Bài 10: CUỐN SÁCH TÔI YÊU
IV. Phiêu lưu cùng trang sách
2. Lựa chọn ý tưởng minh họa
- Nhân vật
DỰNG HOẠT CẢNH ĐỂ BIỂU DIỄN ( Phần này GV chỉ hd, HS thực hiện khi có thời gian phù hợp) - GV giới thiệu mẫu đề cương để dựng hoạt cảnh (sgk/122)
- HS có thể cùng một số bạn trong lớp, nhóm phân vai và tập luyện để biểu diễn
626
một hoạt cảnh được dựng từ câu chuyện đã học, đã đọc.
C. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS thực hành sáng tạo sản phẩm.
b. Nội dung:
- Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật.
- Minh họa chi tiết, nhân vật trong một cuốn sách.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả làm việc của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS viết đoạn văn, minh họa cho chi tiết, nhân vật mình đã chọn
- HS có thể làm việc cá nhân ( Viết đoạn văn) hoặc làm việc nhóm (vẽ tranh hoặc ,thiết kế pô-xtơ,..)
- GV quan sát, hỗ trợ.
- HS hoàn thiện sản phẩm của cá nhân, nhóm.
- GV đánh giá, kết luận.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tiếp tục sáng tạo, giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: HS viết đoạn văn giới thiệu về một người có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với em và vẽ tranh minh họa cho người đó.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- HS làm bài ở nhà.
- GV kiểm tra sản phẩm của HS vào tiết học sau.
* Chuẩn bị cho tiết học sau:
- HS hoàn thiện sản phẩm sáng tạo của mình: các đoạn văn, tranh vẽ minh họa, truyện tranh.
- Xem lại các bước viết bài văn nghị luận về một hiện tượng.
- Đọc lại một số tác phẩm văn học đề cập đến hiện tượng đời sống.
- Tìm hiểu hiện tượng đời sống được gợi ra từ sách.
……….
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 136: VIẾT
THÁCH THỨC THỨ HAI: SÁNG TẠO CÙNG TÁC GIẢ Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
được gợi ra từ cuốn sách đã đọc I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS xác định được hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra, biết liên hệ thực tế và biết đánh giá, nhận xét về hiện tượng đời sống ấy.
627
- HS nắm được yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống;
biết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.
- Yêu thích đọc sách và có ý thức giữ gìn sách.
2. Năng lực.
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ…
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận diện hiện tượng đời sống từ những cuốn sách đã đọc và từ thực tế cuộc sống.
- Năng lực viết đoạn văn, bài văn về một hiện tượng đời sống.
- Năng lực thể hiện quan điểm cá nhân trước một hiện tượng đời sống.
3. Phẩm chất
Qua bài học, giúp học sinh hình thành và phát triển được những phẩm chất tốt đẹp:
Yêu sách, thích đọc sách, yêu cuộc sống; làm việc có trách nhiệm; trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo án; SGK, SGV
- Phiếu tìm ý
- Bài viết tham khảo.
...
PHIẾU TÌM Ý Họ và tên: ...Lớp ...
Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng gợi ra từ sách.
Ghi vào cột bên phải.
Hiện tượng đó là gì?
Ý kiến của em như thế nào?
Hiện tượng đó xảy ra như thế nào?
Hiện tượng đó tác động gì đến cuộc sống của em và những người khác?
Cần làm gì để khắc phục ( hiện tượng xấu) hoặc phát huy(hiện tượng tốt)?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV chia lớp thành ba nhóm, cho HS chơi trò chơi tiếp sức ( 3 phút)
? Em hãy kể tên những hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách mình đã đọc?
628
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lên bảng trình bày theo cột của nhóm mình.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV cùng HS đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm.
B4: Kết luận, nhận định
- GV tuyên dương, động viên các nhóm. Từ những hiện tượng đời sống đã được gợi ra, giáo viên dẫn vào bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI