Các loại ẩn dụ ý niệm khác

Một phần của tài liệu Thành ngữ tiếng anh và thành ngữ tiếng việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Trang 111 - 120)

CHƯƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

3.4 Các loại ẩn dụ ý niệm khác

3.4.1 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố đầu

Trong thành ngữ “to bury one‟s head in the hands” (vùi đầu xuống hai tay), chúng ta có thể tìm thấy nghĩa ẩn dụ ý niệm “giấu cái đầu của mình là thể hiện sự bất lực”.

Chúng ta biết rằng nếu ai đó ở trong tình huống khó khăn mà không tìm được giải pháp dù đã thử hết mọi phương cách người ấy sẽ trở nên chán nản. Tư thế thông thường mà mọi người đều có thể hình dung ra là một người nào đó đang ngồi hai tay ôm lấy đầu. Những người như vậy đang cố trốn khỏi thế giới bên ngoài bằng cách dùng hai tay che khuôn mặt của mình. Chính ẩn dụ ý niệm “giấu cái đầu của mình thể hiện sự bất lực” giúp chúng ta liên kết những hiểu biết này với nghĩa ẩn dụ của thành ngữ là “cảm thấy chán nản hay thất bại”. Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có một thành ngữ khá giống là “vò đầu bứt tai”.

Ẩn dụ ý niệm “lắc đầu nghĩa là không đồng ý” có thể tìm thấy trong thành ngữ tiếng Anh “to shake one‟s head”. Chúng ta biết từ kinh nghiệm hàng ngày rằng tư thế thường thấy nhất để thể hiện sự không đồng ý về điều gì đó là xoay đầu từ bên này sang bên kia rồi trở về vị trí thẳng đứng ban đầu. Khi ta thấy ai đó lắc đầu thì ta hiểu là người ấy không đồng ý. Như vậy, nghĩa của thành ngữ này “thể hiện sự không đồng ý” có thể suy ra được là nhờ tri thức qui ước về hành động lắc đầu và ẩn dụ ý niệm “lắc đầu nghĩa là không đồng ý”.

Tất nhiên, có nhiều thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh chúng ta không thể tìm thấy thành ngữ tương đương. Chẳng hạn trong tiếng Việt, ta có một số thành ngữ không tìm được diễn đạt tương đương trong tiếng Anh như: Đầu óc củ chuối, đầu bã đậu, đầu đặc như bí v.v… Ngược lại, cũng có một số thành ngữ tiếng Anh không tìm được tương đương trong tiếng Việt như “to be/ stand head and shoulders above someone” nghĩa là “giỏi hơn ai đó rất nhiều”. Để hiểu thành ngữ này, có thể truy về nguồn gốc từ ẩn dụ ý niệm “vai thể hiện cho khả năng trí tuệ”.

Một ví dụ khác nữa cũng có thể tìm nguồn gốc từ tri thức qui ước là thành ngữ “to get one‟s head down” nghĩa là “quay trở lại với công việc.” Trong trường hợp này, kiến thức tổng quát cho ta biết rằng khi ai đó làm việc, họ phải ghé đầu về phía trước để có thể nhìn thấy rõ những gì mình làm.

Như chúng ta thấy qua các phần phân tích ở trên, việc ý niệm hóa cái đầu của con người phụ thuộc vào tri thức qui ước mà chúng ta có được về vị trí, hình dáng, kích thước và chức năng cũng như những cử chỉ gắn liền với bộ phận ấy. Rõ ràng, cơ chế tri nhận ẩn dụ ý niệm có vai trò quan trọng đối với việc giải mã nghĩa của các thành ngữ có chứa yếu tố “đầu”.

3.4.2 Thị giác cũng là xúc giác

Kiểu ẩn dụ ý niệm này chính là yếu tố tạo lập một số thành ngữ trong tiếng Anh.

Nếu phân tích thành ngữ tiếng Anh “with ones‟ eyes fixed/pinned/glued on something” (dán mắt vào vật gì) và “to caress someone with one‟s eyes/gaze” (nhìn ai đó với ánh mắt vuốt ve), người đọc hay người nghe có thể suy được nghĩa ẩn dụ của thành ngữ này không mấy khó khăn nhờ ẩn dụ ý niệm “nhìn thấy vật gì đó chính là tiếp xúc với vật đó”. Cơ chế tri nhận này kết hợp với hình ảnh trong tư duy của người nói giúp chúng ta có thể suy nghĩa được thành ngữ trên là “quan sát ai đó hay vật gì đó một cách rất chăm chú và kĩ lưỡng”. Trong các cơ chế tri nhận này, chúng ta có miền ý niệm thị giác và miền ý niệm xúc giác. Miền ý niệm thị giác, cụ thể ở đây là đôi mắt, được ý niệm hóa thành những hành động của miền ý niệm xúc giác. Chính vì thế nên mới có cách nói như những thành ngữ sau trong tiếng Anh:

Would you mind casting an eye over my essay [liếc mắt qua bài viết] and giving me your comments? (Anh có thể liếc sơ bài viết của em và cho ý kiến được không?).

