Ch ỉnh sửa bài viết

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 264 - 270)

BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ TIẾT ...: VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT

III. Thực hành viết theo các bước

3. Ch ỉnh sửa bài viết

hoạt và quang cảnh chung Đoạn văn phần thân bài:

HS báo cáo, hs khác nhận xét GV nhận xét, sửa chữa

GV đưa đoạn văn mẫu.

Đoạn văn phần kết bài:

HS báo cáo, hs khác nhận xét GV nhận xét, sửa chữa

GV đưa đoạn văn mẫu

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức lý thuyết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

HS biết viết bài văn tả cảnh sinh hoạt dưới các các dạng đề cụ thể b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả viết bài văn của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, liên kết các đoạn văn tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

- GV nhận xét, đánh giá, sửa chữa D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về văn tả cảnh sinh hoạt để hoàn thiện bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết bài văn tả cảnh sinh hoạt hoàn chỉnh.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả viết bài văn của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, bài văn ở nhà - GV nhận xét, đánh giá, sửa chữa vào buổi học 2/ngày.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Tuần:...

BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ TIẾT ...: NÓI VÀ NGHE:

CHIA SẺ MỘT TRẢI NGHIỆM VỀ NƠI EM SỐNG HOẶC TỪNG ĐẾN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia.

- HS biết cách nói và nghe phù hợp: Với tư cách người nói, HS có thể dựa trên bài đã viết, phát triển và làm phong phú hơn cho phần nói, biết phát huy những lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời; với tư cách người nghe, HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học;

- Giao tiếp và hợp tác;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực riêng biệt: Bài học góp phần phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ thông qua quá trình dạy nói và nghe. Một số kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy đọc, viết, nói và nghe.

Qua bài học, học sinh biết:

- Nói: HS kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia.

- Nghe: Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

- Nói, nghe tương tác: Biết tham gia và trình bày thảo luận, biết đặt và trả lời câu hỏi…

2.3. Phẩm chất:

- Nhân ái: yêu thương quê hương, đất nước, con người,…

- Chia sẻ: Biết chia sẻ với mọi người xung quanh về suy nghĩ của mình - Tự hào: Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người,...

- Ý thức tự giác, tích cực: bảo vệ quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa, bảng phụ, bút, màu, phiếu đánh giá,…

- Học liệu: Hình ảnh, clip, tư liệu về phong cảnh quê hương đất nước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu

- Tạo hứng thú cho học sinh với tiết học.

- Học sinh nhận biết được những bức tranh về cảnh đẹp, cảnh sinh hoạt của quê hương quê hương. Từ đó khơi gợi ý tưởng cho học sinh về bài nói.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát, nhận biết.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và thái độ học tập của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động:

- GV chiếu tranh: phong cảnh ( Hồ Hoàn Kiếm, Sông Hương,…), sinh hoạt ( Chợ, trường học,…)

- GV đặt câu hỏi: Hãy nêu nội dung những bức tranh này? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những nơi này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và giải quyết nhiệm vụ.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói và nghe về chủ đề Chia sẻ một chủ đề về nơi em sống hoặc từng đến.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu, luyện tập cách thức, quy trình kể và tả một cảnh thiên nhiên hay sinh hoạt mà em trực tiếp quan sát hay tham gia; biết cách thức kể chuyện, trao đổi chia sẻ thông tin trước nhóm, tổ, lớp; cách dùng phương tiện nghe nhìn để hỗ trợ trình bày.

- Rèn cho HS kĩ năng lắng nghe tích cực (tôn trọng người nói, biết cách đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe...)

b. Nội dung:

- HS bám sách giáo khoa, chuẩn bị đề tài, xây dựng các ý chính của bài nói. ( Làm trước ở nhà).

- Thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm về đề tài đã chuẩn bị ( nội dung, tranh ảnh, clip...; cách thức trình bày, cách nghe.

c. Sản phẩm học tập: HS chọn ra được một bài và một bạn nói đại diện cho nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Chuyển giao nhiệm vụ 1. Chuẩn bị bài nói:

-GV: Như hướng dẫn chuẩn bị trước của cô, mỗi một bạn đã chọn cho mình một khung cảnh thiên nhiên hoạt một cảnh sinh hoạt mà em đã trực tiếp quan sát hoặc tham gia. Vậy trong tiết nói và nghe hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành chia sẻ những trải nghiệm của mình về những điều đó cho các bạn cùng lớp nghe; đồng thời nghe các bạn chia sẻ.

