Phương thức sản xuất sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 95)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI

3.1. Phương thức sản xuất và chuyển tải thông tin của báo chí trên điện thoại di động

3.1.1. Phương thức sản xuất sản phẩm

Hiện tại, ở Việt Nam, sản xuất các phẩm báo chí được thực hiện đồng thời cho cả phiên bản web và mobile. Qui trình sáng tạo tác phẩm để đăng phát trực tuyến trong đó có cả đăng phát trên điện thoại di động được thực hiện theo tình tự : bước 1- trong số những đề tài được phát hiện, phóng viên lựa chọn những thông tin thời sự, hấp dẫn, có tính cạnh tranh, thu hút người đọc xây dựng nên tác phẩm với đặc trưng là ngắn gọn, dễ hiểu và trực quan, bước 2-sản phẩm được đưa vào hệ thống CMS để BTV chỉnh sửa, biên tập, chuẩn SEO, bước 3-người đứng đầu cơ quan báo chí hoặc người được phân công, duyệt nội dung xuất bản, bước 4-xuất bản trực tuyến cho cả web và mobile, bước 5-kiểm tra phản hồi, bình luận từ phía người dùng.

Về hình thức, các tác phẩm xuất bản trực tuyến phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể để phù hợp cả cho phiên bản web và mobile như yếu tố đa phương tiện với dung lượng nhẹ, ngắn gọn, video, audio, hình ảnh thường dùng dung lượng ở mức từ 1-2MB, với thơi gian đê tai ảnh từ 1-2 giây, tải video, audio tư 5-10 giây. Về nội dung, ưu tiên các tin, bài nóng, hấp dẫn, tác động, ảnh hưởng. Hê thông CMS sắp xếp các tin , bài đơn giản, dễ lựa chọn để người dùng có thể tiếp cận ngay nội dung cần yếu, trọng tâm.

Sau khi ưu tiên sản xuất các tác phẩm để xuất bản trực tuyến, phóng viên sẽ thực hiện qui trình sản xuất và xuất bản tác phẩm mới cho nền tảng khác (báo in, phát thanh hoặc truyền hình) dựa trên đề tài và nguồn tư liệu/cứ liệu trước đó nhưng với khía cạnh, phương thức và dung lượng khác.

Điểm khác biệt của phương thức sản xuất sản phẩm báo chí trên điện thoại di động so với các phiên bản khác là sử dụng chính công cụ tiếp nhận để sản xuất và xuất bản thông tin. Nhiều nhà báo sử dụng điện thoại như là một phương tiện để khai thác, xử lý và thực hiện sáng tạo tin, bài. Hoạt động này thể hiện cụ thể: i-dùng điện thoại ghi, chép, chụp lại thông tin làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. Lợi thế của phương tiện này là nhẹ, dễ di chuyển, nhanh, linh hoạt, thậm chí là có thể vừa thực hiện thao tác lấy thông tin vừa xuất bản bằng các hình thức trực tiếp. ii-dùng điện thoại để tìm kiếm các thông tin và lấy nguồn tin từ các trang mạng xã hội. Từ việc duyệt tin và lọc tin, nhà báo có thể sử dụng điện thoại để kết nối với nguồn tin gốc, với tác giả của các sự kiện hay lưu trữ các nội dung cần thiết dùng làm “nguyên vật liệu”

sản xuất tin, bài. iii- dùng điện thoại để soạn thảo, xử lý, biên tập hình ảnh âm thanh và sáng tạo tác phẩm.

Khảo sát 300 nhà báo đang làm việc tại 6 cơ quan báo chí ở Việt Nam, chúng tôi đã thu được kết quả là 100% (C1-PL2) trong số đó sử dụng điện thoại di động, chủ yếu là điện thoại di động thông minh, để sản xuất các sản phẩm báo chí. Trong đó, 80% (C2.1-PL2) sử dụng smartphone để tác nghiệp tại các sự kiện nóng, 36.7% (C2.2-PL2) sử dụng smartphone tác nghiệp trong các vụ việc cần điều tra bí mật, 30% sử dụng smartphone trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp để thu thập thông tin, tư liệu (C2.3- PL2). Ngoài ra cũng theo điều tra trên có 100% ý kiến của các nhà báo nói họ dùng điện thoại để chụp hình, quay phim, ghi âm (C3.1-PL2), 23.3% để soạn thảo văn bản (C3.2- PL2) và 13.3% để biên tập tác phẩm báo chí (C3.3-PL2). Kết quả này cho thấy, phóng viên hoạt động trong các cơ quan báo chí tại Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh để sản xuất tin, bài là rất lớn.

