Đặc điểm nhu cầu thông tin của công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 146 - 151)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI

3.4. Công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động

4.4.2. Nhu cầu thông tin của công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động

4.4.2.2. Đặc điểm nhu cầu thông tin của công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động

Nhìn chung, nhu cầu thông tin của công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, nhu cầu thông tin liên quan đến giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp. Thực tế trên cho thấy, ở Việt Nam, công chúng báo chí di động đang gia tăng nhanh cả về số lượng và thời gian tiếp nhận. Nhu cầu thông tin của công chúng báo chí di động qua việc tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào các yếu tố như lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính. Kết quả điều tra cho thấy, giới tính và độ tuổi là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn nội dung phản ánh. Nam giới có hứng thú với những thông tin thời sự-chính trị, thể thao, trong khi đó nữ giới nghiêng hẳn về thông tin sức khỏe-giới tính và chỉ dẫn.

Trong khi đó, độ tuổi từ 16 đến 18 thích truy cập các tin tức giải trí, nóng, cá nhân, độ tuổi từ 19 đến 55 truy cập các thông tin thời sự, thông tin liên quan đến công việc cá nhân và độ tuổi trên 55 thường quan tâm đến các vấn đề xã hội. Bảng thống kê sau là minh chứng:

Bảng 3.8. Số liệu thống kê nội dung lựa chọn của công chúng báo chí di động theo giới tính

Nội dung Độ tuổi Giới tính

16-18 19-24 25-34 35-55 Trên 55 Nam Nữ Chính trị- Xã hội 7.2% 31.3% 46.0% 83.2% 78.9% 86.7% 32.1%

Văn hóa 21.3% 32.0% 43.5% 49.1% 80.3% 62.0% 51.2%

Giải trí 53.6% 62.3% 78.1% 73.0% 79.1% 42% 61.5%

Kinh tế 6.8% 17.3% 42.3% 67.6% 64.5% 71.2% 34.7%

Thời trang- Làm đẹp 78% 43.2% 75.7% 65.2% 19.2% 34.8% 88.1%

Sức khỏe-Giới tính 52% 37.0% 41.8% 35.7% 79.0% 51.7% 86.4%

Môi trường 19.7% 36.2% 49.1% 27.8 41.8% 68.5% 49.1%

Thể thao 46.2% 35.8% 43.7% 51.3% 21.1% 85.9% 23.4%

Giáo dục 19.8% 32.9% 41% 37.8% 67.4% 68.3% 48.7%

Khoa học 28.3% 19.6% 42.5% 41.2% 37.8% 69.8% 41.0%

Khác 36% 21% 9.7% 5.9% 16.8% 12.0% 21.7%

Nguồn: Điều tra tháng 7/2018 Kết quả tổng hợp trên cho thấy, nam giới đã lựa chọn thông tin nghiêng hẳn về nội dung thời sự chính trị và thể thao với tỉ lệ trung bình khá cao là 86.7% và 85.9%, trong khi đó nữ giới ưu tiên hưởng thụ các nội dung sức khỏe-giới tính và thời trang làm đẹp, lần lượt là 86.4% và 88.1%. Ngoài giới tính, yếu tố lứa tuổi cũng có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn các thông tin của báo chí trên điện thoại di động. Công chúng trong độ tuổi trung niên (35- 55) thích các chương trình có nội dung thời sự (83.2%), thanh niên độ tuổi từ 16 đến 24 thích truy cập thông tin giải trí (78.1%), độ tuổi trên 55 thích những vấn đề văn hóa, xã hội (80.3%).

Thứ hai, công chúng báo chí trên điện thoại di động có độ tuổi thanh niên, trung niên chiếm số đông. Đây là bộ phận công chúng thích những tin tức mới lạ, hấp dẫn nhưng cũng có ích lợi đối với bản thân. Vì thế những lĩnh vực như giải trí, sức khỏe, thể thao, thời trang cũng được quan tâm truy cập.

Số liệu khảo sát cho thấy, 409 ý kiến, chiếm 34.3% thường xuyên tiếp cận thông tin thể thao, 567 ý kiến, chiếm 47.6 tiếp cận thông tin giải trí, 432 ý

kiến, chiếm 36.3% nói họ truy cập thông tin thời trang và 457 ý kiến, chiếm 38.4% cho biết họ thường theo dõi các thông tin về sức khỏe, giới tính (C10.4, C10.5, C10.8, C10.9-PL1).