You have to keep your eye on the ball [để mắt trên quả bóng] in business.

(Trong kinh doanh bạn phải để mắt đến tất cả mọi việc).

I kept my eye on him [để mắt trên anh ta] all the time as I felt sure he was about to do something stupid. (Tôi luôn để mắt đến cậu ta vì tôi chắc là cậu ta sắp làm điều ngu ngốc).

As he listened to the speaker he kept one eye on the crowd [để một mắt trên đám đông] to gauge their response. (Trong khi nghe diễn giả anh ấy để mắt đến đám đông để đánh giá phản hồi của họ).

All eyes are on the Prime Minister [Mọi con mắt đều đặt vào thủ tướng] to see how he will respond to the challenge to his leadership. (Mọi con mắt đổ dồn về thủ tướng để xem ông phản ứng thế nào trước sự thách thức quyền lãnh đạo của mình).

Keep your eyes peeled [lột mắt ra] for a signpost. (Nhớ để ý thật kĩ đến bảng chỉ dẫn)

I've loved him ever since I first set eyes on him [để mắt đến anh ta] (Tôi đã yêu anh ấy ngay từ khi nhìn thấy anh lần đầu tiên).

Don't let insurance companies pull the wool over your eyes [kéo tấm vải qua mắt bạn] - ask for a list of all the hidden charges. (Đừng để mấy công ty bảo hiểm bịt mắt anh. Nhớ hỏi danh sách các khoản phí phụ thêm).

Từ các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng tiếng Anh có khá nhiều thành ngữ có nguồn gốc từ ẩn dụ ý niệm “thị giác cũng là xúc giác”. Trong tổng số 72 thành ngữ tiếng Anh chứa yếu tố mắt mà chúng tôi khảo sát, số thành ngữ có liên quan đến ẩn dụ ý niệm trên là 15, chiểm tỉ lệ 20,83%. Trong thành ngữ tiếng Việt, qua khảo sát của chúng tôi chỉ có thành ngữ “chướng tai gai mắt” là có gốc từ ẩn dụ ý niệm “thị giác cũng là xúc giác” dù ở ngôn ngữ hàng ngày của tiếng Việt ta lại thấy ẩn dụ ý niệm này xuất hiện cũng không ít như trong những cách nói sau:

Suốt ngày dán mắt vào tivi.

Anh để mắt đến vườn hoa giúp tôi nhé.

Chị nhìn vầng trán bướng bỉnh của anh với ánh mắt vuốt ve thầm qua bóng tối.

Đôi mắt xoáy sâu vào cô, thật nhỏ, tôi hỏi lại: - Cô nhớ em thật không đấy?

(Anh Lê, 2005) [1].

3.4.3 Thị giác là nguồn gốc của nhận thức

Thành ngữ “to open one‟s eyes” (làm ai đó sáng mắt ra) trong ví dụ “Having children of my own opened my eyes to the hurt I had caused my parents” (Có con rồi tôi mới sáng mắt trước những nỗi đau tôi gây cho cha mẹ mình) cũng cho ta thấy là có thể suy được nghĩa ẩn dụ nếu ta xét ẩn dụ ý niệm “nhìn thấy vật gì đó có nghĩa là nhận thức được vật ấy”. Kinh nghiệm cho ta biết rằng khi chúng ta cố gắng làm cho ai đó nhận ra được việc gì hay khi chúng ta cố gắng làm cho họ hiểu ta phải chỉ cho họ thật là kĩ lưỡng. Để làm được điều đó thì người được hướng dẫn phải mở thật to đôi mắt để có thể quan sát và chú ý cho kỹ. Tri thức nền này giúp ta hiểu được nghĩa ẩn dụ của thành ngữ là “làm cho ai hiểu được điều gì đó”. Dưới đây là một số thành ngữ khác cũng có nguồn gốc từ ẩn dụ ý niệm “thị giác là nguồn gốc của nhận thức”:

It was difficult to succeed in the acting profession but I went into it with my eyes open [mắt mở]. (Để thành công trong nghề diễn là rất khó. Tôi biết vậy nhưng vẫn chọn nghề này )

When I saw his photograph in the paper, the scales fell from my eyes [ghèn rơi khỏi mắt] and I realized I'd been conned. (Khi thấy ảnh nó ở trên báo đột nhiên tôi nhận ra rằng mình đã bị lừa).

