Bài tập 6 SGK trang 75

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 129 - 135)

TIẾT 6-7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

6. Bài tập 6 SGK trang 75

Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:

a. Trời rét: Trời rét hơn mọi hôm.

b. Tòa nhà cao: Tòa nhà cao quá.

c. Cô ấy đẹp : Cô ấy đẹp vô cùng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Đề bài: Viết đoạn văn 5-7 câu nói về cảm xúc của em lúc giao mùa, trong đó có ít nhất một cụm động từ hoặc một cụm tính từ làm thành phần câu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

1 hs lên bảng viết, dưới lớp hs thực hiện viết vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

HS trình bày, các bạn nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Chiếu đoạn văn mẫu:

Tôi rất yêu mùa xuân, đặc biệt là khoảnh khắc giao mùa. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đâm chồi, nảy lộc, rũ bỏ lớp áo khô héo và đón chào những ánh nắng ban mai rực rỡ hay chính những chú chim đã mang tặng cho ta tiếng ca trong vắt mà không mùa nào có được. nhưng mùa xuân còn mang lại cho ta thứ quý giá hơn muôn phần, đó chính là gia đình được đoàn tụ sau một năm dài xa vắng, được cùng nhau nấu bánh chưng, bánh tét, đi chợ xuân, ngắm hoa mai, đào không phải là hạnh phúc nhất hay sao…Không chỉ riêng tôi mà là tất cả mọi người, mùa xuân đẹp như vậy đấy, cho dù ở nơi đâu mùa xuân cũng cho ta những cảm xúc hồn nhiên, sao xuyến mà ta khó có thể quên.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.

* Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:

- Học bài:

+ Nắm chắc cấu tạo của cụm động từ, cụm tính từ.

+ Lấy ví dụ các động từ, tính từ rồi tập phát triển thành cụm động từ, cụm tính từ.

- Bài mới : Chuẩn bị các bài tập cho tiết thực hành SGK/ Trang 81-82 + Đọc kĩ bài tập

+ Dự kiến trả lời các bài tập.

TIẾT 8 – 9 :

VĂN BẢN 2: CON CHÀO MÀO (Mai Văn Phấn)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Tiếp tục hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ (thể loại chính HS được học ở bài 2);

2. Năng lực:

a. Năng lực chung

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con chào mào;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con chào mào;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề;

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu

thương, chia sẻ không chỉ là tình cảm đẹp đẽ, quý giá giữa con người với con người mà còn là tình yêu, sự trân trọng cái đẹp, ý thức bảo vệ thiên nhiên,... của con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh có liên quan đến văn bản Con chào mào;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:

+ Hình ảnh trên liên quan đến tác phẩm nào? Em hãy nêu chủ đề của các VB đó.

+ Tình yêu thương, sự sẻ chia thường được hiểu là tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với con người. Vậy, ngoài tình yêu thương giữa người với người, còn có tình yêu thương nào khác không? Con người có cần trân trọng cái đẹp của thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời về chủ đề của hai VB, chia sẻ suy nghĩ của mình về tình yêu của con người với thiên nhiên.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cuộc sống cần có tình yêu thương. Tình yêu thương ấy không chỉ là tình yêu thương giữa con người với con người, mà còn bao gồm cả tình yêu thương, sự trân trọng của con người với vẻ đẹp của thiên nhiên. Con người chính là một phần của tự nhiên, vì vậy ta phải bảo vệ nó.

Tiết học hôm nay, thầy/cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu thiên nhiên thông qua văn bản Con chào mào của nhà thơ Mai Văn Phấn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản.

a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS vận dụng năng đọc thu thập thông tin, trình bày 1 phút để tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm

c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt động cá nhân:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

? Giới thiệu một vài nét chính về tác giả( Tên, năm sinh, quê quán, sự nghiệp

I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả

- Tên: Mai Văn Phấn - Năm sinh: 1955 - Quê quán: Ninh Bình

- Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê

sáng tác,…), bài thơ “ Con chào mào

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày kết quả của các nhân;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

 Ghi lên bảng.

- GV mở rộng thêm : Nhà thơ Mai Văn Phấn là tác giả Việt thứ 2 giành giải Cikada. Đây là một giải thưởng uy tín, nhiều nhà thơ từng nhận giải Cikada cũng đã được đề cử giải Nobel văn học.

Ông được người yêu thơ biết đến với các tập thơ tiêu biểu như: Hoa giấu mặt (2012), Bầu trời không mái che (2010), Và đột nhiên gió thổi (2009), Hôm sau (2009), Người cùng thời (1999), Gọi nắng (1992). Các tác phẩm thơ của ông đã đạt nhiều giải văn học trong nước và quốc tế, được dịch ra 24 ngôn ngữ khác nhau và được chọn in trong nhiều tuyển tập thơ quốc tế. Thơ Mai Văn Phấn đa dạng phong cách với nhiều thử nghiệm phong phú. Ông viết nhanh, chớp bắt được những biến đổi của màu sắc đời sống bằng cảm xúc đột khởi mạnh mẽ. Với đặc trưng mang tính truyện, giọng điệu tự sự, khám phá những điều tưởng chừng bông lơn, mang tính trào lộng, châm biếm, nhưng cũng có lúc lại biểu đạt sự huyền

bình. Thơ Mai Văn Phấn rất phong phú về đề tài; có những cách tân về nội dung và nghệ thuật; một số bài thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng.

2. Tác phẩm

Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010.

bí, thơ mộng. Ông chia sẻ chân tình về thơ của mình trước người yêu thơ : “Bài thơ viết ra thì không còn là của mình nữa, mà nó thành một người bạn, người thầy của mình để dạy cho mình biết sống tử tế, khoan hòa hơn. Chính thơ tôi đã thanh lọc tôi”.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc, thu thập thông tin để tìm hiểu chung ( Thể loại, bố cục), kĩ năng đọc hiểu để cảm thụ về nội dung, nghệ thuật của bài thơ

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: (Hoạt động chung cả lớp)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1)Đọc văn bản:

- GV hướng dẫn cách đọc - HS đọc

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 129 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(649 trang)
w