Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2.1.1. Cơ sở lý luận của khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2.1.1.1. Lý luận về sự chuyển hóa lợi thế so sánh thành nguồn lực cạnh tranh Adam Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về LTSS tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Lợi thế tuyệt đối có nghĩa là một nước là người sản xuất có chi phí thấp nhất về hàng hóa đó. Do đó, LTSS tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn có thế nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Từ đó cho thấy, LTSS tuyệt đối một khi được các chủ thể KT đưa vào vòng chu chuyển kinh tế nó sẽ trở thành nguồn lực cạnh tranh quan trọng nhằm tạo ra sức cạnh tranh của một quốc gia và các địa phương của quốc gia đó.
David Ricardo chỉ ra rằng, nếu một quốc gia sản xuất hàng hoá ở chi phí cơ hội thấp hơn, thì nên chuyên môn hoá vào đó và tham gia trao đổi hàng hoá quốc tế với quốc gia chuyên môn hoá ngành hàng khác. David Ricardo đã đưa ra bằng chứng về chuyên môn hóa quốc tế là có lợi cho một nước và gọi kết quả đó là quy luật lợi thế so sánh, hay lý thuyết về chi phí so sánh. Mô hình lý thuyết LTSS mà ông đưa ra còn được gọi là mô hình đơn giản một yếu tố sản xuất (tính mọi chi phí sản xuất bằng số giờ lao động) và quy quan hệ kinh tế quốc tế thành quan hệ song phương của hai nước với hai mặt hàng trao đổi trực tiếp cho nhau. Từ đó cho thấy, với các quốc gia có nền kinh tế mở, khi LTSS tương đối được các chủ thể KT của các quốc gia đó đưa vào vòng chu chuyển kinh tế để tạo ra của cải vật chất, nhất là để thực hiện hoạt động thương mại quốc tế, nó sẽ trở thành một nguồn lực cạnh tranh to lớn để tạo ra sức cạnh tranh của mỗi quốc gia và các địa phương của nó.
Mô hình H - O do Heckcher đưa ra năm 1919 và được Ohlin hoàn thiện năm 1933 là mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia. Mô hình này cho rằng, sự kết
39
hợp giữa các yếu tố sản xuất “thuận lợi nhất” của quốc gia sẽ tạo điều kiện để có được chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, năng suất cao nhất, tức là có lợi thế so sánh cao nhất ở một số ngành nhất định. Theo mô hình H - O, LTSS tương đối của một quốc gia một khi được các chủ thể KT của quốc gia đó đưa vào vòng chu chuyển KT, nó sẽ trở thành nguồn lực cạnh tranh rất quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh của quốc gia đó trong hoạt động thương mại quốc tế. Paul Samuelson cho rằng, các nước sẽ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà họ đặc biệt có đủ điều kiện.
Khi khẳng định thương mại quốc tế đem lại mối lợi cho các quốc gia, Paul Samuelson đã nhấn mạnh LTSS tương đối của một quốc gia sẽ trở thành nguồn lực cạnh tranh quan trọng để tạo nên sức cạnh tranh của quốc gia đó trong quá trình hội nhập quốc tế.