Biểu đồ 3.4. Nhu cầu thông tin của công chúng báo chí trên điện thoại di động

Nguồn: khảo sát 7/2018, tỉ lệ % Công chúng trong độ tuổi từ 35 đến 55 tiếp cận các nội dung thời sự phản ánh tình hình quốc tế, sự kiện nóng trong nước. Đối với đối tượng công chúng này, báo chí trên điện thoại di động là nguồn tài liệu phong phú đa dạng, tiết kiệm và dễ dàng tiếp cận để phục vụ tốt hơn cho công việc hay giải trí của mình. Thông tin về thời sự, những vấn đề lớn của đời sống xã hội là mối quan tâm hàng đầu không chỉ để biết mà còn để hiểu và ứng xử trong đời sống, rất cần thiết cho công việc và các mối quan hệ. Chính vì vậy, việc lựa chọn, đọc tiếp cận những thông tin này trên phương tiện điện thoại di động đã trở thành nhu cầu tất yếu của nhóm người này. Bên cạnh những tin tức thời sự hấp dẫn, nóng hổi vốn là “nhu yếu phẩm” trong đời sống sinh hoạt tinh thần

thì những thông tin giải trí được nhiều người ở độ tuổi trung niên lựa chọn như một món ăn “nhẹ” để thư giãn, giải tỏa áp lực trong công việc và trong cuộc sống. Đây là các thông tin được lựa chọn tiếp theo theo thói quen tiếp nhận thông tin của nhóm này. Trong khi đó những người từ 55 tuổi trở lên đã bắt đầu tiếp cận với các sản phẩm công nghệ, tuy nhiên nhóm người này chỉ thỉnh thoảng quan tâm đến những nội dung thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) và tần suất đọc báo trên điện thoại di động cũng không thường xuyên. Những người trong độ tuổi này tiếp cận những vấn đề về chính trị và kinh tế, tiếp cận nhiều đến những bài viết, những câu chuyện về con người, vùng đất, văn hóa chuyên sâu.

Thứ ba, nhu cầu và cách thức ứng xử thông tin liên quan đến trình độ học vấn. Trước đây các cuộc điều tra xã hội học thường chỉ ra rằng, sự lựa chọn các kênh thông tin báo chí phụ thuộc nhiều vào trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên qua cuộc khảo sát của chúng tôi, trình độ học vấn còn liên quan đến việc truy cập các trang web, các nội dung thông tin theo nhóm. Việc chọn lựa các nội dung thông tin phù hợp với khả năng và sở thích là tùy thuộc vào từng cá nhân. Có một điều khác biệt giữa nhóm công chúng có trình độ học vấn thấp và trình độ học vấn cao là nhóm công chúng có trình độ học vấn cao biết cách xử lý, phản hồi và chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các sản phẩm báo chí di động nhiều hơn nhóm công chúng có trình trung bình và thấp.

Biểu đồ 3.5. Thái độ công chúng sau khi truy cập thông tin trên điện thoại di động theo trình độ học vấn

N guồn: Điều tháng 7/2018, theo tỉ lệ (%) Theo số liệu thống kê đã liệt kê trên, những người thuộc nhóm công chúng có trình độ học vấn dưới THPT và THPT thường truy cập thông tin qua điện thoại di động để giải trí là chủ yếu, họ ít có thái độ, ít phản ứng hoặc không có nhu cầu chia sẻ, bình phẩm khi tiếp nhận thông tin (chiếm 87%).

Trong khi đó, nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học thường có những phản ứng, bình phẩm hoặc chia sẻ thông tin nhiều hơn (chiếm 72%). Cụ thể hơn, trong nhóm công chúng này, bộ phận công chức văn phòng có thái độ trao đổi, chia sẻ thông tin với bạn bè đồng nghiệp nhiều hơn gấp 2 lần so với những nhóm thuộc ngành nghề khác cùng trình độ học vấn.

Nhìn chung, nhu cầu thông tin của công chúng, nhất là đối tượng có trình độ học vấn cao thể hiện hiệu quả quan hệ cá nhân rất lớn. Sự chia sẻ, tương tác của công chúng với nhân vật trong tác phẩm, với người dùng khác và quan hệ giữa người dùng với người thân, bạn bè, đồng nghiệp được thể hiện một cách rõ nét. Công chúng báo chí trên điện thoại di động không chỉ tiếp nhận thông tin để biết cho mỗi cá nhân mà còn chia sẻ, phát tán, trao đổi với những người khác qua các nền tảng khác nhau như mạng xã hội, các hình thức bình luận dưới tác phẩm hoặc trực tiếp qua tin nhắn hay đối thoại,… xem

báo chí trên điện thoại di động như một không gian sống mà ở đó họ có thể để nắm bắt thông tin, tiếp xúc, kết bạn, chia sẻ, tương tác với người khác, trở thành một hệ sinh thái mới của đời sống thông tin-giao tiếp.

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w