Tìm hiểu chi tiết

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 167 - 171)

BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

A. ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 2.1 Đọc văn bản 1 : CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

II. Tìm hiểu chi tiết

- Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo...

Câu lục : 2- 4 - 6 là B- T- B Câu bát: 2- 4 - 6- 8 là B- T- B- B Ví dụ :

1. Gió đưa cành trúc la đà B T B

H? Hai bài ca dao 1,2, tác giả dân gian nói về vẻ đẹp của địa danh hay vùng, miền nào?

H? Đọc bài ca dao 1.

H? Cho biết ở câu“Nhịp chày yên thái mặt gương Tây Hồ”, hình ảnh mặt gương hàm ý so sánh Hồ Tây với cái gì?

H? Tác giả dân gian có trực tiếp nhắc đến sự vật được so sánh không? Dùng hình ảnh so sánh ngầm mang lại hiệu quả gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên?

H? Nêu tình cảm của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ;

- HS đọc

- HS suy nghĩ cá nhân

- HS trao đổi nhóm về từng nội dung được nêu trong phiếu học tập hoặc trong sách SHS.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Câu trả lời của HS;

+ Một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…

+ Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hứng đổi nền mặc ai.

+ Ai ơi chớ vội cười nhau

Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười.

+ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần + Ai lên Phú Thọ thì lên,

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà thọ Xương

B T B B

- Ngắt nhịp:

nhịp chẵn: 2/2/2; 4/4 Nội dung bài ca dao 1:

- Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ: mặt gương Tây Hồ vẻ đẹp của Tây Hồ, nước trong vào buổi sớm như sương (ẩn dụ - so sánh ngầm) Vẻ đẹp nên thơ vào sáng sớm của Thăng Long xưa

Nội dung bài ca dao 2:

Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.

Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.

Đền này thờ tổ Nam Phương, Quy mô trước đã sửa sang rõ ràng.

Ai ơi nhận lại cho tường,

Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng.

Lên cao chẳng khác đất bằng, Đua nhau lũ lượt lên lăng vua Hùng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 3: Bài ca dao (3) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: làm phiếu 3

H? So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thể thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu, v.v…

- Đọc bài ca dao 3:

- Tìm hình ảnh của xứ Huế qua các ảnh cô giáo cho sẵn .

3. Bài ca dao (3) - Lục bát biến thể:

+ Số tiếng : hai dòng đầu: đều có 8 tiếng (không phải lục bát, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng);

+ Về thanh, không tuân theo quy luật bằng – trắc

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá B B B T Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình B T T B

H? Em hãy gạch dưới những từ chỉ địa danh trong bài ca dao

H? Việc liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế như Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình gợi cho em ấn tượng gì?

H? Từ “lờ đờ” trong dòng thơ thứ ba thuộc loại từ nào, việc sử dụng từ đó có tác dụng gì? Cảm nhận của em về hình ảnh bóng ngả trăng chênh, tiếng hò xa vọng,...?

H? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ;

- Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn - Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS:

H? Em hãy cho biết tác giả dân gia đã sử dụng thể thể gì để sáng tác ca dao?

H? Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ tình

- Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.

cảm trực tiếp, cảm xúc của con người.

H? Tình cảm trong các bài ca dao 1, 2, 3 là tình cảm đối với vùng miền nào của đất nước? Tình cảm đó được bộc lộ như thế nào?

HS có thể thấy hình ảnh các miền quê hiện lên trong các bài ca dao rất phong phú: vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; con đường lên xứ Lạng sơn thuỷ hữu tình; con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm;... Như vậy, dù viết về các vùng miền khác nhau (Hà Nội, Lạng Sơn, Huế); miêu tả những phong cảnh đặc sắc của mỗi miền nhưng chùm ca dao đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng đối với quê hương đất nước. Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo như trong bài ca dao 1; cũng có khi thốt lên thành lời thơ tha thiết: Ai ơi đứng lại mà trông (bài ca dao 2); Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non (bài ca dao 3).

H? Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước?

H? Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về bài học chùm ca dao về quê hương đất nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 167 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(649 trang)
w