Đặc điểm công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 142)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI

3.4. Công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động

3.4.1. Đặc điểm công chúng tương tác báo chí trên điện thoại di động

3.4.1.1. Hội tụ nội dung tiếp nhận

Với sự tiện ích của điện thoại thông minh, công chúng có nhiều cơ hội để lựa chọn cách thức, không gian và thời điểm tiếp nhận một nội dung nào đó của báo chí trên điện thoại di động. Mặt khác, công chúng còn có thể cùng một lúc tiếp nhận nhiều nội dung của sản phẩm báo chí khác nhau trên điện thoại di động. Theo khảo sát của chúng tôi, phần lớn công chúng báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự chọn hình thức tiếp nhận theo thời gian (buổi sáng: 4,5%, buổi trưa: 38.0%, buổi tối: 54,8%), theo địa điểm (công cộng: 29.6%, ở nhà 14.9%, trên phương tiện giao thông: 8.0%), theo nội dung (chính trị-xã hội: 44.2%, văn hóa:

25.0%, kinh tế: 19.0%, giải trí: 47.6%,…) (PL1-C5.1⇀C10.11).

Hội tụ nội dung tiếp nhận là biểu hiện đặc biệt của tính tương tác của công chúng báo chí di động. Sự hội tụ này có thể giúp công chúng trở thành nhà phân phối nội dung, nhà chuyển tiếp thông tin, nhà sản xuất, tạo dựng mối quan hệ giữa công chúng- sản phẩm-công chúng. Khảo sát cho thấy, 20%

công chúng thường xuyên tham gia sản xuất sản phẩm, gửi tin, bài là 20.9%, gửi tư liệu là 16.0%, bình luận là 73.1% (PL3- C5.1-C5.2).

Tính chất hội tụ nội dung tiếp nhận của công chúng báo chí trên điện thoại di động cũng là biểu hiện của nhu cầu thông tin thời hậu hiện đại là (i) tìm kiếm thông tin tự khẳng định danh tính (tin tức giúp xây dựng và kết nối danh tính, định nghĩa và giới thiệu bạn là ai, quan điểm của bạn thế nào), (ii) học hỏi (tin tức đáp ứng mong muốn phát triển bản thân qua học hỏi, khám phá và mở mang), (iii) kết nối (giúp phát triển kỹ năng mới và cách thức nhìn nhận thế giới, cũng như để ra các quyết định đúng đắn hơn và luôn dẫn đầu xu thế, kết nối), (iv) kết nối (cho phép bạn tự tin giao tiếp và kết nối với những người không giống hoặc có ít điểm chung, cũng như hỗ trợ nhiều trong trao đổi với bạn bè và gia đình), (v) giải trí (như một phương tiện giải trí hoặc đơn giản mà không kém phần quan trọng đó là lấp thời gian trống), (vi) đam mê

(tự đáp ứng đam mê, sở thích, hay để trải nghiệm những thứ không thường gặp hàng ngày.

4.4.1.2. Nội dung chính trị-xã hội và giải trí, chỉ dẫn được tiếp cận nhiều nhất

Nhóm nội dung chính trị-xã hội và giả trí được công chúng báo chí trên điện thoại di động tiếp cận nhiều nhất. Thống kê tại bảng C10.1 đến C10.11 (PL1) cho thấy, số lượng truy cập nhanh thông tin chính trị-xã hội là 515 lượt chọn, chiếm 44,2%, tiếp cận thông tin nhạc, phim, showbiz là 547 lượt chọn, chiếm 46.7%, ngoài ra công chúng cũng tiếp cận nhiều đến nội dung khác nhau như thời trang, làm đẹp: 432, chiếm 36.3%, sức khỏe-giới tính: 457, chiếm 38.4%, thể thao:409, chiếm 34.3% (C10.4, C10.5, C10.8, C10.9-PL1).

Với cách lựa chọn nội dung như trên, có thể thấy, công chúng báo chí trên điện thoại di động đã nghiêng hẳn về thông tin chính trị-xã hội và giải trí.

Đây là mảng thông tin được các báo đăng phát trên điện thoại di động khá nhanh và thường xuyên. Thông tin chính trị- xã hội và giải trí là những đề đề tài được công chúng báo chí quan tâm nhiều do tính chất của loại thông tin này rất hấp dẫn, hứng thú và có ích lợi đối với công chúng. Hơn nữa, những thông tin trên cũng được các cơ quan báo chí đầu tư sản xuất có chất lượng.