Don't let insurance companies pull the wool over your eyes [kéo tấm vải lên mắt anh] - ask for a list of all the hidden charges. (Đừng để mấy công ti bảo hiểm bịt mắt anh. Nhớ hỏi danh sách các khoản phí phụ thêm).

Trong các ví dụ trên, miền ý niệm về thị giác, cụ thể hơn là khả năng quan sát và chú ý của con người được chiếu lên miền ý niệm tri giác tức là hoạt động lí luận của tư duy. Khi khả năng quan sát của chúng ta bị cản trở thì hoạt động tư duy của bộ não cũng không thể thông suốt. Như vậy, khi người ta “pull the wool over sb‟s eyes”, người ta đã làm cho họ mất khả năng phán đoán và suy xét. Từ ẩn dụ ý niệm trên, kết hợp với tri thức qui ước, ta có thể suy nghĩa thành ngữ “pull the wool over sb‟s eyes” là lừa gạt ai đó. Trong tiếng Việt, các thành ngữ có yếu tố mắt có liên quan đến tư duy, ý thức và nhận thức chiếm tỉ lệ đáng kể (15 trong tổng số 96 thành ngữ chứa yếu tố “mắt”, 15,63%) như:

nhắm mắt đưa chân nhắt mắt khoanh tay nhắm mắt làm ngơ nhắm mắt nói liều thấy của tối mắt thấy tiền tối mắt thấy vàng lóa mắt tối mắt tối mũi bưng tai bịt mắt bịt mắt bưng tai bịt mắt lấy tiền

Rõ ràng chức năng chính của đôi mắt là nhận dữ liệu từ thế giới xung quanh về bộ não để xử lí. Hoạt động tư duy của bộ não rất cần có tín hiệu từ môi trường bên ngoài thu được từ đôi mắt. Chính vì vậy mà trong tiếng Anh và tiếng Việt, thành

ngữ chứa yếu tố mắt với ẩn dụ ý niệm “thị giác là nguồn gốc của nhận thức” chiếm số lượng khá nhiều. Thành ngữ “thấy tiền tối mắt” ám chỉ những trường hợp vì quá ham tiền mà không phân biệt đúng sai, chỉ chăm chăm kiếm cho được nhiều tiền.

“Tối mắt” ở đây cũng có nghĩa là “lu mờ lí trí”. Câu “bịt mắt lấy tiền” khuyên chúng ta luôn luôn cảnh giác trước mọi thủ đoạn lừa đảo của con buôn. Trong việc mua bán, dù là mặt hàng gì thì người mua cũng rất dễ nhầm lẫn còn người bán thường là kẻ chiến thắng. Vì vậy câu “bịt mắt lấy tiền” thường được dùng để nói về bản chất con buôn và khuyên ta phải tỉnh táo, suy tính kĩ càng. Tương tự như vậy, hành động “nhắm mắt” trong các thành ngữ “nhắm mắt bước qua”, “nhắm mắt đưa chân”, “nhắm mắt khoanh tay” hay “nhắm mắt làm ngơ” thể hiện thái độ dửng dưng, không thèm suy nghĩ hay để ý đến mọi việc xung quanh.

Qua những ví dụ được lựa chọn và phân tích ở trên, chúng tôi cố gắng chứng minh rằng nghĩa ẩn dụ của một bộ phận thành ngữ có thể suy ra được. Tri thức qui ước, hoán dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm là những cơ chế tri nhận giúp ta có thể thực hiện được những điều này. Việc nhận định những cơ chế tri nhận này đóng góp đến mức độ nào vào việc tạo nghĩa cho các thành ngữ là không dễ dàng. Chẳng hạn như trong trường hợp của thành ngữ “to open one‟s eyes”, khó có thể xác định được là tri thức qui ước hay hay ẩn dụ ý niệm “thị giác là nguồn gốc của nhận thức” có vai trò quan trọng hơn trong việc suy nghĩa của thành ngữ. Điều quan trọng đáng lưu ý ở đây là dù các cơ chế tri nhận đóng góp vào khả năng suy nghĩa của thành ngữ ở mức độ nào thì tất cả những cơ chế ấy cũng phần nào trả lời cho câu hỏi cái gì giúp cho chúng ta suy được nghĩa của các thành ngữ ấy.

3.4.4 Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố mặt

Khi xem xét và khảo sát các thành ngữ chứa yếu tố mặt trong tiếng Anh và tiếng Việt chúng ta có thể tìm thấy một số ẩn dụ ý niệm chung giữa thành ngữ của hai ngôn ngữ này. Trước hết, ta có ẩn dụ ý niệm “Đối mặt với ai/cái gì đó là nhìn thẳng vào người hay vật ấy” trong những thành ngữ như:

As I was going into the restaurant, I came face to face [mặt đối mặt] with my ex-husband who was just leaving. (Khi bước vào nhà hàng tôi chạm mặt với người chồng cũ đang bước ra).