LTSS được chia thành LTSS tĩnh và LTSS động. LTSS tĩnh được hiểu là những đặc tính nổi trội sẵn có chỉ ở riêng đối tượng nhưng chỉ mới tồn tại dưới dạng tiềm năng. LTSS động được hiểu là những đặc tính nổi trội mới xuất hiện ở riêng đối tượng do sự tác động tích cực có chủ đích từ những nhân tố bên ngoài. Thực tiễn thị trường cho thấy, cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh gồm hai bước chuyển hóa tiếp nối nhau, trong đó bước thứ nhất là sự chuyển hóa LTSS tĩnh thành LTSS động, bước tiếp theo là sự chuyển hóa LTSS động thành nguồn lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, địa phương và DN. Thực chất bước chuyển hóa từ LTSS tĩnh thành LTSS động là quá trình chủ thể QLKT và chủ thể KT sử dụng những hiểu biết của mình để chủ động khám phá các thuộc tính mới của LTSS tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người, khoa học, công nghệ, truyền thống văn hóa… để đưa chúng vào vòng chu chuyển KT. Thực chất bước chuyển từ LTSS động thành nguồn lực cạnh tranh là quá trình chủ thể QLKT dùng các công cụ chính sách KT vĩ mô tác động đến các chủ thể KT nhằm khuyến khích họ đưa các nguồn lực tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, nguồn lực con người… vào vòng chu chuyển KT để tiến hành sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra của cải vật chất, tức là tạo ra nguồn lực cạnh tranh thực sự cho chủ thể KT trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác. Đây chính là quá trình biến cái không thể thành cái có thể, biến LTSS tiềm năng thành LTSS thực sự, là quá trình biến cái khả năng thành cái hiện thực.
40
Thực tế cho thấy, các quốc gia, địa phương hay DN muốn giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh đều phải thực hiện cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh, phải chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT và phải chuyển hóa LTCT thành NLCT. Quá trình chuyển hóa này tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa chủ thể QLKT với các chủ thể KT trên thị trường, theo đó chủ thể QLKT sẽ khuyến khích các chủ thể KT chủ động đưa các LTSS (gồm LTSS tĩnh và LTSS động so với các đối thủ cạnh tranh khác) vào vòng chu chuyển KT để tạo ra nguồn của cải vật chất cho đất nước và nguồn của cải vật chất này chính là nguồn lực cạnh tranh quốc gia. Thực tiễn đã cho thấy, mỗi tỉnh trong một quốc gia đều có những LTSS riêng có của nó khi so sánh với phần còn lại trong sự phát triển KT. Song, nếu chỉ có LTSS tiềm năng thuần túy, LTCT của một tỉnh vẫn chưa thể xuất hiện. LTCT của một tỉnh chỉ xuất hiện khi có sự chuyển hóa LTSS động thành nguồn lực cạnh tranh và chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT của tỉnh. Tất nhiên, sự chuyển hóa tiếp theo phải là chuyển hóa các LTCT đó thành NLCT của tỉnh. Vì thế, sự chuyển hóa LTSS tĩnh thành LTSS động của tỉnh là tất yếu để tạo ra nguồn lực cạnh tranh của tỉnh, sau đó chủ thể QLKT và các chủ thể KT đưa nó vào vòng chu chuyển KT nhằm chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh ấy thành LTCT và NLCT của tỉnh.
Nguồn: Tác giả
Hình 2.1. Cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh, từ nguồn lực cạnh tranh thành LTCT và từ LTCT thành NLCT cấp tỉnh
Chủ thể QLKT Chính sách,
thể chế, cơ chế
Nguồn lực cạnh tranh
NLCT của tỉnh
LTSS động LTSS tĩnh Chủ thể KT
Hoạt động khai thác, sử dụng
LTCT của tỉnh
41
Có thể khẳng định rằng, lý luận về sự chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh đã trở thành một cơ sở lý luận quan trọng trực tiếp để tác giả luận án xây dựng khái niệm NLCT cấp tỉnh trong luận án của mình.
2.1.1.2. Lý luận về sự chuyển hóa nguồn lực và năng lực thành lợi thế cạnh tranh Lý thuyết về nguồn lực cho rằng, nguồn lực cạnh tranh của DN chính là yếu tố quyết định sự chuyển hóa thành LTCT và hiệu quả kinh doanh của DN. Lý thuyết này được nghiên cứu dựa trên tiền đề là các DN trong cùng ngành thường sử dụng những chiến lược kinh doanh khác nhau và không thể dễ dàng sao chép được, vì chiến lược kinh doanh phụ thuộc vào chính nguồn lực cạnh tranh của DN đó. Lý thuyết này đã phân chia nguồn lực cạnh tranh thành ba loại là nguồn lực vật chất, nguồn lực con người và các nguồn lực tổ chức... Nguồn lực cạnh tranh mà DN sở hữu là cơ sở nền tảng để xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên thuộc tính có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế. Để chuyển hóa thành công nguồn lực cạnh tranh thành LTCT của DN nhất định phải thỏa mãn 4 thuộc tính trên. Lý thuyết này còn cho rằng, DN cần phải biết kết hợp và tái kết hợp các nguồn lực cạnh tranh để chuyển hóa chúng thành LTCT và sau đó chuyển hóa các LTCT thành NLCT của DN nhằm vượt qua các đối thủ trong ngành.