Việc sử dụng điện thoại di động thông minh để sản xuất tin, bài vừa là xu thế vừa là yêu cầu thực tế của người làm báo hiện đại. Trong bối cảnh báo chí số, các nhà báo vừa phải cung cấp tin tức đầy đủ, hấp dẫn, nhưng đồng

thời cũng phải giảm thời gian sáng tạo, giảm thời gian hoàn thiện tác phẩm để tăng tính thời sự, cạnh tranh với các phương tiện truyền thông khác. Trong điều kiện như thế, điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu.

Điểm khác biệt thứ hai là, công chúng có thể trực tiếp tham gia sản xuất tin, bài cùng nhà báo và tòa soạn. Hình thức làm báo của người dùng trên điện thoại di động tại Việt Nam được xác định trên ba bình diện: i- công chúng trực tiếp sản xuất tin, bài, sáng tạo thành tác phẩm và gửi đến tòa soạn, ii- công chúng tham gia vào việc sáng tạo tác phẩm cùng với phóng viên bằng việc cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung bài báo để tin, bài ngày càng hoàn thiện hơn, iii-công chúng bình luận, bày tỏ chính kiến, thái độ đối với nội dung bài viết.

Theo số liệu điều tra về công chúng tham gia làm báo trên điện thoại di động, trong số 287 độc giả được khảo sát có 20.9% nói họ gửi tin bài hoàn chỉnh qua các mục, chuyên mục (C5.2.1-PL3), 16.0% có gửi tư liệu, thông tin đến toàn soạn (C5.2.2-PL3) và 73.1% nói họ thường xuyên bình luận mỗi khi tiếp nhận thông tin cùng với người dùng khác (C5.2.3-PL3). Cũng qua khảo sát trên, trong số 287 người có 205 người (chiếm 71.4%) sử dụng điện thoại thông minh để tác nghiệp và tham gia sản xuất tin, bài cùng nhà báo và tòa soạn, 28 người (chiếm 9.6%) sử dụng phương tiện chuyên dụng (camera, máy ảnh mini) và 19 người (chiếm 6.6%) sử dụng máy để bàn để tác nghiệp hoặc gửi tin, bài (C5.3.1-C5.3.3-PL3).

Ở hình thức đầu tiên, trực tiếp gửi tin, bài đến tòa soạn, người dùng thường gửi các sản phẩm thô chưa được biên tập. Những tác phẩm này mặc dù hình thức chưa hoàn chỉnh nhưng nội dung phản ánh khách quan, trung thực, nóng, nhanh và kịp thời. Hầu hết các tờ báo hiện nay có các mục/chuyên mục dành riêng cho hoạt động này như Thanh Niên online với chuyên mục

“Tôi viết”, Tuổi Ttrẻ online với chuyên mục “Bạn đọc làm báo”, Dân Trí với

chuyên mục “Diễn đàn”,“Comment nóng”,“Bạn đọc”, VNExpress có chuyên mục “Cộng đồng”, VTCNow có chuyên mục “xu hướng”, ....

Hình thức thứ hai, gửi tư liệu, thông tin để tham gia sản xuất tin, bài cùng phóng viên hoặc nhóm sản xuất thường được thể hiện ở (i) tham gia nhóm riêng (in-group): cá nhân người có thể tham gia vào các nhóm với những đặc thù riêng như nhóm bạn học, nhóm đồng hương, nhóm đồng nghiệp, nhóm cùng sở thích, nhóm người thân,...những người trong cùng nhóm có thể cung cấp cho nhà báo, tòa soạn những thông tin đáng tin cậy về những sự kiện thời sự xảy ra ở mọi lĩnh vực khác nhau, (ii) cung cấp thông tin qua các trang mạng xã hội: thường ngày nhiều độc giả dành một khoảng thời gian nhất định để đưa một số thông tin, sự kiện của mình có được trên dòng status trên các mạng xã hội nơi mình tham gia.

