2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU TÀI CHÍNH XÃ
2.2.2. Nội dung quản lý các khoản thu khác của xã
2.2.2.1. Quản lý khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã
Theo quy định hiện hành thì xã được quyền huy động sức dân đóng góp với ngân sách xã để có tiền đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, công trình thủy lợi theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Việc quản lý khoản thu này tập trung vào các việc:
- Công khai tiêu chí đóng góp, mức đóng góp (ví dụ như đóng góp theo đầu nhân khẩu, hoặc đóng theo tiêu chí diện tích đầu sào,…)
- Lập danh sách, mở sổ sách theo dõi số tiền thực thu, có ký nhận giữ người nộp và người thu trên chứng từ hoặc sổ sách.
80
- Cấp biên lai, chứng từ thu cho người nộp. Chuyển số tiền huy động được vào tài khoản của ngân sách xã mở tại Kho bạc nhà nước.
- Công khai số tiền thu được theo danh sách bằng các hình thức phù hợp như: niêm yết danh sách tại địa điểm phù hợp (trụ sở UNND, địa điểm sinh hoạt thôn, bản,…); hoặc thông báo trên bản tin qua hệ thống truyền thanh,…
- Kết thúc năm ngân sách phải trình ra HĐND kết quả huy động sức dân thông qua 2 kênh là quyết toán thu và quyết toán công trình.
2.2.2.2. Quản lý thu vào các quỹ chuyên dùng của xã
Như đã trình bày ở nội dung phân loại nguồn thu tại xã, các quỹ chuyên dùng của xã (quỹ ngoài ngân sách) hiện hành gồm có Quỹ quốc phòng an ninh và Quỹ đền ơn đáp nghĩa.
1) Quản lý thu vào Quỹ quốc phòng an ninh
Theo quy định của Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 thì Quỹ quốc phòng an ninh (QPAN) do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trụ sở tại địa bàn xã nhà, và các hộ dân đóng góp. Quỹ này được sử dụng chi cho công tác bảo đảm QPAN ở địa phương
Nguyên tắc chung là khoản thu tự nguyện nhưng để có cơ sở thực hiện thống nhất và phù hợp với khả năng đóng góp tại từng nơi UBND cấp tỉnh có Quyết định về khung mức thu đóng góp vào quỹ (ví dụ từ 2.000 đồng đến 4.000 đồng/hộ/tháng).
UBND cấp xã thành lập Ban vận động để tổ chức thu vào quỹ. Quá trình tổ chức thu phải thực hiện các công việc như: Lập danh sách thu; Mở sổ sách theo dõi việc thu/nộp (có ký nhận của người nộp), cấp chứng từ thu; Định kỳ tổng hợp thu chi, thực hiện công khai tài chính; Báo cáo ra kỳ họp HĐND xã về kết quả thu, kết quả sử dụng quỹ,…
2) Quản lý thu vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa
Theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ thì Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp Trung ương, Huyện, Xã trên cơ sở sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng Nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng.
Việc Quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cũng bảo đảm các nguyên tắc như Quỹ QPAN trên đây, nghĩa là cũng phải lập Ban vận động, giao cho tổ chức đầu mối chịu trách nhiệm thu, mở số sách theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thu, chi, quyết toán, báo cáo HĐND.
Nguyên tắc công khai, minh bạch là vấn đề mấu chốt nhất đối với việc quản lý các Quỹ ngoài ngân sách xã. Vì vậy, Tài chính xã cần tham mưu giúp UBND xã trong chỉ đạo xây dựng các Quy chế hoạt động của các quỹ, tham gia hướng dẫn và trực tiếp chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ tài chính đối với các Ban vận động, các tổ chức đầu mối thu và sử dụng các quỹ này.
81
Ngoài ra, theo chức năng, nhiệm vụ, tài chính xã còn thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc tham gia thanh tra theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát sinh những “vấn đề” trong việc huy động, sử dụng các quỹ này.
2.2.3.3. Quản lý thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi tài sản công
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định của Chính phủ số 60/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính thì khoản thu từ quỹ đất công ích, tài sản công và hoa lợi công sản là khoản thu thường xuyên của ngân sách xã.
Để bảo đảm hiệu quả, thực hiện nguyên tắc quản lý công khai, minh bạch thì xã có thể thực hiện phương án đấu thầu thu khoán từng năm, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của các năm sau. Trường hợp thật cần thiết phải thu khoán cho một số năm thì chỉ được thu trong giới hạn số năm theo nhiệm kỳ hiện tại của HĐND, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ HĐND khóa sau.
