Giải pháp quản lý và đào tạo người làm báo

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 185 - 190)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI

4.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí trên điện thoại di động

4.2.2. Giải pháp quản lý và đào tạo người làm báo

Tổng kết thực tiễn hoạt động và quản lý báo chí trên điện thoại di động để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung vào luật.

Báo chí trên điện thoại di động ra đời và phát triển trong một thời gian khá ngắn, tuy vậy, tốc độ và sự biến đổi của nó rất nhanh chóng và có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong tình hình thực tế hiện nay khi pháp luật về các phương tiện truyền thông mới còn chung chung, còn nhiều khoảng trống chưa áp dụng tới hoặc áp dụng nhưng đã lạc hậu, không theo kịp, các cơ quan quản lý báo chí, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông cần thiết phải khảo sát, tổng kết thực tiễn, theo sát diễn biến của các phương tiện truyền thông mới nói chung và báo chí trên điện thoại di động nói riêng để đề xuất, tham mưu và đưa ra các văn bản qui phạm hoàn thiện hơn, đi vào thực tế hơn.

Lấy ví dụ, tình trạng sử dụng phần mềm đọc báo trên điện thoại di động vẫn chưa được luật hóa cụ thể. Hầu hết các kho ứng dụng không quan tâm đến việc phần mềm đọc báo sẽ lấy nguồn tin từ đâu, nhưng khi người sử dụng

phần mềm ấy tiếp cận thông tin sẽ mất phí và những chủ thể phần mềm được chia lợi nhuận từ đó. Một số phần mềm khác hoặc đã mặc định trên điện thoại hoặc tự động cài đặt hoặc gọi mời người dùng cài đặt trên điện điện thoại, tự ý sử dụng lại các tác phẩm báo chí ăn khách, các bản tin "nóng" để câu view nhằm thu phí từ quảng cáo. Đây là vấn đề vi phạm bản quyền nghiêm trọng.

Trong thời gian tới, để tránh việc vi phạm bản quyền đang có chiều hướng

"biến tấu" sang một hình thức mới, cần sớm có một văn bản hướng dẫn cụ thể dành cho các kho ứng dụng để bảo vệ quyền lợi của người làm báo.

Dự báo những xu hướng phát triển mới để xây dựng qui phạm quản lý phù hợp trong từng giai đoạn

Pháp luật về các phương tiện truyền thông mới nói chung, báo chí trên điện thoại di động nói riêng không chỉ dừng lại ở việc quản lý báo chí truyền thông hiện tại mà còn phải hướng đến tương lai, có tầm nhìn trong khoảng thời gian nhất định. Sự bùng nổ của truyền thông mới, nhất là báo chí trên điện thoại di động đã làm thay đổi phương thức làm báo, tiếp cận, hưởng thụ thông tin và đặc biệt hơn, phương tiện này có những biến đổi, thay đổi nhanh chóng. Để có thể tầm soát và quản lý tốt loại hình báo chí truyền thông này, các văn bản pháp qui của Nhà nước nhất thiết phải đi trước để kịp quản lý.

Thực tế cho thấy nếu luật, các văn bản qui phạm dự báo được những điểm mới của hoạt động báo chí truyền thông sẽ tránh được tình trạng chạy sau tình huống, sa vào xử lý tình huống, thường xuyên phải xử lý khắc phục các tình huống không tốt đã xảy ra trong thông tin. Tất nhiên, việc chỉ đạo để xử lý các tình huống luôn luôn là công việc cần thiết và là phần công việc quan trọng của công tác lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông. Tuy nhiên, nếu việc xử lý tình huống lấn át công việc khác trong chỉ đạo, quản lý, thì rõ ràng là có vấn đề cần thay đổi. Cần nâng cao tính chủ động không chỉ trong chỉ đạo nội dung thông tin, mà cả trong quản lý nhà nước đối với báo chí -

truyền thông. Quản lý nhà nước chưa theo kịp với các thay đổi trong lĩnh vực truyền thông.

