CHƯƠNG 4: HOÁN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
4.5 Các loại hoán dụ ý niệm khác
4.5.4 Tay biểu trưng cho hoạt động của con người
Hoán dụ ý niệm này chính là yếu tố tạo nghĩa cho thành ngữ “to give a helping hand” (giúp đỡ ai đó). Chúng ta biết rằng tay chính là bộ phận được sử dụng chủ yếu khi con người tham gia vào các hoạt động khác nhau. Để suy được nghĩa của thành ngữ này là “giúp đỡ ai đó”, chúng ta cần kết hợp tri thức qui ước với hoán dụ ý niệm “tay biểu trưng cho hoạt động của con người”.
Hoán dụ ý niệm này cũng chính là yếu tố tạo nghĩa cho thành ngữ “to sit on one‟s hands”. Tiếng Việt tuy không dùng hình ảnh “ngồi lên tay mình” nhưng lại có thành ngữ “khoanh tay ngồi nhìn” với ý nghĩa tương tự. Chúng ta có thể suy luận một cách không mấy khó khăn rằng đôi tay là bộ phận được sử dụng để tham gia vào các hoạt động. Chính vì thế, khi đôi tay không được sử dụng thì chủ thể cũng không tham gia vào việc gì cả. Do đó, thành ngữ này có nghĩa hàm ẩn là “bất động, không làm gì cả”.
Trái với thành ngữ trên, thành ngữ “with one hand/both hands tied behind one‟s back” lại có nghĩa là làm một việc gì đó dễ dàng. Ta còn có thể tìm được những ví dụ khác cho thấy hoán dụ ý niệm có vai trò tạo nghĩa cho thành ngữ như “to put one‟s hands in one‟s pockets” (cố ý làm gì đó), “to do something with one hand tied behind one‟s back” (làm việc gì đó một cách dễ dàng, không tốn công sức”. Cuối cùng, chúng tôi xin nêu thêm ví dụ về trường hợp của thành ngữ “to have a nice hand”. Trong trường hợp này, hai hoán dụ ý niệm cùng tham gia vào quá trình tạo
nghĩa là “đôi tay biểu trưng cho hoạt động” và “đôi tay biểu trưng cho kĩ năng, kĩ xảo”.
Để thực hiện một hoạt động nào đó thành công, chúng ta cần có những kĩ năng nhất định. Trong trường hợp này, tri thức qui ước lại cho chúng ta biết rằng để giỏi một việc gì đó đòi hỏi phải có những thao tác chính xác và nhớ các bước trong quá trình thực hiện. Hoán dụ ý niệm trên cùng với tri thức qui ước vừa phân tích còn là yếu tố chủ yếu tạo nghĩa cho thành ngữ “to have something at one‟s fingertips” hay “to have a hand in something”.
Có thể nói mọi hoạt động của con người đều gắn liền với đôi tay. Vì lí do đó mà trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, thành ngữ có chứa yếu tố tay có liên quan đến hoán dụ ý niệm “đôi tay biểu trưng cho hoạt động của con người” cũng xuất hiện rất nhiều (18 đơn vị, chiếm tỉ lệ 19,78%), mô tả nhiều dạng hoạt động như:
cổ cày vai bừa nhắm mắt xuôi tay vai gánh tay cuốc buộc chỉ cổ tay chắp tay rũ áo tay sốt đỡ tay nguội vắt tay lên trán vung tay quá trán
cờ đến tay ai người ấy phất khi vui thì vỗ tay vào khoanh tay bó gối khoa chân múa tay múa tay trong bị ném đá giấu tay tay chèo tay lái tay hòm chìa khóa
Tóm lại, ở chương 4 chúng tôi đã tập trung phân tích những nhóm hoán dụ ý niệm quan trọng trong thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Qua phân tích, chúng ta thấy rằng cũng như ẩn dụ ý niệm trình bày ở chương 3, hoán dụ ý niệm tham gia tích cực vào quá trình tạo nghĩa của thành ngữ. Khi đã xác định được hoán dụ ý niệm và hiểu được tri thức qui ước thì việc suy nghĩa của thành ngữ là có thể thực hiện được. Phần phân tích cũng cho thấy khá nhiều điểm tương đồng trong
cách tri nhận về vị trí, vai trò và chức năng của bộ phận cơ thể ở người Anh và người Việt. Điểm khác biệt thú vị là thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Việt thường hay dùng các cặp biểu trưng trong khi thành ngữ tương ứng ở tiếng Anh ít có trường hợp này. Quá trình phân tích cũng cho thấy những điểm dị biệt văn hóa khác giữa người Anh và người Việt.