Chúng ta sẽ làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn một bài và một bạn lên trình bày.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Phát phiếu câu hỏi cho từng nhóm. Chiếu phiếu câu hỏi lên máy chiếu.

* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ (Giải quyết những câu hỏi trong phiếu)

- HS thực hiện nhiệm vụ.

? Chọn đề tài, nội dung nói nào trong số các bài đã chuẩn bị?

GV gợi ý: Em có thể kể về những điều đã thấy trên con đường tới trường; những lần theo cha mẹ, ông bà ra đồng ruộng, đi chợ, đi dạo phố…Có thể chia sẻ về một khung cảnh thiên nhiên hay sinh hoạt…

Các nhóm chọn cho mình một đề tài, nội dung trong các bài các bạn trong nhóm đã chuẩn bị.

? Dàn ý chuẩn bị đã đủ ý chưa? Cần bổ sung thêm ý gì?

GV hướng dẫn: Cần chú ý các ý chính; phần giới thiệu hoàn cảnh; kể, tả cụ thể; nêu những trải nghiệm và ấn tượng cụ thể của em về khung cảnh nơi em nói đến.

HS tiến hành chỉnh sửa, bổ sung dàn ý của bài nói.

?Em có chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu minh họa không? Dự kiến đưa vào những ý nào?

GV hướng dẫn: Nhóm chọn các tranh ảnh, tư liệu tiêu biểu. Thảo luận cách trình bày sao cho ấn tượng.

- Lựa chọn đề tài, nội dung nói.

- Tìm ý, lập ý cho bài nói.

- Chỉnh sửa bài nói.

- Tập luyện.

? Cách nói thế nào?

GV hướng dẫn: nói tự tin, sử dụng thêm ngữ điệu, động tác, nét mặt,…

Các nhóm cho bạn trình bày trước nhóm, nhóm góp ý.

* Báo cáo kết quả.

- HS báo cáo kết quả hoạt động: Đề tài, nội dung.

Bạn trình bày nói.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

PHIẾU CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu Nội dung

1 Chọn đề tài, nội dung nói nào trong số các bài đã chuẩn bị?

2 Dàn ý chuẩn bị đã đủ ý chưa? Cần bổ sung thêm ý gì?

3 Em có chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu minh họa không? Dự kiến đưa vào những ý nào?

4 Cách nói thế nào?

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a. Mục tiêu:

- Trình bày trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến bằng hình thức nói - Tóm tắt được nội dung trình bày của bạn.

- Tham gia và trình bày thảo luận, đặt và trả lời câu hỏi…

b. Nội dung:

- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.

- Các câu hỏi và trả lời của các bạn nghe và nói.

c. Sản phẩm học tập: Bài nói và ý kiến đánh giá, nhận xét của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Hoạt động 1: Trình bày bài nói

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho đại diện các nhóm bốc thăm thứ tự nói.

- Yêu cầu các học sinh tronh quá trình nghe, chú ý ghi lại

2. Trình bày bài nói Trình bày nội dung dưới hình thức nói cá nhân

các câu hỏi về bài trình bày của các bạn. Để sau khi từng nhóm nói

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* HS thực hiện nhiệm vụ - HS lên trình bày bài nói

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV khen ngợi tinh thần trình bày của nhóm Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV phát phiếu đánh giá, hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá. Các nhóm kiểm tra vòng tròn (nhóm 1-> nhóm 2-> nhóm 3->

nhóm 4->nhóm 1)

- HS nghe đặt câu hỏi về những điều cần rõ thêm, hoàn thành phiếu đánh giá nghe. (nhóm 4-> nhóm 3->nhóm 2-

> nhóm 1)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động nhóm: thực hiện phiếu đánh giá nói theo phân công; đưa ra câu hỏi về những điều cần làm rõ thêm cho nhóm bạn và hoàn thành phiếu đánh giá nghe theo phân công.

* Báo cáo kết quả và thảo luận - GV điều phối:

+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.

+ HS trình bày phiếu đánh giá đã thảo luận;

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

+ Thư ký lớp tổng hợp kết quả theo bảng tổng hợp.

Một phần của tài liệu KHBD, giáo án ngữ văn 6 cả năm CV 5512 (bộ kết nối tri thức) (Trang 264 - 270)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(649 trang)
w