TV_ TRAU DỒI VỐN TỪ

Một phần của tài liệu giao an van 9 hk1 theo pp moi (Trang 118 - 121)

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

2. Kĩ năng: HS biết giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa,phù hợp với ngữ cảnh 3.Thái độ : HS yêu Tiếng Việt

4. Định hướng năng lực – phẩm chất :

-HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, tư duy,sáng tạo, giao tiếp .

-Phẩm chất : Yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy:- Soạn bài, tham khảo tài liệu ( Từ điển Tiếng Việt ), phiếu học tập - Dự kiến phương án tích hợp:

+ TV - TV : Từ Hán Việt, thuần Việt...

+ TV - Thực tế : Việc dùng từ hàng ngày 1. Trò: - Đọc và trả lời các câu hỏi SGK

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, lược đồ tư duy, động não VI. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động Khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

- Thuật ngữ là gì. Lấy ví dụ

- Nêu những đặc điểm của thuật ngữ. Chứng minh các đặc điểm đó của thuật ngữ.

* Vào bài mới : GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Họat động của thầy và trò Nội dung cần đạt Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP

phân tích

* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi

* Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực

I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

1.Tìm hiểu ví dụ

*VD1 ( SGK/99+100 )

tự học, năng lực hợp tác

GV: gọi HS đọc đoạn văn và thảo luận theo cặp đôi

? Em hiểu cố thủ tướng Phạm Văn Đồng muốn nói điều gì?

? Qua lời tg, muốn sử dụng tốt tiếng việt chúng ta cần làm gì?

- HS thảo luận, trình bày, NX

- GVyêu cầu HS hoạt động nhóm (6 nhóm)

? Xác định lỗi diễn đạt trong mỗi câu?

? Vì sao có những lỗi này? ( vì tiếng ta nghèo hay vì người viết không biết dùng tiếng ta )

? Em hãy sửa lại cho đúng các câu trên?

- HS thảo luận, trình bày -> NX, bổ sung

? Vậy để ''biết dùng tiếng ta'' ta cần phải làm gì?

? Muốn sử dụng tốt tiếng việt ta cần làm gì.?

Yêu cầu HS đọc đoạn văn

? Nhà văn Tô Hoài đang nói về ai, nói về điều gì.?

-GV mở rộng việc dùng từ trong các văn bản trích ''Truyện Kiều'' của Nguyễn Du.

? Qua đó, nhà văn Tô Hoài muốn nhấn mạnh điều gì.?

- Tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng rất lớn đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.

- Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình.

->Muốn sử dụng tốt tiếng việt trước hết cần trau dồi vốn từ

* ví dụ 2 ( SGK/100 )

a. Thừa ''đẹp'' vì ''thắng cảnh'' có nghĩa là ''cảnh đẹp''.

b. Sai từ ''dự đoán'' vì '' dự đoán'' là đoán trước tình hình sự việc xảy ra trong tương lai.

c. Sai từ ''đẩy mạnh'' ( thúc đẩy cho phát triển nhanh lên mà quy mô thì không thể phát triển nhanh hay chậm )

-> Lỗi trên là do người viết không biết chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ

( Không biết cách dùng tiếng ta ) -Sửa lại :

a.Bỏ từ ''đẹp''

b. Thay từ ''dự đoán'' = phỏng đoán, ước đoán

c. Thay từ ''đẩy mạnh'' = mở rộng

=> Cần rèn luyện để nắm chính xác nghĩa và cách dùng từ.

2. Ghi nhớ ( SGK/100 )

II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 1.Tìm hiểu ví dụ ( SGK/100 )

- Tô Hoài bàn về vốn từ của Nguyễn Du : Học lời ăn tiếng nói của nhân dân, sáng tạo trên cơ sở công việc của người dân lao động.

-> Nhà văn muốn nhấn mạnh : Trau dồi vốn từ là cần học lời ăn tiếng nói của nhân dân đề biết thêm những từ chưa biết.

2. Ghi nhớ / SGK

3.Hoạt động luyện tập

Họat động của thầy và trò Nội dung cần đạt - HS hoạt động cá nhân

? Chọn cách giải thích đúng.?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi

- Bước 1 : Xác định những từ Hán Việt chứa yếu tố Hán theo từng nghĩa - Bước 2 : Giải nghĩa từ Hán Việt (

Làm một số từ )

- Gv gọi Hs trình bày, nx

? Sửa lỗi dùng từ sai?

-Gv sử dụng kĩ thuật động não

? Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ?

? Chọn từ điền vào chỗ trống?

III. Luyện tập

Bài tập 1 ( SGK/101 ) + Hậu quả : (b) kết quả xấu

+ Đoạt là : (a) chiếm được phần thưởng + Tinh tú : (b) sao trên trời

Bài tập 2 ( SGK/101 )

a. - Tuyệt : có nghĩa dứt, không còn gì ( tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực )

- Cực kì, nhất ( tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần )

b.

-Đồng : cùng nhau, giống nhau ( đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí... ) -Đồng : trẻ em ( đồng ấu, đồng dao,

đồng thoại

- Đồng : chất ( trống đồng ) Bài tập 3 ( SGK/102 )

Bài tập 5 ( SGK/103 ) - Chú ý lắng nghe - Chăm đọc sách

-> Ghi chép và sử dụng Bài tập 6 ( SGK/103 ) a... .điểm yếu

b... mục đích cuối cùng c. ... đề bài

Sai Sửa lại

a.Im lặng b.thành lập c. cảm xúc

yên tĩnh thiết lập

xúc động,cảm xúc

4. Hoạt động vận dụng

- Sử dụng sổ tay tích lũy ghi chép lại những từ ngữ mới qua nghe - đọc – xem để tăng vốn từ và chia sẻ với bạn bè .

5. Hoạt động Tìm tòi, mở rộng

- Tìm đọc cuốn từ điển Tiếng Việt để mở rộng vốn từ, hiểu đúng nghĩa của từ cần dùng.

- Tìm đọc bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ.

* Học thuộc ghi nhớ. Hoàn thành các bài tập.

* Soạn bài : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

+Đọc vd

+Trả lời các câu hỏi trong sgk

Ngày soạn: / /2018 Ngày dạy: / /2018

Tuần 8 – bài 8

Một phần của tài liệu giao an van 9 hk1 theo pp moi (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(226 trang)
w