Lí thuyết “Mô hình truyền thông” của Claude Shannon & Warren Weaver

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 70)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI

2.2. Hệ hình và lý thuyết tiếp cận nghiên cứu

2.2.3. Lí thuyết “Mô hình truyền thông” của Claude Shannon & Warren Weaver

Năm 1948, Harold D. Lasswell đã đưa ra một công thức nổi tiếng khi nói về truyền thông: “Ai nói, nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai và có hiệu quả

gì?” (Who says what in which channel to whom with what effect?). Cách đặt vấn đề của thuyết này chịu ảnh hưởng bởi tâm lý học hành vi, cho rằng cùng một kích thích sẽ tạo ra cùng một loại phản ứng giống nhau ở đám đông công chúng. Theo đó, quá trình truyền thông là quá trình truyền tải thông điệp giữa nguồn phát để gây ảnh hưởng tới người nhận, thông qua các kênh truyền thông.

Bắt nguồn từ các nghiên cứu của Harold D. Lasswell, truyền thông được tiếp cận như một hệ tuyến tính (linear model) mà sự khởi đầu là từ một nguồn phát (source), kết thúc là điểm tiếp nhận (receiver) và thông điệp (message) được trung chuyển qua những kênh (channel) trung gian, Claude Shannon và Warren Weaver đã phát triển thêm với hai yếu tố quan trọng là phản hồi (feedback) và nhiễu (noise) để trở thành mô hình truyền thông hai chiều và hình dung truyền thông như một quá trình tuần tự như sau:

Hình 2.1. Mô hình truyền thông của Shannon và Weaver

Claude Shannon và Warren Weaver đã cấu trúc mô hình này dựa trên các yếu tố sau: Một nguồn thông tin, tạo ra một thông điệp. Một máy phát, mã hóa tin nhắn thành tín hiệu. Một kênh, mà tín hiệu được điều chỉnh để truyền.

Một máy thu, "giải mã" (tái tạo lại) thông điệp từ tín hiệu. Một điểm đến, nơi tin nhắn đến. Shannon và Weaver lập luận rằng có ba cấp độ vấn đề trong lý thuyết này. Vấn đề kỹ thuật: thông điệp có thể được truyền đi chính xác như thế nào. Vấn đề ngữ nghĩa: ý nghĩa của thông điệp chính xác như thế nào.

Vấn đề hiệu quả: ý nghĩa nhận được ảnh hưởng đến hành vi người nhận ra sao. Shannon và Weaver cũng nhận thấy rằng trong quá trình truyền thông

yếu tố ồn ào/nhiễu cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả. Vì thế khi truyền thông cần chú ý đến yếu tố này và cần xem xét ở nghĩa rộng của khái niệm này.

Theo đó, tiếng ồn theo quan niệm trong mô hình truyền thông hai chiều này là tiếng ồn sinh lý-suy giảm, tiếng ồn ngữ nghĩa, tiếng ồn cú pháp, tiếng ồn tổ chức, tiếng ồn văn hóa, tiếng ồn tâm lý.

Điểm đặc biệt nhất ở mô hình truyền thông của Shannon và Weaver là yếu tố “phản hồi” thông tin giữa người nhận với nguồn phát, đồng nghĩa với việc khẳng định truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân.

Xã hội càng phát triển, trình độ hiểu biết con người được nâng lên, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời nhiều phương tiện truyền thông mới đã làm cho truyền thông trở thành hai chiều và mềm dẻo hơn. Shannon và Weaver cũng khẳng định, thời đại công nghiệp (được nhắc đến vào cuối những năm 40, thế kỷ XX khi đưa ra mô hình truyền thông, 1949), công chúng, người tiếp nhận, đóng vai trò quyết định trong quá trình truyền thông.

Sự quyết định của công chúng không chỉ dừng ở việc tự do lựa chọn kênh truyền, tự do đón nhận thông điệp mà công chúng còn tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố trong mô hình truyền thông.

Từ nền tảng của mô hình truyền thông do Hold D.Lasswell, C.Shannon và W.Weaver xây dựng nên, trong thời đại công nghiệp 4.0, truyền thông mới được nhiều nhà nghiên cứu truyền thông bổ sung để phù hợp hơn với sự phát triển, ngữ cảnh và đặc điểm người dùng9. Có thể hình dung những thay đổi mô hình truyền thông từ Lasswell Shannon, Weaver đến tại thời điểm hiện tại là sự phát triển từ mô hình truyền thông thời trong đại công nghiệp 1.0 (gọi tắt là mô hình truyền thông 1.0) đến mô hình truyền thông trong thời đại công nghiệp 4.0 (gọi tắt là mô hình truyền thông 4.0) như sau:

