1. Về kiến thức
- HS hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản, đặc biệt là hiểu các sắc thái ý nghĩa của từ ngữ (động từ, cụm động từ) trong việc thể hiện các thông điệp của văn bản hay biểu đạt dụng ý của người dùng.
- Củng cố kiến thức và thực hành sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản.
- Năng lực nhận biết phép tu từ điệp ngữ.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV
- Kế hoạch bài dạy;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện Nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
403
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Cho câu văn:
Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được
Em hãy tìm những từ ngữ có thể thay thế cho các từ in đậm trong câu văn trên và hãy cho biết vì sao em lại chọn các từ ngữ đó?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS quan sát câu văn và huy động kiến thức đã có về các xác định nghĩa của từ để thực hiện yêu cầu câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV nhận xét, dẫn vào bài mới
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành về xác định nghĩa của từ trong văn bản và thực hành phân tích tác dụng của phép điệp ngữ.
- Thay thế từ mơn mởn bằng từ xanh non
- Thay từ lúc lỉu bằng từ chúc chích
- Có thể thay thế được như trên bởi vì các từ ngữ thay thế cho nhau có nghĩa tương tự nhau.
B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về nghĩa của từ, phép tu từ điệp ngữ a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định nghĩa của từ, phép điệp ngữ
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
404
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy nêu hiểu biết của mình về cách xác định nghĩa của từ
+ Nhắc lại phép điệp ngữ? Công dụng của phép điệp ngữ?
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện Nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức =>
Ghi lên bảng
I. Ôn tập lí thuyết
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào
II. Luyện tập
Bài tập 1 ( SGK trang 35)
- (xanh) mơn mởn: xanh non, tươi
405
vở. Vận dụng cách suy đoán nghĩa đã học hoặc tra từ điển.
Đọc những câu sau trong truyện Cây khế (Bùi Mạnh Nhị kể).
a.Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.
b. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
=> Ghi lên bảng
- Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.
Nhiệm vụ 2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 2.
- Lúc lỉu: nhiều quả trên khắp các cành.
- Ròng rã: kéo dài, liên tục - Vợi hẳn: giảm đi đáng kể
406
1. Tìm những từ ngữ thể hiện sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh trong hai đoạn trích sau:
a. Đoạn trích kề lại cảnh vợ chồng người em thấy chim ăn khế:
Một buổi sáng, hai vợ chồng ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
Một hõm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!
b. Đoạn trích kề lại cảnh vợ chồng người anh thấy chim ăn khế:
Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến. Một buổi sáng, hai vợ chồng thấy luồng gió mạnh nổi lên và ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