Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI
3.4. Công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động
4.4.2. Nhu cầu thông tin của công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động
4.4.2.1. Những lĩnh vực, nội dung quan tâm tiếp nhận của công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động
Sự ra đời của báo chí trên điện thoại di động đã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và tiếp nhận thông tin báo chí. Và điều đặc biệt là, chính sự xuất hiện này đã hình thành nên một bộ phận công chúng báo chí
mới, công chúng báo chí trên điện thoại di động. Theo khảo sát của chúng tôi, công chúng tiếp cận thông tin qua phiên bản mobile nhiều hơn hẳn phiên bản web. CMS của một số tờ báo sau là một minh chứng:
Bảng 3.7. Lượng truy cập trên web và mobile ở một số bài viết của một số tác giả
ST T
Tên bài viết
Tác giả Web Tỉ lệ (%)
Mobil e
Tỷ lệ (%)
Tổng Tỷ lệ (%)
1 Tên
cướp kéo lê cô gái hơn 30m trên đường phố Sài
Gòn bị bắt
trandinhtha o
8181 5
41,1 11707 3
58,9 198,88 8
100
2 Hàng
nghin người chôn chân trước sân bay
Tân Sơn
trandinhtha o
7270 37,6 12035 62,4 19,305 100
Nhất do kẹt xe 3 Vụ giáo
viên bị đồng nghiệp sát hại:
thầy giáo ra đầu thú
trandinhtha o
2942 6
31,8 63034 68,2 92,460 100
4 Mỹ và
đồng minh dội tên lửa vào Syria
mynhung 2439 49,2 2513 50,8 4,953 100
5 Thắp
lửa lòng dân
lecuong 1797 38,3 2890 61,7 4,687 100
Nguồn: Các tác giả cung cấp vào 7/2018 Trong tổng số 5 bài được thống kê trên, số lượng công chúng truy cập bằng desktop, laptop (còn gọi là truy cập qua phiên bản web theo cách gọi của trình quản lý- CMS) thường dưới 50%, trong khi đó, lượng truy cập qua điện thoại di động (phiên bản mobile) thường xuyên trên 50%. Kết quả khảo sát trên có thể khẳng định rằng, công chúng báo chí di động đã bắt đầu chiếm lĩnh một thị phần lớn của báo chí và truyền thông tại Việt Nam. Việc sử dụng điện thoại di động để đọc báo, xem, nghe đài là tất yếu trong thời đại công nghệ số bởi chính thiết bị đầu cuối này có nhiều ưu điểm hơn các dạng thiết bị khác.
Mặc dù là một nền tảng báo chí cập nhật thông tin liên tục, phong phú, đa dạng, nhiều lĩnh vực phản ánh, tần suất truy cập của người dùng khá lớn, song nội dung thông tin được công chúng truy cập không đồng đều mà có sự phân hóa rất rõ nét. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, nội dung công chúng quan tâm tập trung vào các lĩnh vực chính trị-xã hội, giải trí, thời trang và làm đẹp và sức khỏe và giới tính.
Chính trị-xã hội là lĩnh vực được quan tâm lớn của công chúng bởi nội dung này thường thông tin những vấn đề thời sự cấp bách của xã hội, cung cấp cho công chúng có được những thông tin bao quát đời sống. Số liệu thống kê cho thấy có 515 ý kiến, chiếm 44.2% (C10.1-PL1) chọn tiếp cận thường xuyên thông tin chính trị- xã hội. Nội dung chính trị-xã hội của báo chí trên điện thoại di động thường được chuyển tải nhanh chóng qua các thể loại ngắn như tin tức, tường thuật vốn là các thể loại công chúng tiếp cận nhiều nhất.
Chính cách đưa tin ngắn gọn, súc tích, phù hợp với phương thức tiếp nhận thông tin trên điện thoại di động là nguyên nhân có thể giúp công chúng thường xuyên truy cập loại thông tin này. Mặc khác, lĩnh vực chính trị-xã hội luôn là những lĩnh vực giúp người dùng tiếp cận nhanh những vấn đề của đời sống xã hội nên cũng được khá đông công chúng quan tâm.
Lĩnh vực giải trí, thời trang-làm đẹp và sức khỏe-giới tính là lĩnh vực tiếp theo được người dùng lựa chọn tiếp nhận trên điện thoại di động. Theo số liệu khảo sát, lượng người dùng tiếp nhận thông tin giải trí chiếm 47.6%
(PL1-C10.5), thời trang- làm đẹp chiếm 36.6% (PL1-C10.8), sức khỏe-giới tính chiếm 38.4% (PL1-C10.9). Nội dung phản ánh của những lĩnh vực này vừa là những thông tin chỉ dẫn vừa là các hoạt động thư giản, giải trí cho người dùng. Thông tin giải trí như một cái “van”19 giảm tải áp lực đối với người dùng khi tiếp cận, trong khi đó, thông tin chỉ dẫn trong các lĩnh vực sức khỏe, thời trang và làm đẹp là một trong các nội dung quan trọng giúp công chúng có được kiến thức, kinh nghiệm để áp dụng vào đời sống thực tế.
Có thể nói, với những tiếp xúc có chọn lọc về nội dung phản ánh của công chúng, một lần nữa khẳng định có sự chuyển đổi tâm trạng rõ rệt của công chúng khi tiếp nhận thông tin từ báo chí trên điện thoại di động. Mục đích tiếp xúc (đọc, nghe, xem) của công chúng với báo chí trên điện thoại di động là để thỏa mãn nhu cầu cá nhân như tiêu khiển, giải trí, giảm tải áp lực, đồng thời, tìm kiếm các kiến thức, kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện bản thân và điều chỉnh hành vi trong cuộc sống như lý thuyết Sử dụng và hài lòng đã từng nêu ra.