Hình 2.2. Sự bổ sung các yếu tố trong quá trình truyền thông qua các thời kỳ Mô hình truyền thông của Lasswell, Shannon &Weaver và được bổ sung, phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 như nêu trên đã nêu được tính chất cơ bản của bất kỳ quá trình truyền thông nào. Báo chí truyền thông khi chuyển dịch thông tin đều phải trải qua các giai đoạn theo trình tự từ nguồn phát đến người nhận. Tuy vậy, trong sự phát triển của mỗi thời đại, sự thay

đổi của công chúng, các yếu trong mô hình truyền thông cũng có những biến chuyển để phù hợp. Có thể thấy điều này qua bảng so sánh sau:

Bảng 2.1. So sánh các yếu tố trong mô hình truyền thông truyền thống và hiện đại

Nguồn phát

Truyền thông truyền thống

Truyền thông hiện đại

Cơ quan báo chí, truyền thông

Cơ quan báo chí, truyền thông + Công chúng + Dịch vụ

Phân cấp Linh hoạt

Đại chúng Theo nhóm đối tượng

Một chiều Đa chiều

Thông điệp

Đơn phương tiện Đa phương tiện

Kỹ thuật analog Kỹ thuật digital Tổng hợp Hệ sinh thái nội dung Chuyên biệt Gợi ý nội dung người dùng Kênh

truyền

Cố định, định kỳ, tuyến tính

Đa nền tảng, phân mảnh theo tiêu chí hành vi người dùng, tiếp nhận

mọi lúc, mọi nơi Người

nhận

Đại chúng Đại chúng và cá nhân

Không tương tác hoặc tương tác hai chiều

Tương tác đa chiều Không có tính di động Tính di động cao Thống nhất, trung thành Phân mảnh, thay đổi Thụ động, không hoặc ít

tham gia vào quá trình sản xuất

Chủ động, tích cực tham gia vào quá trình sản xuất nội dung

Mô hình truyền thông của C. Shannon & W. Weaver giúp luận án đánh giá hiện trạng báo chí trên điện thoại di động một cách khách quan, khoa học.

Khi nghiên cứu tính chất, nội dung của các phiên bản báo chí trên điện thoại

di động, cần thấy được những yếu tố mới của loại phương tiện truyền thông mới này thời công nghiệp 4.0. Từ đó, phân biệt được những đặc trưng của tác phẩm, qui trình sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di động với các loại hình truyền thông báo chí khác.

Lý thuyết này cũng cho phép luận án làm sáng tỏ sự khác biệt của truyền thông công nghệ 4.0 trong đó có báo chí trên điện thoại di động qua nguồn phát, kênh truyền, thông điệp và người tiếp nhận. Theo đó, nguồn phát không chỉ bó hẹp là cơ quan báo chí, nhà báo mà mở rộng đến cả người dùng.

Kênh truyền thông minh kết nối đa chiều, đa nền tảng dựa trên cơ sở hành vi người dùng, tiếp nhận mọi lúc, mọi nơi và có tính di động lớn. Kênh truyền còn cho phép hiểu người dùng và chủ động tìm đến để cung cấp thông tin theo nhu cầu thói quen của người dùng. Thông điệp được xem xét như là nội dung gợi ý, nội dung người dùng tạo ra, là một hệ sinh thái nội dung đặc thù.

Trong khi đó, người dùng vừa là người tiêu thụ, vừa là nhà sản xuất, tương tác đa chiều và kết nối cộng đồng.

Ngoài ra, lý thuyết về mô hình truyền thông cũng giúp nghiên cứu báo chí trên điện thoại di động theo mối quan hệ tác động qua lại của bộ 3 yếu tố:

Cơ quan báo chí-Sản phẩm báo chí-Công chúng báo chí. Trong đó, cơ quan báo chí là những tòa soạn hội tụ sản xuất các sản phẩm của nhiều loại hình báo chí. Sản phẩm báo chí là sản phẩm đa phương tiện với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông tin công chúng và phù hợp với tiện ích, yếu tố kỹ thuật của thiết bị di động. Công chúng báo chí ở đây hướng đến tìm hiểu những đặc tính cụ thể về tính chất, đặc điểm, thái độ sở thích, đặc điểm nhân khẩu xã hội, phông văn hóa, vốn kiến thức ...của kênh thông tin điện thoại di động. Đặc biệt hơn, vận dụng lý thuyết này sẽ phân tích được mối quan hệ biện chứng, đa chiều của các yếu tố nguồn phát, thông điệp, kênh truyền và người nhận, từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nhau. Chẳng hạn, công chúng báo chí di động tiếp nhận thông tin nhanh,

thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, thích những thông tin ngắn gọn, đa dạng nhưng trực quan, hấp dẫn. Những tính chất này sẽ tác động làm cho các sản phẩm báo chí (cả nội dung, hình thức) phải có những đặc điểm này. Ngược lại, đã là sản phẩm báo chí trên điện thoại di động thì phải gắn với công nghệ nên công chúng phải có thói quen đọc, nghe, xem với một kích cỡ, dung lượng vừa phải của sản phẩm báo dành cho điện thoại di động.

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w