác nhau.

Chính vì lí do đó mà chúng ta có nhiều biểu thức ngôn ngữ khác nhau cùng biểu đạt một ẩn dụ.

Lakoff và Johnson (1980) [134] chia ẩn dụ ý niệm thành ba loại: ẩn dụ ý niệm cấu trúc (structural), ẩn dụ ý niệm định hướng (orientational) và ẩn dụ ý niệm bản thể (ontological).

2.1.1 Ẩn dụ ý niệm cấu trúc

Nhóm ẩn dụ ý niệm cấu trúc được Lakoff và Johnson (1980) [134] xem là là nhóm có số lượng nhiều nhất. Ở loại ẩn dụ ý niệm này, những trải nghiệm phức tạp và trừu tượng được ý niệm hóa dựa trên những trải nghiệm đơn giản và cụ thể. Một ví

dụ thường được dùng để minh họa cho loại này là ẩn dụ ý niệm “tranh luận là chiến tranh” (argument is war) được thể hiện qua một loạt cách diễn đạt sau trong tiếng Anh:

Your claims are indefensible. (Những nhận định của anh không bảo vệ được) He attacked every weak point in my argument. (Ông ta tấn công mọi điểm yếu trong lập luận của tôi)

His criticisms were right on the target. (Các chỉ trích của anh ta nhằm đúng ngay mục tiêu)

I demolished his argument. (Tôi đập tan lập luận của anh ta)

I‟ve never won an argument with him. (Tôi chưa bao giờ thắng một cuộc tranh luận nào với anh ta cả)

You disagree? OK, shoot! (Ông không đồng ý hả? OK, phản pháo đi)

If you use that strategy, he‟ll wipe you out. (Ông mà sử dụng chiến thuật đó thì nó sẽ đè bẹp ông ngay)

He shot down all of my arguments. (Ông ta tiêu diệt mọi lập luận của tôi) (Lakoff & Johnson 1980:4) [134]

Các ví dụ trên cho thấy rằng nhiều hành động mà chúng ta thực hiện khi tranh luận được cấu trúc từ ý niệm chiến tranh. Chúng ta có thể thắng hay thua trong một cuộc tranh luận. Trong tranh luận, chúng ta xem người mà ta tranh cãi là đối phương.

Chính vì vậy mà ta “tấn công” luận điểm của đối phương và “bảo vệ” ý kiến của mình. Chúng ta có thể thắng thế hay thất thế và cũng sử dụng các chiến thuật để giành thắng lợi. Khi thấy tình hình bất lợi, khó bảo vệ quan điểm của mình thì ta thường “rút lui” và “mở đường tấn công” mới. Trong trường hợp này dù không có

một cuộc chiến gây thương vong nhưng rõ ràng chúng ta có cuộc khẩu chiến thông qua những từ ngữ về chiến tranh mà ta dùng.

Qua các ví dụ trên, Lakoff và Johnson [134] giải thích một miền ý niệm trừu tượng là “tranh luận” thông qua một miền ý niệm cụ thể là “chiến tranh” và những thuật ngữ thường dùng trong miền ý niệm chiến tranh. Đây chính là đặc điểm cơ bản của ẩn dụ ý niệm cấu trúc. Trong nhóm ẩn dụ ý niệm này, hiện tượng “làm nổi”

(highlighting) và “che dấu” (hiding) trong miền ý niệm là một đặc điểm quan trọng.

Chẳng hạn trong một cuộc khẩu chiến ác liệt, khi mà người ta chỉ tìm cách hạ quan điểm của đối phương và bảo vệ quan điểm của mình, người ta có thể không nhìn ra khía cạnh “hợp tác” trong cuộc khẩu chiến. Khi ai đó tranh luận thì có nghĩa là họ dành thời gian cho chúng ta và cố gắng tìm hiểu xem chúng ta nghĩ gì, tại sao chúng ta lại có quan điểm như vậy, để hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, khi quá chú tâm vào việc tranh luận, chúng ta thường quên mất khía cạnh hợp tác này. Nói cách khác, khía cạnh tranh luận được “làm nổi” còn khía cạnh hợp tác bị “che dấu”.

2.1.2 Ẩn dụ ý niệm định hướng

Nếu trong ẩn dụ ý niệm cấu trúc, ý niệm này được ý niệm hóa theo cấu trúc của ý niệm khác thì ở ẩn dụ ý niệm định hướng, cả một hệ thống các ý niệm được tổ chức trong mối liên quan và tác động qua lại với nhau. Lakoff và Johnson (1980) [134]

gọi nhóm này là ẩn dụ định hướng vì chúng có liên quan đến sự định hướng trong không gian của con người như: trên-dưới, trong-ngoài, trước-sau, nông-sâu, trung tâm-ngoại vi v.v... Nguồn gốc của nhóm ẩn dụ này chính là cảm nhận của con người về không gian sống xung quanh như nhà nghiên cứu Trần Văn Cơ (2007) [7] nhận xét:

“Chúng ta là những thực thể vật lí bị hạn chế trong một không gian nhất định và tách biệt khỏi thế giới còn lại bởi bề mặt da của chúng ta; chúng ta tri giác thế giới còn lại như thế giới ở ngoài chúng ta. Mỗi người chúng ta là cái chứa đựng bị hạn chế bởi bề mặt của thân thể; cái chứa đựng này có khả năng định hướng kiểu

“trong-ngoài”. Khả năng định hướng này chúng ta tưởng tượng chuyển sang những đối tượng vật lí khác bị hạn chế bởi các bề mặt. Đồng thời chúng ta cũng khảo sát chúng như những vật chứa có không gian bên trong và tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.”

Một ví dụ thường được trích dẫn để minh họa nhóm ẩn dụ ý niệm định hướng là

“HAPPY IS UP, SAD IS DOWN” (hạnh phúc hướng lên, buồn bực hướng xuống) (Lakoff & Johnson 1980) [134] như trong các ví dụ sau:

I‟m feeling up. (Tôi đang thấy vui lên)

That boosted my spirits. (Điều ấy làm tôi hăng hái lên) My spirits rose. (Tôi thấy hăng hái lên)

You „re in high spirits. (Tinh thần các bạn đang cao)

Thinking about her always gives me a lift. (Mỗi lần nghĩ về cô ấy tôi lại lên tinh thần)

I‟m feeling down. (Tôi đang xuống tinh thần)

He‟s really low these days. (Dạo này tinh thần của nó xuống thấy rõ) My spirits sank. (Lòng tôi chùng xuống)

Ẩn dụ ý niệm “Hạnh phúc hướng lên; buồn bực hướng xuống” có nguồn gốc từ các tư thế cơ thể con người trong khi hạnh phúc hay buồn bực. Bình thường, khi chán nản hay buồn phiền người ta thường rũ người xuống còn khi vui vẻ người ta ngước đầu và vươn người thẳng lên. Như vậy chúng ta thấy rằng nhóm ẩn dụ ý niệm định hướng không phải là võ đoán mà có cơ sở là kinh nghiệm và văn hóa. Cũng theo Lakoff và Johnson (1980) [134], các miền ý niệm “trên-dưới”, “trong-ngoài”... tuy là các miền ý niệm không gian trong thế giới vật chất nhưng các ẩn dụ định hướng dựa trên những miền ý niệm này ở các nền văn hóa có thể khác nhau. Chẳng hạn

Một phần của tài liệu Thành ngữ tiếng anh và thành ngữ tiếng việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)