Công chúng báo chí trên điện thoại di động

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 59)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI

2.1. Báo chí, báo chí đa nền tảng, báo chí trên điện thoại di động và công chúng báo chí

2.1.4. Công chúng báo chí trên điện thoại di động

2.1.4.1. Khái niệm về công chúng báo chí và công chúng báo chí trên ĐTDĐ

Công chúng báo chí là một tập hợp nhóm đối tượng mà báo chí tác động hoặc hướng đến tác động. Công chúng báo chí phải được hiểu thông qua mối quan hệ với sản phẩm báo chí, cơ quan báo chí và với nhà báo. Từ đó có thể thấy, công chúng báo chí là (i) tập hợp người không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị,…(ii) nhóm đối tượng chuyên biệt có nhu cầu, sở thích, thói quen khác nhau, (iii) tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến báo chí và thị trường báo chí, (iv) vừa là khách hàng của báo chí vừa là đối tượng để báo chí phản ánh, (v) là nguồn tin và là người tham gia sản xuất sản phẩm cùng nhà báo.

Công chúng báo chí trên điện thoại di động là tập hợp nhóm đối tượng tiếp nhận thông tin hoặc chịu tác động của báo chí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thiết bị tiếp nhận là điện thoại di động. Giữa các đối tượng công chúng này có cơ chế lan truyền và phản ứng dây chuyền theo các qui luật khác nhau bằng các hành động bình luận (comment), chia sẻ (share), đăng tải (post), thích (like),…

Xét dưới góc độ tính chất, công chúng báo chí trên điện thoại di động là công chúng tương tác. Công chúng tương tác được hiểu là nhóm công chúng hiện đại tiếp nhận và đồng thời tương tác thông tin với nguồn phát, vừa thụ hưởng thông tin vừa có cơ chế tạo thông tin vừa nhóm lập các nhóm công chúng nhỏ có thời gian tồn tại nhất định và sở hữu các thiết bị cá nhân công nghệ cao, gọn nhẹ. Biểu hiện của công chúng tương tác là, (i) giao lưu với các nhà báo, tòa soạn với công chúng khác khi tiếp nhận sản phẩm báo chí, (ii) bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình đối với nội dung sản phẩm báo chí, (iii) hành động theo nhu cầu, thói quen qua bình luận (comment), chia sẻ (share), đăng tải (post), thích (like), (iv) có khả năng tạo tác và tham gia xây dựng sản phẩm.

2.1.4.2. Đặc điểm công chúng báo chí trên ĐTDĐ

Tiếp cận thông tin trong hoàn cảnh di động

Bằng thiết bị di động, điện thoại thông minh, hầu hết công chúng tiếp nhận thông tin khi đang di chuyển hoặc trong khoảng thời thời gian chờ đợi một số công việc. Tính chất tiếp nhận thông tin di động gắn với thiết bị đầu cuối nhỏ gọn, tiện lợi là một trong các đặc điểm để người dùng có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng nhất.

Ưu tiên tiếp nhận thông tin nhanh, đơn giản, thời sự và giải trí

Trong bối cảnh công nghệ số, thời gian hạn hẹp, phương thức tiếp nhận trong hoàn cảnh đặc biệt, những thông tin ngắn, nhanh thời sự, dạng tin tức breaking news luôn là sự lựa chọn cho người dùng trên điện thoại. Phần lớn công chúng đọc báo trên điện thoại di động thường lướt qua các thông tin hơn là đọc phân tích vấn đề. Những thông tin thời sự, giải trí luôn được cập nhật thường xuyên trong đối tượng công chúng này.

Tham gia công tác biên tập, sản xuất nội dung

Nội dung do người dùng tạo ra (User Generated Content – UGC) là hoạt động thường xuyên của công chúng báo chí trên điện thoại di động.

Hành động chia sẻ (share), thích (like), bình luận (comment), đăng (post) là những cách mà người dùng có thể tạo ra thông tin hoặc nguồn tin để sản xuất tác phẩm. Công việc này là thế mạnh được thực hiện liên tục ở người dùng trên điện thoại di động.

Chia sẻ và kết nối

Điện thoại di động vốn là phương tiện để thông tin liên lạc, nhưng với sự phát triển của dòng thông minh, điện thoại đã trở thành phương tiện thông tin, chia sẻ và kết nối. Công chúng báo chí trên điện thoại di động tận dụng các tính năng này để vừa tiếp cận thông tin vừa chia sẻ thông tin, cùng bàn luận, phân tích, bày tỏ chính kiến về các tin tức của các trang báo, từ đó hình

thành các nhóm công chúng với nhiều hình thức khác nhau như nhóm thông tin, nhóm phản biện, nhóm giải trí,…

Có chủ kiến, có tính cá nhân

Một thế hệ công chúng mới xuất hiện đó là thế hệ công chúng di động.

Một số nhà nghiên cứu truyền thông gọi nhóm công chúng này là công chúng thông minh (smart audience), công chúng thông tuệ (wisdom audience), họ là nhóm công chúng có chủ kiến, chủ động, “nằm lòng” các cách thức truyền thông và “đọc vị” được những tin tức xuất hiện trên các trang báo để có chủ kiến và bày tỏ quan điểm. Đây cũng là nhóm công chúng có nhu cầu cá nhân cao, tiếp cận thông tin đa chiều, nhiều nguồn và tin tức phụ vụ cho nhu cầu cá nhân. Nhóm công chúng này có đặc điểm không cần số lượng thông tin mà cần giá trị thông tin, họ sẵn sàng đọc báo có phí nếu được đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

Tương tác với sản phẩm và nhà sản xuất

Sự tương tác với sản phẩm và nhà sản xuất đem đến cho công chúng truyền thông nhiều cơ hội để lựa chọn cách thức, không gian và thời điểm hưởng thụ một nội dung truyền thông nào đó trên nhiều thiết bị khác nhau.

Mặt khác công chúng còn có thể cùng một lúc hưởng thụ nhiều nội dung truyền thông khác nhau ở cùng trên một thiết bị. Theo Jenkins, “Văn hóa hội tụ là nơi đụng độ của truyền thông cũ và mới, nơi công chúng và các công ty truyền thông gặp nhau, nơi quyền lực của nhà sản xuất truyền thông và sức mạnh của người hưởng thụ truyền thông tương tác với nhau theo những cách không thể đoán trước” [138, tr27].

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w