Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.1. Các nghiên cứu về lợi thế so sánh và cạnh tranh, về năng lực cạnh
1.1.1. Các nghiên cứu về lợi thế so sánh và cạnh tranh
Các quan điểm về lợi thế so sánh (LTSS) và cạnh tranh đã xuất hiện từ thế kỷ 17, nhưng đến cuối thế kỷ 18 mới phát triển mạnh mẽ, gắn liền tên tuổi của một số nhà kinh tế học như Adam Smith, David Ricardo, Jonh Stuart Mill, Thomas Malthus, Karl Marx…
Adam Smith là nhà kinh tế học cổ điển người Anh, là một trong những học giả đầu tiên nêu quan điểm về lợi thế so sánh và cạnh tranh. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình là “Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations” (1776), ông cho rằng, LTSS tuyệt đối có nghĩa là một nước là người sản xuất có chi phí thấp nhất về hàng hóa đó. Các quốc gia cần đề ra chính sách kinh tế (KT) khuyến khích các chủ thể KT đưa các LTSS này vào vòng chu chuyển KT để tạo ra nguồn lực cạnh tranh nhằm làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia; đồng thời, các chủ thể KT trên thị trường có thể phối hợp hoạt động KT một cách nhịp nhàng và có lợi cho xã hội. Từ đó ông khẳng định LTSS tuyệt đối khi được đưa vào vòng chu chuyển KT sẽ trở thành nguồn lực cạnh tranh để tạo ra sức cạnh tranh quốc gia [149].
David Ricardo là người kế tục xuất sắc của Adam Smith khi ông vạch ra những mâu thuẫn trong học thuyết của Adam Smith và vượt qua được giới hạn mà Adam Smith phải dừng lại khi phân tích sâu sắc hơn các quy luật KT của chủ nghĩa tư bản.
Theo David Ricardo, LTSS tương đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất, hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi. Theo ông, LTSS tương đối ở những quốc gia có nền KT mở cũng trở thành nguồn lực cạnh tranh quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh quốc gia khi nó được đưa vào vòng chu chuyển KT thông qua hoạt động ngoại thương với các quốc gia khác trên thế giới. Tác phẩm “Principles of Political Economy and Taxation” (1817) của David Ricardo đã chỉ ra quan điểm thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh (còn gọi là thuyết chi phí so sánh): Quan hệ KT quốc tế là
11
quan hệ "đường hai chiều" có lợi cho mọi nước tham gia, vì bất kỳ nước nào cũng có lợi thế tương đối, tức là lợi thế có được trên cơ sở so sánh với các nước khác. Đồng thời, ông coi cạnh tranh là thuộc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường và các chủ thể KT cần phải sử dụng LTSS để tiến hành thương mại quốc tế nhằm nâng cao NLCT và đây là một tất yếu có tính sống còn trong nền kinh tế thị trường. Ông cho rằng, LTSS tương đối cần được chuyển hóa thành nguồn lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trong quá trình thương mại quốc tế [140].
Sau Adam Smith và David Ricardo, còn có rất nhiều nhà kinh tế nghiên cứu về LTSS với tư cách là một nguồn lực cạnh tranh quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của mỗi quốc gia và các địa phương của chúng, trong đó đáng chú nhất là lý thuyết LTSS theo mô hình H - O. Mô hình về LTSS này do Heckcher đưa ra năm 1919 và được Ohlin hoàn thiện năm 1933 là mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia. Theo mô hình này, LTSS tương đối sẽ trở thành nguồn lực cạnh tranh quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh của một quốc gia khi nó được các chủ thể KT đưa vào vòng chu chuyển KT thông qua hoạt động buôn bán với các quốc gia khác trên thế giới [111], [130].
Có thể thấy, những nghiên cứu kinh điển nói trên về LTSS đã cung cấp cơ sở lý luận và một hệ thống quan điểm, phương pháp nghiên cứu cơ bản về cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh cho giới nghiên cứu quốc tế. Những quan điểm này có thể áp dụng để nghiên cứu về LTSS ở cả cấp độ quốc gia và ở cả cấp độ địa phương, doanh nghiệp (DN). Tác giả luận án đã tiếp thu những quan điểm và phương pháp lý luận kinh điển nói trên để đi sâu nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh dưới góc độ quản lý kinh tế (QLKT) trong đề tài nghiên cứu của mình.
Bên cạnh những nghiên cứu kinh điển nói trên, hiện nay ở Việt Nam có nhiều tác gia nghiên cứu về LTSS ở cả cấp độ quốc gia và ở cả cấp độ địa phương, DN như:
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Vinh (2016) “Phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Điền (2016)
“Những nhân tố tác động đến lợi thế so sánh của Hà Nội với các vùng địa phương”,
12
nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Chương và Nguyễn Thanh Trọng (2017) “Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với ASEAN”… Các nghiên cứu trên mặc dù có đề cập tới vai trò của LTSS trong việc phát triển KT của Việt Nam, các địa phương, các DN nhưng đáng tiếc là chúng đã chưa đề cập tới cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh. Tuy nhiên, những nghiên cứu kể trên đã cung cấp cho tác giả luận án thêm cứ liệu khoa học phong phú, đa chiều để tác giả đi sâu nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh dưới góc độ QLKT trong nghiên cứu của mình [11], [28], [73].
Vấn đề cạnh tranh đã được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill, Karl Marx... Các tác giả Adam Smith, David Ricardo đều khẳng định cạnh tranh là một tất yếu của nền kinh tế thị trường và nhờ có cạnh tranh mà tạo ra động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Tác giả John Stuart Mill trong cuốn “Principles of political economy” (1848) cho rằng, các DN có quyền tự do cạnh tranh nhưng không được đưa lợi ích cá nhân, quyền lợi của DN lên trên giá trị đạo đức kinh doanh, đạo đức xã hội. Tác giả Karl Marx cho rằng, cạnh tranh trong tác phẩm “Das Kapital” (1867) chính là sự tranh đấu giành lợi thế thuận lợi giữa các nhà tư bản trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, với mục đích thu về lợi nhuận siêu ngạch… Tiếp thu những quan điểm về cạnh tranh của các nhà kinh tế học cổ điển, các học giả hậu thế đều thống nhất quan điểm về tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường [122], [124].
Những tác giả kinh điển không chỉ khẳng định cạnh tranh là một thuộc tính tất yếu của kinh tế thị trường, mà họ còn chỉ ra mối quan hệ giữa LTSS và nguồn lực cạnh tranh, giữa LTSS và lợi thế cạnh tranh (LTCT) và NLCT. Họ đã dần hình thành quan điểm về sự chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh rồi chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT và NLCT ở cấp độ quốc gia.
Những quan điểm trên của các nhà kinh tế học cổ điển đã cung cấp cho tác giả luận án một cách tiếp cận khoa học để đi sâu nghiên cứu cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh và sự chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT cấp tỉnh dưới góc độ QLKT trong nghiên cứu của mình.
13