3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI TÀI CHÍNH XÃ
3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý chi ngân sách xã
Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của nhà nước trên địa bàn xã; căn cứ vào các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng, các tổ chức chính trị xã hội thì nội dung chi ngân sách xã bao gồm: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Luật NSNN thì căn cứ vào tình hình thực tế từng địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách xã theo nội dung cơ bản như sau:
1) Chi tiết theo lĩnh vực:
- Chi hoạt động các đơn vị
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng - Kinh phí của các tổ chức chính trị - xã hội - Chi BHXH, BHYT
- Chi dân quân tự vệ và an toàn xã hội - Chi xã hội, văn hóa, thông tin, TDTT
98
- Chi sự nghiệp giáo dục
- Sửa chữa, cải tạo công trình phúc lợi xã hội - Hỗ trợ khuyến khích sự nghiệp kinh tế - Trợ cấp cán bộ và các khoản khác 2) Chi tiết theo nhiệm vụ chi:
a) Chi đầu tư phát triển
Căn cứ vào nguồn đầu tư, chi đầu tư phát triển chia làm 2 nguồn chính:
- Nguồn đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từ nguồn thu thuế, phí, và thu khác phân cấp cho xã và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên theo quy định hoàn toàn phụ thuộc phân cấp của HĐND cấp tỉnh.
- Nguồn đầu tư đối với các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.
b) Chi thường xuyên
Chi thường xuyên được xác định bởi chính sách chế độ hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã được phân cấp quản lý, gồm:
1) Chi cho hoạt động của các đơn vị ở xã:
- Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;
- Phụ cấp đại biểu HĐND;
- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
- Công tác phí;
- Chi về hoạt động, văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
99
- Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
- Chi khác theo chế độ quy định.
2) Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng CSVN ở xã;
3) Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã (Mặt trận TQVN;
Đoàn TNCSHCM; Hội Cựu chiến binh; Hội Phụ nữ; Hội Nông dân) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
4) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
5) Chi cho công tác dân quân tự vệ, trận tự an toàn xã hội.
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác;
- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác;
- Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trao bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã;
- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
6) Chi cho công tác bảo trợ xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý.
7) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ cho xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
8) Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, cầu, đường…; riêng đối với thị trấn
100
còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tại vỉa hẻ, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh,… (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
9) Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
10) Chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ cấp xã có thời gian làm việc liên tục từ 15 năm trở lên nghỉ việc và được hưởng chế độ theo quy định.
11) Các khoản chi khác ở xã theo chế độ quy định.
Theo quy định hiện hành, HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định phân cấp các nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách trên địa bàn, bao gồm cả ngân sách cấp xã.
3.1.2.2. Quyền hạn về quản lý chi ngân sách xã
Ngân sách xã là một bộ phận của NSNN, là công cụ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở cấp cơ sở, với rất nhiều nội dung, trực tiếp liên quan đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Việc quản lý ngân sách trên địa bàn xã có liên quan đến uy tín, sự vững mạnh và phát triển của chính quyền cấp cơ sở, liên quan đến lợi ích giữa ngân sách các cấp, là công tác kinh tế - chính trị tổng hợp. Vì vậy, trong quá trình quản lý vừa phải tuân thủ các kỷ luật hành chính;
vừa phải sử dụng các nghiệp vụ chuyên môn về kinh tế, tài chính, kế toán; vừa phải tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra các hoạt động tài chính - ngân sách nhưng đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính cấp trên. Việc quản lý ngân sách cấp xã có liên quan đến nhiều cấp chính quyền, đòi hỏi cần quy định nhiệm vụ cụ thể của từng cấp để thuận lợi trong công tác quản lý ngân sách cấp xã.
a) Ở Trung ương
Bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi NSNN trong đó có ngân sách cấp xã;
- Ban hành định mức phân bổ NSNN (cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) làm cơ sở để phân bổ dự toán chi cho các địa phương, tạo căn cứ để HĐND cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ ngân sách cho các cấp ngân sách địa phương trong đó có cấp xã.
- Ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, khung định mức chi ngân sách áp dụng chung cho cả nước các chính sách, chế độ chung về khoán chi đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,…
- Quyết định dự toán ngân sách hàng năm và số bổ sung ngân sách trong điều hành. Trong đó có các nội dung hỗ trợ các địa phương phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, như thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn xử lý hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh,...
b) Ở cấp tỉnh, quận, huyện (đối với các địa phương vẫn còn giữ HĐND)
101
Bao gồm: HĐND và UBND các cấp có nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi NSĐP trên địa bàn (trong đó có ngân sách xã) theo thẩm quyền.
- UBND trình HĐND quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán NSĐP hàng năm.
Riêng cấp tỉnh còn có thêm thẩm quyền:
- Ban hành chế độ tiêu chuẩn, định mức chi và định mức phân bổ NSĐP theo thẩm quyền.
- Huy động đầu tư NSĐP theo quy định.
c) Các cơ quan tài chính các cấp ở địa phương
Bao gồm các Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Kế toán - tài chính xã có nhiệm vụ giúp UBND lập dự toán NSĐP, tổ chức thực hiện dự toán thu, chi, kế toán, lập quyết toán NSĐP theo quy định.
d) KBNN
KBNN được tổ chức theo ngành dọc từ TW đến huyện có nhiệm vụ nhập, xuất quỹ NSNN, thực hiện kiểm soát chi theo dự toán và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và kế toán thu, chi ngân sách và báo cáo theo chỉ tiêu dự toán của các cấp ngân sách theo quy định.
đ) HĐND và UBND xã
HĐND cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1) Căn cứ vào nhiệm vụ chi ngân sách cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:
- Dự toán chi ngân sách xã theo từng lĩnh vực.
- Phương án phân bổ ngân sách xã cho từng bộ phận thuộc cấp xã và chi tiết từng lĩnh vực.
2) Phê chuẩn quyết toán ngân sách xã
3) Quyết định chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách xã.
4) Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết.
5) Giám sát việc thực hiện ngân sách xã đã được HĐND quyết định.
6) Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của UBND xã trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1) Lập dự toán chi ngân sách xã, dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết trình HĐND cấp xã quyết định và báo cáo Phòng tài chính cấp huyện để báo cáo UBND.
102
2) Lập quyết toán chi ngân sách xã trình HĐND xã phê chuẩn và báo cáo UBND Phòng tài chính cấp huyện để báo cáo UBND.
3) Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định giao nhiệm vụ chi cho các bộ phận thuộc xã.
4) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách xã.
5) Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN trên địa bàn xã.
6) Báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND xã cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với HĐND xã khi quyết định dự toán ngân sách xã hàng năm, những vấn đề dưới đây phải căn cứ vào quyết định từ cơ quan có thẩm quyền cấp trên.
Một là, quyết định phân cấp nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Hai là, số kiểm tra (số hướng dẫn) ngân sách của cấp trên giao.
Ba là, số bổ sung cân đối được HĐND cấp huyện quyết định giao từ đầu thời kỳ ổn định (trong trường hợp quyết định ngân sách trong năm tiếp theo của kỳ ổn định ngân sách).
- Đối với UBND xã: do tính đặc thù của xã là các bộ phận thuộc xã không hoàn chỉnh. Vì vậy, UBND cấp xã vừa là cơ quan chấp hành của HĐND, vừa là cơ quan trực tiếp sử dụng ngân sách, do đó UBND xã vừa phải thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của UBND, vừa phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sử dụng ngân sách.