Vì thế, tiếp cận thông tin chính trị-xã hội và giải trí, công chúng có thể giúp thỏa mãn nhu cầu nhanh và tốt nhất.

Trong môi trường số hóa hiện nay, cùng với những biến đổi không ngừng của các phương tiện truyền thông mới, những sản phẩm báo chí, truyền thông có điều kiện để được xử lý tinh tế, chất lượng, bắt mắt về hình thức, kịch tính, tác động về nội dung. Thông tin chính trị-xã hội và giải trí rất phù hợp với phương thức sản xuất trên và đó cũng là một tiêu chí để công chúng lựa chọn.

Biểu đồ 3.2. Nội dung thường xuyên tiếp nhận của công chúng báo chí trên điện thoại di động

Nguồn: khảo sát 7/2018 Thực tế cho thấy, công chúng báo chí trên điện thoại di động có xu hướng tìm kiếm 2 dạng thông tin: thông tin “hot” và thông tin cá nhân. Thông tin “hot” là thông tin thời sự, diễn ra trong thời điểm gần nhất, được dư luận quan tâm nhiều nhất. Thông tin cá nhân là dạng thông tin quan đến nghề nghiệp, lứa tuổi hay khu vực cư trú của công chúng. Điều này được lý giải bởi 2 nguyên nhân sau. Thứ nhất, công chúng quan tâm nhiều đến thông tin nóng vì đây là tâm lý chung của con người trong việc tìm kiếm mối quan tâm với thế giới bên ngoài. Hơn nữa, đây là điều kiện quan trọng để kết nối các cá thể trong xã hội. Một cá thể nếu biết nhiều thông tin “nóng” sẽ có cơ hội hòa nhập và tạo mối liên hệ với các cá thể khác cao hơn so với người không nắm giữ hay nắm giữ ít thông tin “hot”. Thứ hai, sự chuyên môn hóa của xã hội yêu cầu cao hơn về kỹ năng và kiến thức liên quan đến nghề nghiệp, lối sống dẫn đến nhu cầu tiếp cận thông tin chuyên sâu liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn của từng cá nhân.

Một cuộc khảo sát khác với 287 người thường xuyên đọc báo trên điện thoại di động, khi được hỏi về nội dung nào được quan tâm đầu tiên khi tiếp nhận thông tin báo chí qua điện thoại di động, trong số 287 người trả lời phỏng vấn có 160 ý kiến (chiếm 55.7% - C1.1-PL3) cho là họ đã ưu tiên đọc các tin tức thời sự, nóng diễn ra trong ngày, tiếp đến là tìm kiếm thông tin liên

quan cá nhân, bao gồm sở thích, công việc, sinh hoạt hàng ngày, các mối quan hệ (76 người, chiếm 26.7%-C1.3-PL3) rồi đến thông tin giải trí, chỉ dẫn (48 người, chiếm 16.7%- C1.2-PL3). Đây là biểu hiện của việc công chúng tiếp nhận các thông tin chuyên biệt, cá nhân sau khi đã thỏa mãn nhu cầu thông tin đại chúng. Những thông tin đại chúng do các tờ báo cung cấp đã cho công chúng một bức tranh toàn cảnh về các sự kiện vấn đề từ địa phương đến quốc gia và ra cả thế giới với nhiều lĩnh vực phản ánh khác nhau. Đó là thông tin nền mà công chúng hưởng thụ trước khi hướng đến các nhu cầu thông tin có tính chuyên biệt để bổ sung, củng cố, gia tăng sự hiểu biết và tính cần thiết của thông tin phục vụ cho đời sống cá nhân. Nói một cách khác, công chúng báo chí mobile cần những thông tin giúp thỏa mãn nhu cầu cần biết, thông tin

“hot”, thông tin đại chúng và thông tin muốn biết, thông tin liên quan đến cá nhân, thông tin chuyên biệt. Tất nhiên, thời gian dành cho thông tin muốn biết luôn nhiều hơn thời gian dành cho thông tin cần biết.