Lý thuyết về năng lực cho rằng, năng lực của DN được thể hiện ở khả năng sử dụng, kết hợp tài sản, nguồn lực, năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của tổ chức. Quan điểm nền tảng về năng lực giả định rằng, môi trường của đối tượng nghiên cứu, nhất là môi trường DN là năng động và do vậy, yêu cầu phải xây dựng năng lực và cần tận dụng năng lực liên tục để chuyển hóa chúng thành LTCT cho DN. Những khái niệm nền tảng của lý thuyết này là tài sản, khả năng, năng lực.
Theo đó, tài sản được hiểu là bất cứ gì hữu hình, hoặc vô hình có thể tạo ra giá trị KT trong thị trường sản phẩm của mình. Tất nhiên, tài sản cần được chuyển hóa thành LTCT để vượt qua đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Sự khác biệt giữa tài sản và nguồn lực cạnh tranh được giải thích rõ ràng rằng, không phải tất cả các tài sản sẽ nhất thiết phải là các nguồn lực cạnh tranh cho một DN. Khả năng được hiểu là
“mẫu lặp lại hành động” mà một DN có thể tích hợp, xây dựng và cấu trúc lại để tạo ra năng lực cho phép nó thực hiện giá trị gia tăng; là phương tiện mà các nguồn lực cạnh tranh của DN được triển khai bởi các nhà quản lý của nó để chuyển hóa chúng thành LTCT cho DN. Năng lực được hiểu là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp
42
các nguồn lực và khả năng sử dụng nguồn lực giúp DN đạt được mục tiêu trong những bối cảnh cạnh tranh nhằm chuyển hóa chúng thành LTCT cho DN. Vì thế, các DN muốn chuyển hóa năng lực thành LTCT và chuyển hóa LTCT thành NLCT cần phải biết phối hợp nguồn lực cạnh tranh và khả năng. Tất nhiên, sự chuyển hóa năng lực thành LTCT sẽ là cơ sở nền tảng để có LTCT bền vững cho DN. Lý luận về sự chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh và năng lực thành LTCT trong lý thuyết về nguồn lực và lý thuyết về năng lực đã trở thành một cơ sở lý luận quan trọng trực tiếp để tác giả luận án xây dựng khái niệm NLCT cấp tỉnh trong luận án của mình.
2.1.1.3. Lý luận về sự chuyển hóa lợi thế cạnh tranh thành năng lực cạnh tranh Có thể thấy, lý luận về sự chuyển hóa LTCT thành NLCT đã được nhiều nhà kinh tế học đi sâu phân tích, mổ xẻ mà tiêu biểu là Michael Porter, Paul Krugman, Klaus Schwab, Rainer Feurer, Kazem Chaharbaghi, Ajitabh Ambastha, Kirankumar Momaya, Andrés Cadena, Richard Dobbs, Jaana Remes… Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu kể trên lại có một cách tiếp cận lý luận riêng về sự chuyển hóa LTCT thành NLCT, nhưng đáng chú ý nhất là ấn phẩm “The advantage competitiveness of Nations” (1990) của Michael Porter và ấn phẩm “The Global Competitiveness Report 2009 - 2010” của Klaus Schwab (2009) tại Diễn đàn KT thế giới (WEF) [135], [148].