I'd prefer to sort this problem out face to face [mặt đối mặt] rather than over the phone. (Tôi muốn gặp trực tiếp để giải quyết vấn đề chứ không phải là qua điện thoại).

Despite fierce competition from rival companies, they've set their face against price cuts [cố định khuôn mặt với việc giảm giá] (Bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ti đối thủ, họ kiên quyết không giảm giá).

We spent ages wondering how we could make more space in the shop and the answer was staring us in the face [nhìn chằm chằm vào chúng tôi]

all the time (Chúng tôi cứ nghĩ mãi cách để mở rộng không gian cửa hàng và câu trả lời là quá rõ ràng).

Các ẩn dụ ý niệm này còn có nguồn gốc từ một ẩn dụ khác là “khuôn mặt là bộ phận phía trước của cái gì đó”. Chẳng hạn như trong thành ngữ “to be faced with something”, tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng khi người ta phải đối mặt với một vấn đề nào đó thì họ thường phải nhìn vấn đề một cách thực tế và giải quyết từ đầu hay từ phần trước của vấn đề. Các thành ngữ tiếng Anh khác như “let‟s face it”,

“face to face”, “be staring sb in the face” đều cho chúng ta thấy điều này. Như vậy, ẩn dụ ý niệm “đối mặt với người/việc nào đấy có nghĩa là nhìn vào mặt người ấy”

rõ ràng là có vai trò nhất định trong việc tạo nghĩa cho các thành ngữ trên.

Một số thành ngữ tiếng Anh ở nhóm này không có thành ngữ tương đương trong tiếng Việt như “to have the face to do something”. Nghĩa ẩn dụ của nó là “có đủ sự gan dạ hay liều lĩnh để làm việc gì đó”. Điều này thể hiện sự khác biện trong cách tri nhận về bộ phận cơ thể của người Anh và người Việt. Trong khi người Anh sử dụng bộ phận “mặt” để biểu trưng cho sự gan dạ hay can đảm thì tiếng Việt lại dùng

bộ phận “gan”. Vì vậy mà tiếng Việt có những thành ngữ như “có gan làm giàu”,

“gan cóc tía”, “gan chai phổi đá”, “to gan lớn mật” v.v...

Những phân tích ở trên cho thấy rằng các cơ chế tri nhận đóng vai trò kiến tạo các thành ngữ có chứa yếu tố “mặt” trong tiếng Anh và tiếng Việt giúp chúng ta khá nhiều trong việc giải nghĩa của thành ngữ. Nói cách khác là chính tri thức nền kết hợp với các phép ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm đã giúp chúng ta trong việc giải mã nghĩa của các thành ngữ trên. Các phương tiện tri nhận này giúp chúng ta hiểu được vì sao “mặt” lại được dùng để biểu trưng cho con người, biểu trưng cho điệu bộ khuôn mặt, sự kính trọng và danh tính của người khác.

3.4.5 Bắt tay nhau biểu hiện cho sự hợp tác

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, việc bắt tay nhau là hành vi có từ thời con người sống ở trong hang động. Khi người tiền sử gặp nhau, họ thường đưa tay lên trời với lòng bàn tay xòe ra để cho thấy rằng mình không mang hoặc giấu vũ khí.

Hành vi đưa tay lên trời với lòng bàn tay xòe ra được sửa đổi trong hàng nghìn năm và tạo ra những hành vi khác như đặt bàn tay lên ngực. Phiên bản hiện đại của hành vì này chính là hình thức bắt tay nhau rất phổ biến ở các nước nói tiếng Anh. Việc bắt tay nhau thường diễn ra vào những khi người ta gặp nhau lần đầu hay tạm biệt nhau để thể hiện tinh thần đoàn kết.

Với thành ngữ “to shake hands on it”, ngoài tri thức qui ước cho chúng ta biết rằng bắt tay là cử chỉ chào hỏi, ta còn biết rằng sau khi người ta thương lượng một việc gì đó thì họ thông thường bắt tay nhau. Từ đó mà ta suy được nghĩa của thành ngữ này là đồng ý với nhau về một điểm nào đó.

Xét thành ngữ “someone’s left hand does not know what the right hand is doing”

(Tay trái không biết tay phải đang làm gì). Chúng ta biết rằng khi làm việc gì đó thì ta thường phải dùng cả hai tay để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Khi ta sử dụng chỉ có một tay trong những công việc đòi hỏi phải dùng cả hai tay thì ta có thể trở nên vụng về và dễ làm hỏng việc. Một cơ chế tri nhận khác giúp ta tìm ra mối liên

Một phần của tài liệu Thành ngữ tiếng anh và thành ngữ tiếng việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Trang 111 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)