Định hướng đổi mới giao dich chi ngân sách xã qua KBNN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG (Trang 266 - 270)

6.2. GIAO DỊCH CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

6.2.4. Định hướng đổi mới giao dich chi ngân sách xã qua KBNN

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 về hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN. Theo đó, trước khi thực hiện giao dịch về chi NSNN như hiện nay, các đơn vị giao dịch với KBNN sẽ thực hiện thêm một thủ tục là cam kết chi NSNN. Theo quy định của Thông tư 113/2008/TT-BTC, các khoản chi ngân sách xã chưa thuộc đối tượng cam kết chi, tuy nhiên về lâu dài sẽ thực hiện cam kết chi đối với cả các khoản chi ngân sách xã, trong tài liệu này sẽ giứo thiệu một số nội dung cơ bản về cam kết chi ngân sách nhà nước.

6.2.4.1. Một số khái niệm về cam kết chi

a. Cam kết chi thường xuyên: Là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi là:

- Đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách (là hợp đồng chỉ sử dụng kinh phí của một năm ngân sách): Là số tiền được nêu trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm ngân sách (là hợp đồng sử dụng kinh phí của nhiều năm ngân sách): Là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng đó trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi của hợp đồng đó.

Với khái niệm như vậy, khi thực hiện ký hợp đồng và ghi nhận cam kết chi vào TABMIS là đã thực hiện hạch toán cam kết chi (Nợ tài khoản chi/Có tài khoản phải trả) và trừ vào dự toán được giao của đơn vị dự toán, mà không cần xét đến khi nào hợp đồng đó được thực hiện. Bên cạnh đó, đối với các hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách (như các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học công nghệ,…) sẽ được quản lý trong TABMIS theo một số thông tin chủ yếu như: tổng giá trị hợp đồng, số hợp đồng giấy, nội dung hợp đồng, giá trị hợp đồng đã được thanh toán,….

TABMIS không thực hiện ghi nhận cam kết chi đối với các hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách, mà chỉ ghi nhận cam kết chi đối với số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó trong 1 năm ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay, dự toán phân bổ cho đơn vị dự toán là theo tổng số, không chi tiết số kinh phí bố trí trong năm theo từng hợp đồng nhiều năm. Vì vậy, để thực hiện ghi nhận cam kết chi hàng năm cho các hợp đồng này, thì thủ trưởng đơn vị dự toán sẽ phải xác định và phân bổ số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước, đảm bảo phù hợp với dự toán năm được giao cho đơn vị và giá trị còn được phép cam kết chi đối với hợp đồng đó.

265

b. Cam kết chi đầu tư: Là việc các chủ đầu tư cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách đầu tư được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa chủ đầu tư với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tư bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi.

Mỗi dự án đầu tư có một mã riêng trong phân đoạn mã dự án của kế toán đồ;

một dự án đầu tư có thể bao gồm nhiều hạng mục; mỗi một hạng mục có thể có nhiều hợp đồng; các hợp đồng này sẽ được quản lý và ghi nhận trong TABMIS dưới dạng hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch vốn đầu tư phân bổ theo dự án đầu tư, không phân bổ chi tiết theo từng hợp đồng của dự án đó; đồng thời, do TAMIS không ghi nhận cam kết chi đối với cả hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách, mà chỉ ghi nhận cam kết chi đối với số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó trong 1 năm ngân sách. Vì vậy, để thực hiện ghi nhận cam kết chi đối với các hợp đồng chi đầu tư, thì các chủ đầu tư cần phải xác định và phân bổ số kinh phí bố trí cho từng hợp đồng trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước, đảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn được giao cho dự án đầu tư và giá trị còn được phép cam kết chi đối với hợp đồng đó.

6.2.4.2. Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi:

a. Thời hạn gửi và chấp thuận cam kết chi:

Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi được thực hiện theo 2 phương án:

- Kiểm soát trước khi đơn vị ký kết hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ với nhà cung cấp: Theo phương án này, trước khi ký kết hợp đồng, đơn vị phải gửi dự thảo hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát, đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao của đơn vị; dự toán của đơn vị còn đủ để thực hiện cho hợp đồng đó; hợp đồng đó tuân thủ đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Sau khi kiểm soát nếu đảm bảo đủ các điều kiện quy định, thì đơn vị mới được phép ký kết hợp đồng với nhà cung cấp. Phương án này đã được triển khai tại một số nước như Pháp,… và nó phù hợp với điều kiện các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trực tiếp tham gia và tác nghiệp trên hệ thống TABMIS. Phương án này có một số ưu điểm như: giúp cho đơn vị tránh việc ký kết hợp đồng trong khi dự toán không còn đủ để thanh toán cho hợp đồng đó hoặc hợp đồng bi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu,… Song nó cũng có hạn chế là sẽ tăng thêm khối lượng công việc lớn cho các đơn vị (do cả trước và sau khi ký kết hợp đồng, đơn vị đều phải làm thủ tục kiểm soát cam kết chi với Kho bạc Nhà nước).

- Phương án kiểm soát sau khi ký kết hợp đồng: Theo phương án này, thì sau khi ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, thì đơn vị gửi hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát; nếu còn đủ quỹ thì Kho bạc Nhà nước nhập cam kết chi vào hệ thống TABMIS và thông báo cho đơn vị được biết. Thực hiện phương án này có những ưu, nhược điểm so với phương án nêu trên.

