THẾ GIỚI CỔ TÍCH

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 362 - 369)

TIẾT 2 - VĂN BẢN 1. THẠCH SANH (Truyện cổ tích)

I. MỤC TIÊU

362

1. Về kiến thức

- HS nêu được ấn tượng chung về VB.

- HS xác định được chủ đê' của câu chuyện.

- HS tóm tắt được câu chuyện.

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyện cổ tích: các kiểu nhân vật; các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, đồ vật kì ảo; lời kể chuyện,...

- HS biết nhận xét, đánh giá vế bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dần gian gửi gắm.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích: các kiểu nhân vật; các yếu tố kì ảo như con vật kì ảo, đồ vật kì ảo; lời kể chuyện,...

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Thạch Sanh; mẹ con Lý Thông, rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và cách đối diện với lỗi lầm của bản thân.

2. Về năng lực a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thạch Sanh;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thạch Sanh :

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích Thạch Sanh với các truyện cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

- Biết ghét cái ác, yêu cái thiện, sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi. Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

363

- Kế hoạch bài dạy;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

- Tranh ảnh: có nhiểu tranh ảnh minh hoạ về các truyện cổ tích

- Sơ đồ, bản đồ, bảng biểu, mô hình: dùng để minh hoạ, trình bày cốt truyện cổ tích, dàn ý bài viết hoặc phần ôn tập, tồng kết kiến thức.

- Các phương tiện kĩ thuật: máy tính, máy chiếu, màn chiếu, ti vi,... cần thiết cho việc trình bày các nội dung.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

- GV tổ chức một trò chơi: yêu cầu một số nhóm thuyết minh về “sản phẩm” của nhóm mình; cho cả lớp bình chọn xem sản phẩm của nhóm nào thú vị, hấp dẫn hơn cả. ( Yêu cầu đã giao từ tiết trước)

? Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ: Cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động: GV gọi 2 – 3 nhóm HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

364

Giới thiệu bài: Trong thế giới chuyện cổ tích, chúng ta sẽ sống với thế giới kì ảo, thể hiện được ước mơ, khát vọng của con người. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản Thạch Sanh để tìm hiểu thế giới kì diệu ấy.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:

b. Nội dung: GV tổ chức đàm thoại, vấn đáp với HS để tìm hiểu những nội dung chung về tác phẩm.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về thể loại, kiểu nhân vật, tiếp cận ban đầu với văn bản.

b. Nội dung: GV tổ chức đàm thoại, vấn đáp với HS để tìm hiểu về tác phẩm, HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích?

( Đã học ở tiết trước)

?Truyện Thạch Sanh thuộc kiểu truyện viết về nhân vật nào?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại:

- Thể loại: Truyện cổ tích.

+ Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về các kiểu nhân vật:bất hạnh, dũng sĩ,thông minh, ngốc nghếch....

+Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào chính - Kiểu nhân vật:

Truyện Thạch Sanh kể về kiểu nhân vật dũng sĩ.

365

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

GV bổ sung:

Đây là kiểu nhân vật chúng ta thường gặp trong truyện cổ tích Việt Nam nói riêng và truyện cổ tích Thạch Sanh nói chung. Trong số đó chưa có nhân vật nào lập chiến công nhiều như Thạch Sanh, có tài năng và nhiều kẻ thù như Thạch Sanh và có nhiều phẩm chất cao đẹp như nhân vật này

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: đọc và giới tác phẩm Thạch Sanh.

- GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó GV goi 2 – 3 HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

? Kể những sự việc chính trong văn bản?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và

2. Đọc và tóm tắt:

a. Đọc:

366

thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV lưu ý trong khi đọc VB, HS chủ yếu sử dụng hai chiến lược: tưởng tượng và theo dõi. Chỉ có một câu hỏi dự đoán nhưng thực chất cũng nhằm đánh giá sự theo dõi VB của HS. Chiến lược tưởng tượng giúp hình thành hình ảnh trong tâm trí HS, kết nối trí tưởng tượng của các em với những gì đang đọc; bước đầu chú ý vào những chi tiết hư cấu của truyện kể. Chiến lược theo dõi giúp HS nắm vững các sự kiện chính, ghi nhớ được diễn biến câu chuyện. VB Thạch Sanh khá dài nên cấn sử dụng nhiều câu hỏi theo dõi giúp cho HS nắm vững mạch truyện. Câu hỏi dự đoán giúp HS có ý thức suy nghĩ vê' những gì đã biết và tìm kiếm manh mối trong VB để dự đoán vê' những điểu sắp xảy ra. Để làm được điểu đó, HS cần phải kiểm chứng lại những gì đã đọc trước đó; kết nối vởi những hiểu biết khác vê' tình huống này và có thể phải

b. Tóm tắt

Khi tóm tắt cần dảm bảo các sự việc chính:

- Thạch Sanh ra đời

- Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông

- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông

- Mẹ con LT lừa TS đi chết thay cho mình.

- Thạch Sanh diệt chằn tinh bị LT cướp công.

- TS diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.

- TS diệt hồ tinh, cứu thái tử, bị vu oan vào tù.

- TS được giải oan lấy công chúa.

- TS chiến thắng quân 18 nước chư hầu.

-TS lấy công chúa và lên ngôi vua.

3. Tìm hiểu chú thích:

367

sửa đổi cả dự đoán khi tiếp tục đọc thêm những đoạn tiếp theo.

- GV giới thiệu thêm về các dị bản của truyện cổ tích Thạch Sanh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó:

Thuỷ phủ, Sinh nhai, Nước chư hầu, Động binh, Thân chinh

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi SGK trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Văn bản có thể chia làm mấy phần?

Nội dung của từng phần?

? Nêu phương thức biểu đạt , ngôi kể của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả

4. Bố cục, phương thức biểu đạt, ngôi kể a. Bố cục.

- Gồm 3 phần .

+ Phần 1 : Từ đầu ...“thần thông”: Giới thiệu lai lịch nguồn gốc Thạch Sanh.

+ Phần 2 : Tiếp …đến “hoá kiếp bọ hung” : những chiến công của Thạch Sanh.

+ Phần 3 : Còn lại : Thạch Sanh lấy công chúa và lên ngôi vua.

b. Phương thức biểu đạt: tự sự c. Ngôi kể: ngôi thứ 3

368

lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về gia cảnh của Thạch Sanh, những con vật và đồ vật kì ảo trong tác phẩm, nhân vật công chúa, so sánh được hai nhân vật Lý Thông và Thạch Sanh, kết thúc có hậu của truyện.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập:HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 362 - 369)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(649 trang)
w