Đối với việc đấu giá quyền sử dụng đất thì nhất thiết phải thực hiện theo các quy định của Luật đất đai.
Nội dung quản lý các khoản thu này bao gồm:
- Lập dự toán thu hàng năm căn cứ vào danh mục tài sản công, danh mục các khoản hoa lợi, diện tích quỹ đất công và tham khảo kết quả thu các năm trước, ước tính khả năng thu năm sau theo tình hình thị trường (nhu cầu, giá cả).
- Xây dựng phương án đấu thầu, mức giá sàn để báo cáo UBND cho ý kiến chỉ đạo triển khai các bước tiếp theo.
- Tổ chức việc đấu thầu rộng rãi công khai theo quy trình, thủ tục của pháp luật hiện hành về đấu thầu.
- Đôn đốc việc thu nộp vào ngân sách xã của các đối tượng trúng thầu, mở số sách theo dõi thu nộp theo quy định.
2.2.3.4. Quản lý thu các khoản viện trợ, đóng góp tự nguyện
Đây là những khoản thu bất thường của ngân sách xã do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp hoặc viện trợ không hoàn lại cho chính quyền cấp xã. Tùy thuộc vào đặc điểm địa lý, lịch sử truyền thống của từng địa phương mà có xã có nguồn thu này nhưng nơi khác không có và không phải năm nào cũng có.
Do tính chất của khoản thu viện trợ thường gắn với mục đích tài trợ mà việc theo dõi, ghi chép có thể chi tiết theo từng nguồn khác nhau nhưng kết quả cuối cùng phải được tổng hợp vào quyết toán chung của ngân sách xã.
- Đối với những khoản do cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp, viện trợ cho UBND xã bằng tiền mặt thì tài chính xã tổ chức việc tiếp nhận, ghi vào sổ sách kế toán và chuyển nộp vào tài khoản của ngân sách xã mở tại Kho bạc nhà nước.
82
- Đối với nhưng khoản tài trợ, viện trợ mà tổ chức, cá nhân trực tiếp tài trợ cho từng công trình, công việc cụ thể hoặc chi thẳng cho công trình thì phản ánh vào ngân sách xã đồng thời cả thu và chi (ghi thu ngân sách xã, ghi chi cho công việc, công trình.
- Đối với những khoản viện trợ, tài trợ bằng hiện vật thì cũng phản ánh trị giá bằn tiền vào thu ngân sách xã. Trường hợp tổ chức đấu giá bán hàng viện trợ thì ghi thu vào ngân sách số tiền thu được từ việc bán hàng.
2.2.4. Các quy định về quản lý ấn chỉ thuế, phí và lệ phí 2.2.4.1. Khái niệm về ấn chỉ thuế
Theo quy định hiện hành của Luật quản lý thuế, các Luật thuế và quy định của pháp luật về kinh doanh, về kế toán thống kê thì ấn chỉ thuế là những loại ấn phẩm được in ra theo chỉ định của các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế, thu phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.
2.2.4.2. Phân loại ấn chỉ thuế
1) Phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng : ấn chỉ thuế được chia thành các loại sau:
- Các loại chứng từ thu tiền như: Biên lai thu thuế; Biên lai thu phí, lệ phí;
Chứng từ thu phí, lệ phí; Biên lai thu tiền phạt; Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, bằng tiền mặt,…
- Các loại chứng từ liên quan đến hàng hóa làm căn cứ để kiểm soát thu thuế như: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn xuất khẩu, Hóa đơn bán hàng, Các loại tem, vé, thẻ.
- Các loại sổ sách, báo cáo, mẫu biểu thống kê kế toán thuế.
- Các loại tờ khai thuế, tờ khai hải quan và phụ lục đính kèm tờ khai.
2)Phân loại theo đơn vị in, phát hành: Có các loại sau đây:
- Ấn chỉ do cơ quan thuế in hoặc đặt in để bán hoặc cấp cho các đối tượng sử dụng như : Biên lai thu thuế, thu phí, lệ phí; Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, Hóa đơn các loại.
- Ấn chỉ do doanh nghiệp, tổ chức tự in hoặc tự đặt in để sử dụng theo Nghị định của Chính phủ số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn: Các loại hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu, tem vé thẻ,...
