Hướng tiếp cận công chúng báo chí trên điện thoại di động

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 22 - 25)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI

1.1.2. Hướng tiếp cận công chúng báo chí trên điện thoại di động

chính xác thực tiễn biến đổi công chúng do truyền thông bằng điện thoại di động mang lại nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng, tất cả công chúng truyền thông đều chạm vào hiện tượng của tính di động trong truyền thông.

Và chúng tôi tin rằng đã đến lúc cho một nỗ lực chung là nghiên cứu xem có những tác động lớn gì nữa của truyền thông bằng điện thoại di động trong tương lai.” [111, tr61]. Hưởng ứng lời kêu gọi này của Andy Ruddock, các nhà nghiên cứu truyền thông đã phác họa rõ hơn về chân dung công chúng báo chí trên điện thoại di động qua một số hướng tiếp cận.

Hướng nghiên cứu công chúng từ mô thức tiếp nhận4. Hướng nghiên cứu này được nhiều nhà nghiên cứu hiện đại quan tâm, nhất là những công trình nghiên cứu công chúng báo chí di động. Từ đầu thập niên 1980, khái niệm "phi đại chúng hoá" thông tin đại chúng được nhiều nhà truyền thông học đề cập đến như là một chỉ báo cho quá trình phát triển của truyền thông và sự tiếp nhận của công chúng đối với phương tiện truyền thông mới. Trong tác phẩm Cú sốc tương lai, Alvin Toffler (2002) đã khẳng định rằng trong tương lai khi các phương tiện truyền thông mới ra đời rất có thể là hiện tượng

"thông tin đại chúng bị phi đại chúng hoá" xuất hiện. Ông cũng phân tích khá xác đáng là bản chất là quá trình chia nhỏ công chúng giữa các phương tiện truyền thông, là “truyền thông mới, chia nhỏ người xem” và chúng ta đang ở vào “thời đại của truyền thông nhóm nhỏ” [1, tr45].

Hướng nghiên cứu hành vi, nhu cầu của công chúng. Quan tâm đến công chúng với tư cách là khách hàng, người dùng, công trình tổng hợp về tình hình sử dụng báo chí di động của Cameron, D. (2007) đã phác họa được hình ảnh rõ nét về hiện trạng của công chúng báo chí di động. Theo Cameron báo chí di động là lĩnh vực được cả nhà báo, người sản xuất tin tức và giới nghiên cứu truyền thông quan tâm. Theo đó, “báo chí di động thực ra là “cuộc chơi” của các nước đang phát triển và phát triển, chúng dành cho một bộ phận dân cư giàu có, có trình độ học vấn nhất định và có thời gian giải trí nhất

định”[113, tr29]. Đây là phương tiện giới trẻ sử dụng nhiều và sẽ tiếp tục phát triển chừng nào công nghệ, nhất là công nghệ thông tin còn phát triển.

Song song với những nghiên cứu chỉ ra những tích cực do truyền thông trên điện thoại di động mang lại, một số các công trình lớn của nhiều nhà khoa học cũng đã chỉ ra những hệ luỵ mà báo chí, truyền thông trên điện thoại di động tác động đến công chúng. Một nghiên cứu của Giáo sư Mark Stevenson (2013) thuộc Trung tâm Nghiên cứu tổn thương của Viện Đại học tây Úc đã minh chứng rằng, truyền thông di động đã làm bất an nhiều người, khiến họ trở nên tốn thời gian và lo sợ. Mark Stevenson đã điều tra 4.015 người tại 3 tiểu bang của Mỹ gồm Florida, Illinois và Ohio, kết quả là 17% số người được hỏi cho rằng phát minh ra điện thoại là điều tồi tệ thứ 2 trên thế giới sau vũ khí hạt nhân [134, tr47]. Công trình nghiên cứu của Mark Stevenson cũng chỉ cho thấy có rất nhiều triệu lời nhắn trao đổi, bình luận về các vấn đề do truyền thông mang lại được thực hiện trên điện thoại di động không phải bằng lời nói mà bằng chữ viết. Chính sự giao tiếp này đã tạo nên một trào lưu sử dụng các ký tự biến thể làm loãng ngôn ngữ. Công trình của Giáo sư Mark Stevenson cũng kết luận rằng, sử dụng điện thoại di động để tương tác và đọc báo, bình luận rất có thể sẽ làm cho một bộ phận công chúng trở thành công cụ của kỹ nghệ.

Trong khi đó, cùng quan điểm với Mark Stevenson, John M.C (2013) trong tác phẩm How to use a mobile phone for wirting đã đưa ra khuyến cáo

“công chúng đọc báo trên điện thoại di động sử dụng phương tiện tương tác nhiều sẽ viết tắt và cú pháp tắt dùng lẫn lộn trong các lời nhắn, gây tác hại cho kỹ năng đọc và viết của giới trẻ” [125, tr139]. John M.C cũng cho biết, trong cuộc thăm dò tại 4 nước châu Âu do mình thực hiện đã phát hiện thấy 80% công chúng là nhân viên văn phòng và 60% học sinh, sinh viên lơ là trong công việc và học tập khi có điện thoại bên cạnh. Chính điện thoại là

“thủ phạm” để những đối tượng này có cơ hội đọc báo mà không chú tâm đến

việc làm hay học tập. Điện thoại di động là công cụ hữu ích để đọc báo, giao thiệp xã hội nhưng đối với phần lớn công chúng, những thiết bị này đôi khi dường như giống cái xiềng hơn là người bạn.

Thành quả của các công trình nghiên cứu về công chúng báo chí trên điện thoại di động là đã thống kê và nhận diện được chân dung công chúng dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình đều tập trung làm rõ những đặc điểm của công chúng về nhu cầu, tần suất, mức độ và phạm vi…Đặc biệt những kết quả của các công trình này đã đi đến khẳng định được một thực tế chính xác là trong môi trường truyền thông hiện đại, một bộ phận công chúng mới đã được hình thành, công chúng báo chí trên điện thoại di động.

Tuy vậy, nhược điểm lớn của các công trình này là nghiên cứu một cách riêng lẻ không gắn giữa việc biến đổi của các loại hình báo chí với nhu cầu thông tin và tâm lý tiếp nhận thông tin của từng bộ phận công chúng. Mối quan hệ giữa công chúng-nhà báo-kênh thông tin cũng chưa được tiếp cận mặc dù đây là hướng nghiên cứu cần thiết để tìm ra các đặc điểm về công chúng của các phương tiện truyền thông mới. Một hạn chế khác nữa là hướng tiếp cận này đã quá đề cao phương tiện truyền thông di động, xem đó là phương tiện chính yếu nhất của đời sống xã hội hiện đại. Quan điểm trên phủ nhận sự tồn tại của một bộ phận công chúng báo chí vốn trung thành với các loại phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, phát thanh.

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w