Michael Porter (1985, 1998) là một trong những tác giả bàn rất nhiều đến lý luận về sự chuyển hóa LTCT thành NLCT, khi ông cho rằng, NLCT là chìa khóa để có thể cạnh tranh thành công, các DN phải có được LTCT dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn, hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Michael Porter còn chỉ ra rằng, LTCT về chi phí, hoặc về giá tương đối giữa các DN là tiền đề quan trọng để tạo ra NLCT cho các DN. Tất nhiên, sự chuyển hóa LTCT thành NLCT có nguồn gốc sâu xa từ cơ chế chuyển hóa LTSS tĩnh thành LTSS động, tiếp theo là chuyển hóa LTSS động thành nguồn lực cạnh tranh và chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh của DN thành LTCT của mỗi DN. Về bản chất, sự chuyển hóa LTCT thành NLCT là quá trình tạo ra NSLĐ cao hơn so với đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Lý luận về sự chuyển hóa LTCT thành NLCT còn được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của các học giả như Rainer Feurer, Kazem Chaharbaghi, Kirankumar Momaya, Ian Gordon và Paul Cheshire…. [134], [136].
Dưới góc độ QLKT, luận án cho rằng, nhìn chung, LTCT (Competitive
43
Advantage) là những đặc điểm nổi trội, ưu việt của đối tượng mà nhờ có chúng, chủ thể cạnh tranh chiếm được lợi thế trong cạnh tranh với các đối thủ. LTCT luôn được gắn với những chủ thể cạnh tranh cụ thể, xác định là một DN, hoặc một quốc gia, hay một địa phương. Từ quan điểm trên, luận án cho rằng, thuật ngữ LTCT quốc gia được hiểu là các đặc tính nổi trội, ưu việt hơn của các nguồn lực, điều kiện, môi trường cần và đủ của một quốc gia mà nhờ có chúng, quốc gia đó chiếm được lợi thế so với các quốc gia khác trong chiến lược cạnh tranh của mình. Tương tự, thuật ngữ LTCT của tỉnh được hiểu là các đặc tính nổi trội, ưu việt hơn của các nguồn lực, điều kiện, môi trường cần và đủ của một tỉnh, mà nhờ có chúng, tỉnh đó chiếm được lợi thế so với các tỉnh khác trong chiến lược cạnh tranh của mình.
Sau khi đã có các LTCT, chủ thể QLKT là chính quyền cấp tỉnh cần phải sử dụng hiệu quả chúng, các LTCT đó mới có thể chuyển hóa thành NLCT cấp tỉnh.
Chính quyền cấp tỉnh sử dụng hiệu quả các LTCT bằng việc tạo ra MTKD và đầu tư bình đẳng, minh bạch và thông thoáng; đưa ra các quyết sách và chủ trương đúng đắn nhằm hỗ trợ, khuyến khích các chủ thế KT là DN, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX)… đưa các LTCT đó vào vòng chu chuyển KT của tỉnh, vào chuỗi giá trị của tỉnh, vào thực tiễn hoạt động thị trường của tỉnh. Thực chất đây là hoạt động QLKT của chính quyền cấp tỉnh. Có thể thấy, các LTCT của một tỉnh không thể tự chuyển hóa thành NLCT, mà chính quyền cấp tỉnh phải thúc đẩy các chủ thể KT như DN, hộ gia đình, HTX… đưa các LTCT vào thực tiễn thị trường, LTCT mới có thể chuyển hóa thành NLCT của tỉnh; đây là sự chuyển hóa của cái khả năng thành cái hiện thực. Thực tiễn thị trường đã chứng minh cho sự tồn tại và vận hành của cơ chế chuyển hóa LTCT thành NLCT cấp tỉnh. Lý luận về sự chuyển hóa LTCT thành NLCT đã trở thành một cơ sở lý luận quan trọng trực tiếp để tác giả luận án xây dựng khái niệm NLCT cấp tỉnh trong luận án.