- Loại ấn chỉ được công bố sẵn trên các mạng công cộng, cổng thông tin điện tử, website của ngành thuế, ngành tài chính, gồm các mẫu biểu tờ khai thuế, các mẫu biểu kế toán thống kê, các mẫu biểu kế toán chi tiết.
2.2.4.3. Quản lý ấn chỉ thuế tại xã
Việc quản lý các loại ấn chỉ thuế thuế, phí, lệ phí được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tùy theo trạng thái sử dụng mà yêu cầu và nội dung quản lý có khác nhau, cụ thể là:
83
1) Khi chưa được xuất dùng, chưa ghi nội dung thì các loại ấn chỉ được bảo quản trong kho, tủ hay két theo quy định. Với những loại biên lai, tem vé, thẻ có giá trị như tiền thì yêu cầu đặt ra là phải bảo quản theo chế độ mật và an toàn. Trường hợp để xảy ra mất mát phải quy trách nhiệm để bồi thường, xử lý tùy theo mức độ gây ra hậu quả, thực tế có không ít trường hợp bị khởi tố hình sự do việc mất ấn chỉ thuế đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
2) Khi ấn chỉ thuế đã được sử dụng để ghi nội dung kinh tế phát sinh, các liên hoặc số, tờ của ấn chỉ thuế được xé rời khỏi quyển, khỏi cuống thì các liên của ấn chỉ đó được luân chuyển, sử dụng cho các mục đích theo quy định và được bảo quản, lưu trữ trong một thời gian khá dài theo quy định của pháp luật về kế toán thống kê (5 đến 15 năm tùy loại). Lúc này, ấn chỉ thuế là chứng từ bắt buộc để ghi sổ kế toán, lập hồ sơ quyết toán, chứng từ để chứng minh người nộp đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
3) Đối với các loại ấn chỉ là các mẫu biểu, tờ khai, phụ lục được tải từ các mạng, hoặc xã tự mua từ các hiệu sách, các cơ sở in ấn phát hành thì Tài chính xã chủ động, không bị ràng buộc khi chưa có số liệu được phản ánh trên đó. Tuy nhiên, khi đã có các thông tin trên đó thì những mẫu biểu, tờ khai trở thành các chứng từ kế toán và được quản lý sử dụng theo quy định về quản lý chứng từ kế toán.
4) Đối với những loại ấn chỉ mà Tài chính xã được Chi cục thuế huyện cấp hoặc bán như Biên lai thu thuế, Biên lai thu phí, lệ phí thì việc quản lý tại xã thực hiện theo quy trình sau đây:
(i) Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Tài chính xã liên hệ với Chi cục thuế để nhận các ấn chỉ thuế do Nhà nước độc quyền phát hành (bin lai thutheo hướng dẫn của Chi cục thuế cấp huyện. Có sổ mua/cấp phát ấn chỉ thuế của xã để Chi cục thuế ghi số theo dõi từng lần mua/nhận trên sổ này.
(ii) Xuất dùng các loại Biên lai thu thuế, phí, lệ phí cho bộ phận hoặc cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý thu thuế, phí và lệ phí tại xã. Nguyên tắc là xuất dùng theo định kỳ, sát với yêu cầu sử dụng, nói chung nên phát từng quyển, hết quyển này phát quyển khác. Việc xuất dùng phải có ký nhận giữ người giao, người nhận trên số lưu hoặc biên bản gia nhận, trong đó ghi rõ sê-ri, loại ấn chỉ, ký hiệu và dải số (từ số nào đến số nào).
(iii) Thực hiện đối chiếu số thu và thanh toán ấn chỉ thuế định kỳ giữa Tài chính xã với bộ phận sử dụng, trên cơ sở đó, Tài chính xã thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng ấn chỉ thuế với Chi cục thuế huyện theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Trường hợp Tài chính xã làm đầu mối thu thì cũng phải định kỳ tự đối chiếu để lên báo cáo sử dụng ấn chỉ nộp Chi cục thuế.
(iv) Trong mọi trường hợp có sự thay đổi nhân sự của Tài chính xã thì phải thực hiện việc kiểm kê, bàn giao ấn chỉ thuế về số lượng, chủng loại hiện còn chưa sử dụng, đã sử dụng, số hỏng chờ thanh hủy. Biên bản bàn giao giữa người giao với người nhận ấn chỉ thuế phải có đủ chữ ký của 2 bên và người chứng kiến (thường là đại diện UBND cấp xã nhiệm kỳ mới).
84