Sửa đổi toàn diện, cụ thể hoá các quy định còn chung chung, khái lược, giản đơn thành các qui phạm cụ thể để quản lý và điều hành tốt.

Một trong những vấn đề hết sức cấp bách hiện nay cần phải thay đổi là không vận dụng những điều khoản chung của báo chí cho các hoạt động truyền thông mới hay báo chí trên điện thoại di động. Thực tế yêu cầu cần cụ thể hóa các điều luật, qui phạm pháp luật một cách khoa học, chính xác, chi tiết cho từng loại hình. Bởi trong bối cảnh truyền thông, báo chí số các phương tiện truyền thông mới nói chung, báo chí trên điện thoại di động nói riêng có những đặc trưng, hoạt động rất khác biệt so với các phương tiện truyền thông truyền thống. Không chỉ người làm báo, cơ quan báo chí mà cả công chúng của loại hình báo chí này cũng rất khác biệt. Để quản lý tốt cần có những chế tài đủ mạnh, hợp lý và thiết thực hơn.

Các quy định pháp lý đối với hoạt động báo chí, truyền thông, nhất là truyền thông mới càng đầy đủ, chi tiết, thì càng có tác dụng khuyến khích hoạt động hữu ích, ngăn ngừa các sai phạm. Cả khi cần chấn chỉnh sai sót thì cũng thuận tiện và hiệu quả hơn vì đã có các quy định pháp lý cụ thể, chi tiết để vận dụng. Hoàn chỉnh các quy định luật pháp không những mang lại thuận lợi cho người quản lý, mà còn thuận lợi cho bản thân hoạt động bị quản lý, bởi có sự minh bạch trong xử lý các vấn đề của hoạt động đó. Khi đó sự chỉ đạo báo chí sẽ chủ động hơn, chủ yếu là định hướng, cung cấp thông tin, phát huy năng lực sáng tạo của báo chí.

Hiện nay các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí - truyền thông, đặc biệt là truyền thông mới dù đã sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn mang tính chung chung của luật khung. Trong tình hình hiện nay, có nhiều trường hợp không có điều khoản qui định trong luật, các văn bản dưới luật để xử lý. Chẳng hạn việc phát triển ào ạt các dịch vụ gia tăng trên báo chí

hiện nay (nhắn tin, dự đoán, dịch vụ văn hóa, giải trí...) làm nảy sinh nhiều lệch lạc, nhưng không dễ xử lý vì không có những quy định tương ứng để áp dụng. Điều này cho thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các quy phạm pháp luật có thể bao trùm đa số các dạng sai phạm của hoạt động báo chí truyền thông. Trước hết cần chi tiết hóa luật khung và khi có những hiện tượng mới của báo chí thì cần có các quy định dưới luật thật sát và kịp thời.

Quản lý và sử dụng đúng mục đích các dữ liệu cá nhân người dùng.

Thực tế cho thấy dữ liệu người dùng hiện nay đang có rất nhiều nguồn khác nhau như dữ liệu người dùng chính ngạch (First-Party Data), dữ liệu người dùng được chia sẻ bởi đối tác (Second-Party Data) và dữ liệu bên thứ 3 độc lập (Third-Party Data). Trong đó loại dữ liệu thứ ba là không có mối quan hệ giao dịch trực tiếp với người dùng. Đây là loại dữ liệu được khai thác không công khai, không có nguồn rõ ràng dẫn đến sai lệch thông tin và vi phạm quyền riêng tư của công chúng.

Việc quản lý tốt các nguồn dữ liệu công chúng sẽ giúp loại bỏ các dữ liệu thiếu chính xác, giảm tối đa vấn đề vi phạm thông tin cá nhân và giúp cho các cơ quan báo chí có đủ cơ sở để cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu chính đáng cho công chúng. Ngoài ra, để có những thuận lợi trong công tác quản lý, các cơ quan báo chí cũng cần phải lựa chọn chính xác các nguồn dữ liệu, trong đó tập trung chủ yếu ở nguồn dữ liệu chính ngạch, dữ liệu được khai thác công khai và được công chúng tự nguyện cung cấp qua các công cụ thu thập thông minh từ người dùng.

