Nâng cao năng lực kiến tạo và phục vụ của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 153 - 157)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

4.4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh trong

4.4.6. Nâng cao năng lực kiến tạo và phục vụ của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Trước hết, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể QLKT, tự giác thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành đối với mọi hoạt động của tỉnh. Tiếp theo, chính quyền tỉnh phải cùng đội ngũ cán bộ, công chức của mình nâng cao năng lực thích ứng trước các sự cố, biến cố;

nâng cao năng lực đổi mới và sáng tạo để tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế đã được nêu ra ở chương 3. Hà Tĩnh cần hoàn thiện, đồng bộ hệ thống chính sách nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền KT, tránh tình trạng ban hành chính sách chồng chéo, mâu thuẩn, thiếu ổn định và hiệu quả thấp. Song, những văn bản pháp quy của tỉnh phải tuân thủ tính thống nhất, thông suốt của toàn bộ hệ thống quản lý trong tỉnh và tính nghiêm minh của hệ thống luật pháp. Đặc biệt là Hà Tĩnh cần nghiêm túc tổng kết, đánh giá, rà soát và hệ thống hóa các chính sách liên quan đến đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại trên địa bản tỉnh, nhất là các văn bản liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, đến thủ tục đầu tư…. Đặc biệt là tỉnh cần phải khắc phục được hạn chế về chỉ số công khai, minh bạch đã nêu trong thực trạng. Từ đó, các cơ quan chuyên môn của tỉnh phải đơn giản hóa các TTHC để không gây khó khăn, phiền hà, cản trở đến hoạt động đầu tư tài chính và chuyển

144

giao công nghệ hiện đại của các DN và các thành phần KT trong tỉnh.

Để nâng cao năng lực kiến tạo và phục vụ, chính quyền tỉnh cần phải xây dựng tổ chức, bộ máy tinh gọn, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tinh thông nghiệp vụ, gần dân, trọng dân, lấy dân làm gốc. Tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh cần phải tăng cường đối thoại, tiếp xúc với các DN, với các nhà đầu tư, sâu sát với thực tế để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của DN và người dân để có thể ban hành những chính sách phù hợp, để tổ chức, triển khai nhiệm vụ sát hợp với thực tiễn SX-KD, đầu tư của DN, đời sống của người dân.

Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần tìm hiểu nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhà đầu tư, phải tiếp thu ý kiến đóng góp của nhà đầu tư FDI nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hướng dẫn và hỗ trợ nhà đầu tư nhằm mời gọi, thu hút được thêm nguồn lực đầu tư FDI vào địa bàn tỉnh; chính quyền tỉnh cũng cần cam kết mạnh mẽ trong việc tạo ra và duy trì MTKD và môi trường đầu tư hấp dẫn, bình đẳng, minh bạch và thông thoáng đối với các nhà đầu tư, nhất là với các nhà đầu tư FDI.

Vì thế, để nâng cao năng lực kiến tạo và phục vụ của mình, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh; cần phải nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp, phẩm chất, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ, công chức liên quan tới đầu tư. Đồng thời, chính quyền tỉnh cần phải tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm tốt chức năng kiến tạo và phục vụ theo hướng gắn quyền hạn với trách nhiệm, gắn đãi ngộ thỏa đáng với tinh phần phụng sự nhiệt tình, nghiêm túc mọi nguyện vọng thiết thực của DN và người dân và phải thực hành có hiệu quả, thiết thực các chương trình hành động của chinh quyền tỉnh về Luật Phòng chống tham nhũng nhằm khắc phục có hiệu quả hạn chế về chỉ số kiểm soát tham nhũng ở khu vực công trong thời gian tới.

145 Tiểu kết 4

Chương 4 của luận án đã nêu ra, phân tích khái quát bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến NLCT của Hà Tĩnh. Bối cảnh trong nước, nhất là bối cảnh KT của đất nước, của các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tạo ra không ít cơ hội và thách thức cho việc nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh. Bối cảnh quốc tế với những xu hướng phát triển nổi bật đã nêu trong chương 4 không ngừng tác động đa chiều đến quá trình nâng cao NLCT của Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua.

Tiếp theo, luận án đã đưa ra một số quan điểm và định hướng và mục tiêu nhằm nâng cao NLCT của Hà Tĩnh trong giai đoạn 2019 - 2030. Những mục tiêu là sự cụ thể hóa và hiện thực hóa các định hướng trên bao gồm mục tiêu KT, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường, mục tiêu tái cơ cấu. Cuối cùng, chương 4 của luận án đưa ra một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm khắc phục những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về NLCT của Hà Tĩnh đã nghiên cứu trong chương 3.

Các giải pháp nâng cao NLCT của Hà Tĩnh trong giai đoạn từ 2019 - 2030 được chương 4 của luận án đưa ra gồm có: Thứ nhất là thu hút nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thứ hai là chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng xanh; thứ ba là đẩy mạnh hợp tác công tư và liên kết, hợp tác đa phương để nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế Hà Tĩnh; thứ tư là hoàn thiện công tác dự báo và xây dựng tình huống, sự cố, biến cố giả định; thứ năm là tạo dựng môi trường sinh thái để phát triển khả năng đổi mới và sáng tạo; thứ sáu nâng cao năng lực kiến tạo vào phục vụ của chính quyền tỉnh.

Chương 4 của luận án đã sử dụng phương pháp luận biện chứng, phương pháp khách quan, lịch sử - cụ thể; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và đã dựa trên kết quả phân tích, đánh giá về các hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế và dựa trên bối cảnh chính trị, KT trong nước, nội vùng và quốc tế đã tác động đến NLCT cấp tỉnh để đưa ra các giải pháp nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, chương 4 của luận án còn dựa trên các bài học nâng cao NLCT của một số địa phương khác có điều kiện tương tự như Hà Tĩnh để đưa ra các giải pháp nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, các giải pháp nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2019 - 2030 được luận án đưa

146 ra là có tính khách quan, khoa học và khả thi.

Theo tác giả, nếu chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc các giải pháp được nêu ra trong chương 4 của luận án vào thực tiễn quản lý, điều hành của mình, các giải pháp này sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2019 - 2030 để đưa Hà Tĩnh trở thành một tỉnh giầu có, thịnh vượng, có vị thế cao trong khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và trở thành một trung tâm CN hiện đại của khu vực Bắc Trung Bộ, của khu vực duyên hải miền Trung của Việt Nam trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)