Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 224 - 230)

BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

II. Tìm hiểu chi tiết

4. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô

- Sinh hoạt quanh giếng nước ngọt:

đông đúc, nhộn nhịp

+ Phép so sánh: cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

-> Giếng nước ngọt là một phần không

Trạm 3 (dành cho học sinh khá): Em hãy nêu tác dụng của phép tu từ so sánh mà đội mình vừa tìm được.

Trạm 4 (dành cho học sinh giỏi): Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?

* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

Trạm 1: Các từ ngữ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.

+ cái sinh hoạt của nó vui, đậm đà, mát nhẹ

+ có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc

+ bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào + từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nói tiếp đi đi về về

+ anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy 15 gánh nước

+ chị Châu Hòa Mãn địu con dịu dàng Trạm 2 + 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích.

+ Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa biển, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

-> Phép so sánh khiến hình ảnh sinh hoạt của người dân đảo Cô Tô quanh giếng nước ngọt hiện lên nhộn nhịp,

thể thiếu của người dân đảo Cô Tô, là dấu hiệu của sự sống con người trên đảo. Nó vừa là nguồn sống cho dân đảo, vừa ghi dấu sự sống của họ.

- Chị Châu Hòa Mãn địu con: hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc giàu ý nghĩa, tạo cho người đọc ấn tượng khó quên về khung cảnh, tiếm năng của biển Cô Tô cũng như cuộc sống lao động của những con người mới đang từng ngày từng giờ cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

=> Thể hiện tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo.

đông vui, đồng thời mang đậm hương quê, hồn quê.

+ Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành

-> Phép so sánh không chỉ tô đậm tình mẹ yêu con bao la của chị Châu Hòa Mãn, mà còn khẳng định thiên nhiên, biển cả như người mẹ hiền mang đến cho con người biết bao sản vật giàu có, trù phú.

Trạm 4: Khung cảnh Cô Tô nếu thiếu chi tiết giếng nước ngọt sẽ thiếu sự sinh động, nhộn nhịp, mất đi sức sống, hơi ấm của con người, chỉ còn là một quần đảo thiên nhiên hoang sơ đơn thuần. Giếng nước ngọt là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân nơi đây, là linh hồn của đảo Cô Tô. Nếu không miêu tả chi tiết này, tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân thực sự đã thiếu đi một chi tiết rất quan trọng.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các đội trả lời câu hỏi theo trạm, báo cáo kết quả;

- GV quan sát kết quả từng trạm,

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức, sau đó ghi lên bảng hoặc chiếu slide.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NHIỆM VỤ:

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của tác phẩm khác mà em biết).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Gợi ý: Để chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh này, trước hết HS cần hình dung được hình ảnh mặt trời lúc mới mọc, từ đó thấy được mối liên hệ giữa sự vật so sánh và sự vật được so sánh.

HS cần đưa ra những phán đoán lí giải tại sao tác giả lại so sánh như vậy:

Hình ảnh lòng đỏ quả trứng có ngộ nghĩnh không? Nó liên quan và tương đổng với ý miêu tả mâm lễ phẩm được nói tới ở câu sau như thê nào? GV gợi ý cho HS nhớ lại những tác phẩm đã đọc có miêu tả cảnh bình minh để thây sự độc đáo trong cách miêu tả của Nguyễn Tuân.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS viết đoạn văn ngắn, trình bày bài

- Học sinh trình bày đoạn văn nêu tác dụng của ý nghĩa của hình ảnh so sánh.

+ Về nội dung: nêu được điểm tương đồng giữa hai sự vật so sánh, từ đó rút ra ý nghĩa, tác dụng của phép so sánh cùng tài năng sử dụng từ ngữ khéo léo, tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân.

+ Về hình thức: đảm bảo hình thức một đoạn văn

làm sau khi hoàn thành.

- GV gọi HS khác nhận xét, bài làm của bạn.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Từ ấn tượng của em về khung cảnh đảo Cô Tô trong văn bản đã học, hãy vẽ một bức tranh thiên nhiên cảnh biển kèm một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 dòng) diễn giải về nội dung bức tranh và thông điệp em muốn gửi gắm qua bức tranh.

- GV nhận xét, đánh giá.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Tuần:...

BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT ...: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nhận diện được biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh;

- HS biết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh;

- Năng lực sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu các câu văn, câu thơ có sử dụng phép tu từ so sánh hoặc ẩn dụ, yêu cầu học sinh sắp xếp các câu văn, câu thơ đó vào ô “Ẩn dụ” hoặc “So sánh”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các tiết học trước, chúng ta đã được học về biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh. Trong tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục nhận diện và

phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh trong các ví dụ cụ thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm so sánh, ẩn dụ, vận dụng được kiến thức để thực hiện các nhiệm vụ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Nêu lại kiến thức về biện pháp ẩn dụ và so sánh. Lấy ví dụ cho từng biện pháp.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức, sau đó ghi lên bảng.

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 224 - 230)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(649 trang)
w