Hình thức thứ ba, công chúng bình luận, bày tỏ chính kiến, thái độ đối với nội dung bài viết, là một trong những hoạt động yêu thích và thường xuyên của những người đọc báo trên điện thoại di động. Hầu hết các bài viết, nhất là những bài có nội dung nóng, tác động, ảnh hưởng, được dư luận quan tâm thì người dùng tham gia bình luận, bày tỏ thái độ, chính kiến rất nhiều.

Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, trong 208 tin, bài của VNExpress, Dân Trí, Thanh Niên online, Tuổi Trẻ online, VOV1Media VTCnow trên điện thoại di động có tổng cộng 983 bình luận, bình quân mỗi tin, bài có 9.1 bình luận. Trong đó, bày tỏ chính kiến, quan điểm (đồng tình, không đồng tình, ý kiến khác) là 321 lượt, (chiếm 32.7%), đánh giá, nhận xét, phân tích nội dung bài viết (khách quan, chủ quan, trung thực, hay, dở, phù hợp, không phù hợp,...) 255 lượt (chiếm 25.9%), bổ sung thêm thông tin cho bài báo 37 lượt, (chiếm 3.8%), trao đổi ý kiến, tương tác với những người cùng bình luận 370 lượt, (chiếm 37.6%) (PL6).

Bình luận dưới tin, bài đã trở thành một kênh tương tác hữu hiệu giữa các tòa soạn với người đọc. Thông tin từ những bình luận do độc giả đem lại

có thể là gợi ý cho tòa soạn triển khai các đề tài tiếp theo. “Việc chăm sóc bình luận độc giả của các tòa soạn điện tử có thể so sánh như những dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp với khách hàng. Anh chăm sóc, o bế khách hàng tốt thì sẽ có càng nhiều khách hàng trung thành”[PVS- N2 ]12.

Hình 3.1. Mô hình thể hiện sự khác biệt giữa sản xuất và chuyển tải sản phẩm trên web (hình trên) và trên mobile (hình dưới)

Có thể nói với việc xuất hiện dạng báo chí trên điện thoại di động, hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí ở Việt Nam đã bắt đầu có những thay đổi đáng kể. Các công cụ, phương tiện tác nghiệp cồng kềnh trước đây được thay bằng chiếc điện thoại di động thông minh nhỏ gọn dễ di chuyển và vận hành.

Phương thức sản xuất của nhà báo bằng hình thức độc lập tác nghiệp được chuyển sang làm báo theo nhóm, theo tổ sản xuất, phải vừa hợp tác sản xuất trong tổ, trong nhóm, phải vừa hợp tác với các cơ quan truyền thông và người tiêu dùng. Nhà báo không còn tự sản xuất và quyết định những gì công chúng nên biết nữa, mà nhà báo phải làm thêm nhiệm vụ kiểm chứng thông tin để biết thông tin nào là thông tin đáng tin cậy và sắp đặt chúng sao cho người dùng có thể nắm bắt chúng một cách hiệu quả13.

Sự thay đổi phương thức sản xuất sản phẩm của báo chí trên điện thoại di động như trình bày trên cho thấy, nơi sản xuất, tức nguồn phát, của báo chí hiện đại đã thay đổi. Nếu trước đây, cơ quan báo chí là nơi duy nhất sản xuất, là nguồn phát các tác phẩm báo chí, thì nay ngoài cơ quan báo chí, các cơ quan truyền thông và người tiêu dùng cũng tham gia vào quá trình sản xuất và xuất bản. Điều đó cũng khẳng định là, yếu tố nguồn phát trong mô hình truyền thông của Lasswell và Shannon trước đây cần phải được quan niệm lại, cần được bổ sung, hoàn thiện trong môi trường truyền thông thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. Theo đó, nguồn phát, nơi sản xuất không còn đơn lẻ mà là “cộng đồng người sản xuất”. Quá trình thông tin, truyền thông cũng trở nên khác biệt khi nguồn phát thay đổi: truyền thông tương tác đa chiều đang dần thay thế truyền thông tuyến tính và truyền thông hai chiều.

Một phần của tài liệu Luận án TS BCH - Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(222 trang)
w