Ẩn dụ ý niệm và việc giảng dạy đọc hiểu

Một phần của tài liệu Thành ngữ tiếng anh và thành ngữ tiếng việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Trang 179 - 183)

CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ DƯỚI GÓC ĐỘ TRI NHẬN VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG

5.3 Ẩn dụ ý niệm và việc giảng dạy đọc hiểu

Đối với học viên ngoại ngữ, đọc hiểu là kĩ năng vô cùng quan trọng. Việc đọc hiểu không chỉ đơn thuần cung cấp ngữ liệu đầu vào để phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho học viên mà còn là hoạt động phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng nhận xét và đánh giá. Chính vì thế mà các nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của việc đọc hiểu đã được tiến hành trên nhiều lĩnh vực như tâm lí học, ngôn ngữ học ứng dụng, giáo dục học, phương pháp giảng dạy tiếng v.v... Khó khăn lớn nhất mà học viên học ngoại ngữ gặp phải khi đọc hiểu vẫn là vấn đề nghĩa hàm ẩn trong cách diễn đạt của người bản ngữ. Để hiểu được thông điệp thực sự của tác giả, học viên không thể chỉ dựa trên những giải thích có trong từ điển mà phải hiểu được tại sao người viết lại dùng những từ hay ngữ như vậy để diễn đạt. Về vấn đề này thì trong nhiều trường hợp lí thuyết về ẩn dụ ý niệm là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả. Trong thời

buổi toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu đọc và tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và kinh tế-chính trị là rất lớn. Nhiều công trình nghiên cứu (Henderson, 1986 [117]; McCloskey,1983 [154]; Mason, 1990 [152]; Boers, 2000 [91]) đã cho thấy rằng ngôn ngữ trong các lĩnh vực trên mang tính ẩn dụ cao.

Bằng chứng là có nhiều ẩn dụ ý niệm được dùng để miêu tả nền kinh tế như:

Xu hướng thị trường chứng khoán là thú vật: bear market (thị trường gấu), bull market (thị trường bò) ...

Lạm phát là con ngựa: galloping inflation (lạm phát phi mã), trotting inflation (lạm phát đi nước kiệu), to rein inflation (kìm cương lạm phát) ..

Thương trường là chiến trường: advertising campaign (chiến dịch quảng cáo), corporate raiders (những kẻ chuyên thâu tóm các tập đoàn), market competition (cạnh tranh thị trường) ...

Việc làm ăn giống như chơi thể thao: an outsider (đội yếu), a stalemate (tình thế giằng co như trong cờ vua), key players (những con cờ chủ chốt), cheating (lừa đảo) ...

Tiền bạc là dòng nước: cash flow (dòng tiền), capital flow (dòng vốn), influx and outflux of money (dòng tiền ra vào), frozen assets (tài sản đóng băng), pour money (rót tiền) ...

Việc ý niệm hóa các quá trình kinh tế – xã hội thành những cỗ máy khiến người đọc có cảm tưởng là các quá trình này có thể dự đoán và điều khiển được chứ không khó đoán định như hành vi của con người. Khi có nhu cầu cắt giảm lao động và thu nhỏ qui mô sản xuất, chủ các doanh nghiệp thường ý niệm hóa các hoạt động kinh tế – xã hội theo miền ý niệm sức khỏe. Chẳng hạn trong giai đoạn nửa đầu năm 2008 khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam sụt giảm thê thảm, chúng ta hay gặp các tựa bài báo như “Bắt bệnh thị trường chứng khoán”, “Liều thuốc nào cho thị trường”, “Chỉ thị 03 là liều thuốc mạnh cho bệnh cảm xoàng”, “Chính phủ quyết tâm vực dậy thị trường”, “Chú bé (cổ phiếu) BF1 bao giờ mới lớn” v.v... Các cách diễn đạt này đều có trong tiếng Anh do nó cùng xuất phát từ một cách ý niệm hóa.

Tương tự như vậy, khi nói về các chính sách bảo hộ thương mại của chính phủ hay doanh nghiệp người ta hay ý niệm hóa việc này theo miền ý niệm chiến tranh.

Boers (2000) [91] ghi nhận các chủ đề hoán dụ ý niệm hay gặp trong các bài đọc về kinh tế-xã hội ở tiếng Anh là MECHANISMS (cơ chế), MACHINES (máy móc), ANIMALS (động vật), PLANTS (cây cỏ), GARDENING (vườn tược), HEALTH (sức khỏe), FIGHTING WARFARE (chiến tranh), SHIPS (tàu thuyền), SAILING (đi biển) và SPORTS (thể thao). Việc xuất hiện thường xuyên các ẩn dụ ý niệm trong những bài khóa như vậy rõ ràng là rào cản khá lớn cho các học viên học ngoại ngữ. Như vậy, nếu người học được trang bị kiến thức và hiểu đầy đủ về các ẩn dụ ý niệm này thì kết quả đọc hiểu sẽ tăng lên. Chúng ta hãy cùng xem xét một bài đọc hiểu sau đây được trích từ giáo trình “New Bussiness Matters” (Powell, Martinez &

Jillett 2003) [163] dành cho học viên ở trình độ cao trung (upper-intermediate):

Coke versus Pepsi; Nike versus Reebok; Nintendo versus Sega - the battle is on amongst the world’s top brands.