4.2.2.2. Đào tạo người làm báo trên điện thoại di động

Đào tạo người làm báo chuyên nghiệp: phóng viên, nhà báo của cơ quan báo chí

Người làm báo trên điện thoại di động phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, khác biệt với cách làm báo truyền thống. Người làm báo trên

điện thoại di động phải có tư duy làm báo số, am hiểu kỹ thuật, có tư duy làm báo di động, có phương thức tìm đề tài nhanh, cách xây dựng tác phẩm gọn, nhẹ nhưng hiệu quả. Họ cần được đào tạo không chỉ là người xây dựng nội dung mà còn biết tổ chức, thiết kế bài viết thật sinh động, hấp dẫn, bắt mắt, trực quan và đa phương tiện.

Điện thoại di động thông minh hiện tại đã tích hợp rất nhiều các ứng dụng làm báo, phóng viên sẽ phải sử dụng phương tiện này để sản xuất sản phẩm báo chí. Trong tương lai gần, điện thoại di động thông minh là thiết bị duy nhất để nhà báo tác nghiệp, vì thế, mỗi phóng viên vừa phải là người sản xuất nội dung vừa phải là người am hiểu và sử dụng thành thạo các tính năng kỹ thuật của điện thoại di động thông minh. Nói một cách khác, phóng viên phải được đào tạo căn bản về cách làm báo trên điện thoại di động dưới góc độ sản xuất tin tức và thiết kế tin, bài.

Qui trình làm báo trên điện thoại di động trong tương lai sẽ được hình dung như sau: Một sự kiện nóng xảy ra, tòa soạn sẽ phân công khoảng 1-3 phóng viên hoặc biên tập viên phối hợp cùng nhau vừa sản xuất vừa đưa tin.

01 phóng viên có mặt tại hiện trường (ghi lại âm thanh, hình ảnh, quay phim...), truyền về tòa soạn. Tại tòa soạn, một biên tập được phân công xử lý các nguyên liệu thô do phóng viên hiện trường gửi về, có thể đưa trực tiếp video clip truyền tại hiện trường, cắt ảnh, cắt clip nhỏ chọn để viết bài, đưa tin, bổ sung nhiều thông tin khác đưa lên sản xuất thành các tác phẩm và chuyển cho nhiều nền tảng loại hình (báo in, báo điện tử hoặc trên điện thoại di động).

Để tiếp cận được cách làm báo này, phóng viên cần được đào tạo căn bản về qui trình sản xuất và chuyển tải thông tin theo phương thức báo chí di động.

Đào tạo, bồi dưỡng người làm báo không chuyên: đội ngũ cộng tác viên, người dùng tham gia sản xuất.

Đội ngũ cộng tác viên, người dùng là lực lượng quan trọng trong quá trình sản xuất của báo chí trên điện thoại di động. Họ vừa là người cung cấp thông tin, tham gia sản xuất và xuất bản tin tức báo chí, có vai trò kết nối và tạo lập mối quan hệ giữa các chủ thể của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế, đội ngũ này hầu hết chưa được đào tạo chuyên môn làm báo, chưa có kiến thức và kỹ năng làm báo trong thời đại số. Bồi dưỡng bộ phận này có thể thực hiện tình tự theo các bước: (i) các cơ quan báo chí, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội nhà báo Việt Nam hoặc hội nhà báo các tỉnh cần tập trung nhóm này theo từng tháng, quí hoặc năm để lắng nghe những nhu cầu, yêu cầu của họ nhằm xây dựng các kế hoạch đào tạo tốt hơn, (ii) tập trung vào bồi dưỡng về chuyên môn (kiến thức, kỹ năng), pháp luật (các qui định, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ,..), phẩm chất (vấn đề đạo đức, chính trị, tư tưởng,…), (iii) tổ chức hội thảo, trao đổi nghề nghiệp, giao lưu thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ giữa người làm báo chuyên nghiệp của các báo, đài với đội ngũ cộng tác viên, người dùng.

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 185 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w