Đối với Việt Nam, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực khi mới bắt đầu triển

266

khai thực hiện kiểm soát cam kết chi, phương án lựa chọn nên theo phương án 2 (kiểm soát sau khi đơn vị ký hợp đồng). Cụ thể:

- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị hợp đồng từ 100 triệu đồng trở lên (đối với chi thường xuyên) hoặc 500 triệu đồng trở lên (đối với chi đầu tư), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục kiểm soát cam kết chi.

- Trong phạm vi 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước phải thông báo ý kiến chấp thuận hoặc từ chối cam kết chi cho đơn vị được biết.

b. Điều kiện thực hiện cam kết chi:

- Đề nghị cam kết chi của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể:

+ Dấu, chữ ký của đơn vị dự toán, chủ đầu tư trên hồ sơ phải phù hợp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước; trường hợp đơn vị gửi cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước qua chương trình giao diện thì phải đảm bảo các nguyên tắc trao đổi dữ liệu điện tử.

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ tuân thủ quy trình, thủ tục về mua sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành;

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ phải đảm bảo có trong chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với chi đầu tư).

- Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán còn được sử dụng.

+ Trường hợp dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi cho đơn vị trên cơ sở dự toán tạm cấp hoặc dự toán điều chỉnh của đơn vị.

+ Trường hợp chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau, thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi cho đơn vị trên cơ sở dự toán ứng trước của đơn vị đã được cơ quan tài chính phân bổ và phê duyệt chính thức trên hệ thống TABMIS.

- Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 30/12 năm hiện hành.

c. Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi:

c1 Đối với chi thường xuyên:

- Hồ sơ cam kết chi thường xuyên: Khi có nhu cầu cam kết chi, ngoài dự toán chi ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước 1 lần vào đầu năm, đơn vị dự toán gửi Kho bạc Nhà nước: (1) hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên (gửi lần đầu hoặc khi có điều chỉnh hợp đồng); (2) đề nghị cam kết

267

chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi.

- Nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, bao gồm :

+ Kiểm soát, đối chiếu cam kết chi so với dự toán ngân sách nhà nước, đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không được vượt quá dự toán còn được phép sử dụng;

+ Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ và dự toán được giao của đơn vị;

+ Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của đơn vị, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định;

- Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của đơn vị dự toán, nếu đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo cho đơn vị dự toán được biết; trường hợp không đảm bảo đủ các điều kiện quy định, thì Kho bạc Nhà nước từ chối chấp thuận ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS theo quy định.

- Quản lý cam kết chi đối với các hợp đồng nhiều năm:

+ Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ được thực hiện trong nhiều năm ngân sách và có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, đơn vị dự toán gửi hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, quản lý trên TABMIS.

+ Hàng năm, thủ trưởng đơn vị dự toán có trách nhiệm xác định và được quyền chủ động điều chỉnh tăng, giảm số kinh phí bố trí trong năm cho hợp đồng đó trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi.

+ Căn cứ số kinh phí bố trí cho hợp đồng trong năm ngân sách, đơn vị dự toán gửi đề nghị cam kết chi trong năm cho hợp đồng đó đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục kiểm soát cam kết chi.

+ Quy trình quản lý, kiểm soát hợp đồng nhiều năm và cam kết chi đối với chi thường xuyên từ hợp đồng nhiều năm được thực hiện tương tự như quy trình quản lý hợp đồng và cam kết chi đầu tư.

C2. Đối với chi đầu tư:

- Hồ sơ cam kết chi đầu tư: Khi có nhu cầu cam kết chi, ngoài kế hoạch vốn đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước 1 lần vào đầu năm, chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước:

(1) hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên (gửi lần đầu hoặc khi có điều chỉnh hợp đồng); (2) đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi.

- Quản lý hợp đồng chi đầu tư :

+ Căn cứ hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ do chủ đầu tư gửi đến, Kho bạc Nhà nước kiểm soát tính pháp lý của hợp đồng, nếu phù hợp thì nhập các thông tin của hợp đồng vào TABMIS và thông báo cho chủ đầu tư được biết.

268

+ Hàng năm, chủ đầu tư có trách nhiệm xác định và được quyền chủ động điều chỉnh tăng, giảm số vốn đầu tư bố trí cho từng hợp đồng trong phạm vi kế hoạch vốn năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi của dự án đó, cụ thể:

 Trường hợp hợp đồng được thực hiện trọn trong 1 năm ngân sách, thì số vốn bố trí trong năm cho hợp đồng đó đúng bằng giá trị của hợp đồng đó;

 Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có nhiều loại tiền (ví dụ như hợp đồng của các dự án ODA có một phần giá trị hợp đồng được ghi đồng đồng Việt Nam, một phần giá trị của hợp đồng được ghi bằng đồng ngoại tệ,…), thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại tiền;

 Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có nhiều loại nguồn vốn (ví dụ như hợp đồng của các dự án ODA, vừa có nguồn vốn trong nước, vừa có nguồn vốn ngoài nước,…), thì chủ đầu tư có trách nhiệm xác định số vốn đầu tư trong năm bố trí cho hợp đồng chi tiết theo từng loại nguồn vốn.

- Nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nước:

+ Kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không được vượt quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi.

+ Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của chủ đầu tư, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định (trước 30/12 hàng năm);

- Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư, nếu đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định, thì Kho bạc Nhà nước ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo cho chủ đầu tư được biết; trường hợp không đảm bảo đủ các điều kiện quy định, Kho bạc Nhà nước được phép từ chối ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG (Trang 266 - 270)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(468 trang)