Khi công chúng đang ở giai đoạn mê mẩn và bão hòa thường đặt câu hỏi “hôm nay có tin gì mới không?” và các câu khẳng định như là niềm tin tuyệt đối: “tivi nói thế”, “báo nói vậy” thì đến giai đoạn trưởng thành ngày nay, họ đã bắt đầu dịch chuyển ý nghĩ ấy sang hướng tiếp cận thông tin mới:

cái gì hôm nay “nóng” nhất, “cái gì cần với nghề nghiệp của mình, lứa tuổi mình, giới tính mình nhất...”, những thông tin tác động, phạm vi thông tin gần rồi mới đến các thông tin rộng hơn, có khoảng cách xa hơn.

4.4.1.3. Tiếp nhận thông tin có chọn lọc và chia sẻ các thông tin thời sự

Những kênh thông tin có tính giật gân, rẻ tiền thường tạo ra sự hoài nghi và dần được loại bỏ khỏi sự lựa chọn. Công chúng hưởng thụ thông tin tích cực đã tăng mạnh và họ có xu hướng không chỉ tiếp nhận thông tin chọn lọc mà có thái độ phê phán các nguồn tin xấu, nguồn tin gây hại. Sự phản ứng mạnh của công chúng qua các sự kiện truyền thông sai lệch, méo mó trong

những năm gần đây là dấu hiệu cho thấy tính tích cực trong việc tiếp nhận thông tin ngày một mở rộng.

Từ sự chọn lọc và phê phán, công chúng báo chí trên điện thoại di động không còn thụ động nhận thông tin từ một phía, họ muốn chia sẻ. Họ muốn nghe, xem khi họ có kiến thức về vấn đề đó, họ muốn nhận khi những thông tin đó liên quan hay ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Họ muốn dành quyền chủ động tiếp cận và kiểm soát thông tin mà họ nhận từ bên ngoài và cuối cùng họ hướng đến cùng với các nhà truyền thông sản xuất sản phẩm để phục vụ cho chính họ, họ trở thành những nhà báo công dân. Đây thực sự là một bước trưởng thành lớn của công chúng, bởi chính họ là người tự quyết những sản phẩm phục vụ cho mình. Nói một cách khác, trong công chúng vừa có tư cách là một khách hàng, vừa có tư cách là người sản xuất, người trực tiếp tham gia vào sản phẩm.

Theo số liệu thống kê, 201 ý kiến trong tổng số 287 người, chiếm 70.0% (C2.2- PL3), được phỏng vấn trực tiếp nói họ thường xuyên chọn lọc thông tin chính xác, thời sự, có độ tin cậy cao để cập nhật. Những thông tin nóng, giật gân nhưng không rõ nguồn gốc thường chỉ được lướt qua mà không đọc kỹ. Họ cũng gửi các ý kiến phản hồi và chia sẻ thông tin qua các nền tảng khác nhau theo các cấp độ: thường xuyên 153 người (46.7%), thỉnh thoảng 86 người (30%), hiếm khi 47 người (16.7%) (C3.1- C3.3-PL3). Điều đó cho thấy, công chúng trong giai đoạn trưởng thành có sự nhận thức nghiêm túc trong việc tiếp nhận và lựa chọn những nội dung thông chính thống, trung thực nhiều hơn.

4.4.1.4. Thường bị dẫn dắt bởi các yếu tố tác động bên ngoài

Trong bối cảnh truyền thông số hiện nay, báo chí trên điện thoại di động đã trở thành xu thế tất yếu và thu hút một bộ phận công chúng vô cùng lớn. Thế nhưng, có một thực tế đáng quan tâm là, phần lớn những người đọc báo trên điện thoại di động thường tiếp nhận thông tin không chủ động. Cách

họ tiếp xúc với sản phẩm báo chí là do bị dẫn dắt hoặc bị tác động bởi một yếu tố nào đó.

Theo nghiên cứu của Phạm Minh Tiến, CEO Công ty Phát triển ứng dụng đọc báo KOLA thì trung bình mỗi ngày, người dùng smartphone bật tắt màn hình không dưới 40 lần, đa phần là bật tắt vô thức và chỉ để giải khuây, không thực hiện một công việc quan trọng nào. Và khi bật, tắt như vậy, họ được tiếp xúc với những nội dung không phải là thói quen hay nhu cầu. Cũng theo CEO này, mỗi ngày người dùng có thể lướt qua đến khoảng 160 nội dung thông tin khác nhau nếu các ứng dụng có thể điều hướng và chỉ dẫn [dẫn theo:50]. Trong khi đó, khảo sát về phương thức tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động cho thấy, 26.5% số người được hỏi cho rằng, họ tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động là không chủ động mà do bị dẫn dắt, tác động bởi một yếu tố nào đó (C4.2-PL3).