Aggressive comparative advertising has now reached fever pitch; extra millions are pouring into R & D, and the market leaders are under constant pressure to slash their prices in a cut-throat struggle for market domination. When Philip Morris knocked 40c off a packet of Marlboro, $ 47-and-a-half billion was instantly wiped off the market. Value of America‟s top twenty cigarette manufacturers lesser brands went to the wall. And that‟s just one example of how fair competition within a free market has rapidly escalated into all-out brand war..

Côca với Pepsi; Nike với Reebok; Nitendo với Sega – cuộc chiến giữa các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Các chiến dịch quảng cáo cấp tập đã lên đến đỉnh điểm; thêm hàng triệu đô la đổ vào nghiên cứu và triển khai. Các nhà sản xuất chính thường xuyên bị áp lực phải cắt giảm giá cả trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường khốc liệt. Khi Philip Morris giảm 40 cent mỗi gói Marlboro, 47,5 tỉ đô la biến khỏi thị trường. Giá trị của hai mươi công ty thuốc lá hàng đầu nước Mĩ bị dồn đến chân tường. Và đó chỉ

là một ví dụ về việc cạnh tranh bình đẳng leo thang thành một cuộc chiến thương hiệu một mất một còn.

Rõ ràng là trong bài đọc ngắn ngủi này có quá nhiều từ ngữ diễn đạt theo cách ẩn dụ ý niệm. Nếu giáo viên chỉ đơn thuần giảng dạy nghĩa của từ vựng thì khả năng học viên hiểu được bài đọc này rất khó. Hơn nữa để giải thích cho học viên hiểu nghĩa hàm ẩn của từng cụm từ không phải là chuyện dễ dàng và cũng sẽ mất nhiều thời gian. Để dạy tốt những bài đọc hiểu như thế này, giáo viên nên giải thích cho học viên hiểu về vấn đề ẩn dụ ý niệm và đưa ra một số ví dụ đơn giản như “Tình yêu cũng như một hành trình”, “Cuộc đời cũng như một hành trình”, “Tranh luận cũng như chiến tranh” v.v... Công việc này có thể mất thời gian một hai buổi ban đầu nhưng sẽ rất có ích cho toàn bộ khóa học. Đối với bài đọc trên, giáo viên có thể yêu cầu học viên gạch dưới hay chỉ ra những ẩn dụ ý niệm mà các em nhận biết được.

Rất có thể học viên không chỉ ra được hết các ẩn dụ ý niệm nhưng ít nhất học viên cũng sẽ nêu được một số. Trong bài đọc trên chúng ta thấy có rất nhiều ẩn dụ ý niệm được dùng như: “Coke versus Pepsi”, “Nike versus Reebok”, “Nintendo versus Sega”, “the battle is on”, “The world‟s top brands”, “aggressive advertising”,

“has now reached fever pitch”, “millions are pouring into R & D”, “the market leaders”, “are under constant pressure”, “to slash their prices”, “in a cut-throat struggle”, “market domination”, “knocked off ”, “was instantly wiped off “,

“America”s top twenty cigarette manufacturers”, “lesser brands”, “went to the wall”, “fair competition”, “free market”, “has rapidly escalated”, “all-out brand”.

Bước tiếp theo, giáo viên yêu cầu học viên xác định ẩn dụ ý niệm hoặc có thể gợi ý cho học viên rồi yêu cầu học viên phân loại các tổ hợp ẩn dụ. Đối với bài đọc trên, chúng ta có hai ẩn dụ ý niệm như sau:

Business is water: “millions are pouring into R & D” and “was instantly wiped off “

Bussiness is war: các tổ hợp còn lại

Chúng ta có thể thấy rằng nếu bài đọc được dạy như thế này thì học viên sẽ hiểu rõ hơn nghĩa hàm ẩn của các các từ hay ngữ khó trong bài đọc rất nhiều. Như vậy, việc sử dụng ẩn dụ ý niệm như một công cụ giúp học viên khám phá nghĩa ẩn dụ trong bài đọc sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cả giáo viên lẫn học viên trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu Thành ngữ tiếng anh và thành ngữ tiếng việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Trang 179 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)