Trên thực tế, số người đọc tiếp xúc với các sản phẩm báo chí truyền thông không chủ động trên điện thoại di động xuất phát từ nhiều tình huống khác nhau. Đó có thể là (i) trong khi đang “lướt” một trang web nào đó bị ấn tượng bởi một nội dung hay một hình ảnh chèn ngang buộc phải kích vào, (ii) đang theo dõi một trang mạng xã hội và được cộng đồng, bạn bè hoặc một fanpage của một tờ báo chia sẻ giới thiệu rất hấp dẫn nên truy xuất đến, (iii) khi đang trong trạng thái “lướt” vô định trên internet tình cờ chạm, vuốt đến nội dung các trang báo, (iv) tiếp cận với các link cùng đề tài đang quan tâm và (v) những ứng dụng tự động tổng hợp và cập nhật tin tức đưa đến.

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các tình huống tiếp nhận thông tin không chủ động của độc giả báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam

Nguồn: Khảo sát tháng 7/2018 Dù là bằng cách tiếp nhận như thế nào, nhóm công chúng đọc báo không chủ động này cũng có những tính chất rất riêng: (i) họ là những người dùng bất định, không thường xuyên, (ii) là nhóm công chúng vãng lai, không trung thành, (iii) không có thời gian, không gian và nhu cầu cụ thể. Đây là một đặc tính rất khác biệt của công chúng báo chí trên điện thoại di động so với công chúng của các loại hình báo chí khác.

Trên thực tế, để tiếp cận và “giữa chân” đối tượng người đọc tiềm năng này, các nhà sản xuất tin tức báo chí truyền thông đã xây dựng nhiều phương án khác nhau. Trong đó, xây dựng các ứng dụng cập nhật tin tức tự động là rất phổ biến18. Hiện ở Việt Nam, các ứng dụng chuyển tải thông tin đến người đọc thụ động trên smartphone diễn ra theo hai hình thức là (i) tổng hợp tất cả các tin tức nóng hổi có trên các báo để chuyển trực tiếp đến người đọc như Baomoi, 24h, VnNews và (ii) tìm kiếm nội dung phù hợp với mối quan tâm và sở thích của người dùng như KOLA, FlipBoard.

Ưu điểm của hình thức thứ nhất là người đọc có thể biết được rất nhiều thông tin nóng khác nhau của nhiều tờ báo mỗi ngày một cách thường xuyên và liên tục. Hầu hết các tờ báo hiện nay tự xây dựng các app (những ứng dụng

đọc báo riêng của từng tờ báo khi người đọc cài vào thiết bị đầu cuối) để chuyển tải thông tin đến người đọc.

Nếu người đọc được trang bị các app riêng của từng tờ báo, những thông tin nóng hổi, thời sự trong ngày sẽ được chuyển đến người đọc một cách tự động mà người đọc không nhất thiết phải tìm đến trang thông tin chính của tờ báo. Hơn nữa, giao diện của các app được thiết kế dành riêng cho điện thoại di động rất bắt mắt nên cuốn hút được người dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là công chúng dễ bị ngập tràn và quá tải thông tin do các ứng dụng mang lại và thường tốn khá nhiều thời gian để lựa chọn thông tin theo nhu cầu cá nhân. Trong khi đó, ở hình thức thứ hai, mặc dù không tập hợp được toàn bộ thông tin thời sự, nóng hổi của nhiều tờ báo nhưng với cách thức đưa thông tin theo nhu cầu, sở thích của người dùng, các ứng dụng theo phương thức này giúp công chúng thụ động có được những thông tin mình mong muốn.

Ngoài ra, để “chộp” người đọc vãng lai khi họ đang tìm kiếm các nguồn tài nguyên thông tin hoặc giải trí trên Internet, các nhà sản xuất tin tức của các báo cũng đã xây dựng các nội dung nóng, hấp dẫn đưa lên các nền tảng khác, phổ biến nhất là các fanpage trên các trang mạng xã hội. Với hình thức này, mặc dù không trực tiếp tiếp xúc với người đọc thụ động nhưng khả năng thu hút nhóm công chúng này là rất lớn bởi số lượng người truy cập vào các trang mạng xã hội rất đông tần suất truy cập dày và ổn định.

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 134 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w