Bối cảnh trong nước ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 126 - 130)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2030

4.1.1. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh

Thực tế cho thấy, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có sự ổn định về chính trị và tình hình trật tự, an ninh, an toàn xã hội cao. Vì vậy, sự ổn định chính trị và trật tự, an ninh, an toàn xã hội cao của Việt Nam đã đưa nước ta trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư quốc tế; trở thành điểm đến tham quan, du lịch đáng tin cậy cho bạn bè và du khách quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng nêu trên, tình hình chính trị - xã hội của Việt Nam vẫn còn có những vấn đề rất phức tạp, nhức nhối. Điển hình trong số đó là tình trạng tham nhũng, nạn tham ô, lãng phí, hối lộ, lợi ích nhóm; tình trạng vô trách nhiệm, vô cảm trước số phận của người dân; tình trạng kéo bè, cục bộ, xuống cấp đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; là tình trạng chạy chức, chạy quyền, mất dân chủ, lộng quyền, lạm quyền, tình trạng vi phạm kỷ cương, pháp luật, … của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn tồn tại và đang có những diễn biến khó lường. Đây là một thách thức lớn về bối cảnh chính trị vì nó tác động tiêu cực đến NLCT quốc gia và NLCT của tỉnh Hà Tĩnh.

4.1.1.2. Bối cảnh về kinh tế

Sự phát triển KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh diễn ra trong bối cảnh KT đất nước đang phát triển theo xu hướng hội nhập KT quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể về KT như GDP/đầu người đã tăng, đạt được nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo, Việt Nam trở thành một điểm đến quan trọng về đầu tư trực tiếp nước ngoài... Nền KT Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức tương đối cao và được đánh giá là một trong những thị trường Châu Á năng động, với mức tăng trưởng bình quân 6 -

117

7%/năm. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP/đầu người trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng trong hai thập kỷ tới (ước đạt 7.500 USD/người vào năm 2035 với mức tăng trưởng GDP/đầu người là 6%), vượt ngưỡng GDP/đầu người của Thái Lan năm 2010 và GDP/đầu người của Trung Quốc năm 2014, và ngang bằng với GDP/đầu người của Malaysia năm 2006. Dự báo mức tăng trưởng GDP này sẽ đưa Việt Nam từ quốc gia có thu nhập trung bình thấp trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao.

MTKD trong nước đang được cải thiện theo hướng ngày càng bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, công khai và minh bạch nhằm giúp các DN, các thành phần KT và người dân thuận lợi trong SX-KD. Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là một trong những nước có sự ổn định KT vĩ mô để đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Điều này đã tác động tích cực đến việc nâng cao NLCT của Việt Nam và các tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh. Đây được cho là một cơ hội tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh về mình trước con mắt các nhà đầu tư thế giới. Theo dự báo của Pricewaterhouse Coopers UK (2017), trong thời gian tới, một số ngành nghề, lĩnh vực của nền KT Việt Nam được dự đoán vẫn sẽ trở thành “miền đất hứa” thu hút nguồn đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại là bất động sản, vật liệu và dịch vụ xây dựng, dịch vụ tiêu dùng, hàng tiêu dùng, ngành nông nghiệp, viễn thông, tin học, CNTT và cơ khí. Đây vẫn là những ngành giữ vị thế tăng trưởng bình quân ở mức cao. CN hỗ trợ cũng sẽ từng bước được định hình và phát triển theo hướng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các thành viên đã tham gia ký FTA với Việt Nam. Tuy nhiên, có một số ngành, lĩnh vực đã và sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức như cơ khí chế tạo, các DN vừa và nhỏ có cơ cấu sản phẩm và trình độ công nghệ lạc hậu, các DN Nhà nước hoạt động trì trệ, chậm đổi mới mô hình tổ chức… Vì vậy, trong định hướng phát triển những năm tới, Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng vẫn cần chú trọng thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền KT gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm và DN. Tuy nhiên, các bất cập trong thông tin minh bạch về thu hồi đất, bất cập về hệ thống luật pháp, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng ở cấp tỉnh... đang thực sự gây ra những khó khăn không đáng có cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những vấn đề này cần phải được giải quyết triệt để, nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền

118

KT lấy đầu tư và tri thức công nghệ làm động lực phát triển. Đây được coi là những thách thức không nhỏ cho việc nâng cao NLCT của các tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh.

Chính sách tái cơ cấu KT của Chính phủ Việt Nam theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ cao đã được chú trọng. Thực tiễn cho thấy, để đạt được sự thịnh vượng hơn về mặt KT, Việt Nam cần phải thực hiện có hiệu quả chính sách tái cơ cấu lại nền KT của mình theo hướng tăng cường hàm lượng công nghệ cao trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hệ quả của sự điều chỉnh này là làm cho NSLĐ của Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Với quan điểm đó, Chính phủ và chính quyền các tỉnh cần phải gia tăng năng lực tri thức và năng lực thể chế để tạo đà cho năng lực KT được nâng cao hơn; làm gia tăng NSLĐ, vì nó là yếu tố quyết định tạo ra NLCT quốc gia, của các tỉnh, của mỗi DN và tổ chức KT.

Chính sách đầu tư của Chính phủ và chính quyền các tỉnh cần tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật, gia tăng hàm lượng tri thức công nghệ hiện đại cho nền KT và coi chúng là nền tảng cho tăng trưởng KT của Việt Nam. Theo cách tiếp cận này, các khoản đầu tư tài chính lớn của Nhà nước, của các tập đoàn KT Việt Nam và FDI hầu như đều tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như GTVT, điện, nước, viễn thông, logistic… Bên cạnh đó, để gia tăng hàm lượng tri thức cho tăng trưởng KT, Chính phủ và chính quyền các tỉnh cũng cần đầu tư phát triển yếu tố hạ tầng giáo dục, văn hóa, y tế để chúng phát triển tương ứng với sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật. Thực tế cho thấy, chìa khóa thành công của mọi công việc đều nằm ở chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ Việt Nam và chính quyền các tỉnh đã chỉ đạo, hỗ trợ các chương trình đẩy mạnh giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định KH&CN là động lực quan trọng để phát triển nhanh, bền vững về chỉ số GII nhằm gia tăng NLCT về tri thức. Kết quả của sự gia tăng chỉ số GII đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng mạng viễn thông, Internet tạo ra các bước đột phá trong chiến lược phát triển KT, phát triển KH&CN của quốc gia và các tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh nhằm tạo ra cơ hội thuận lợi để nước ta chuyển đổi thành công từ nền KT truyền thống sang nền kinh tế hội tụ số trong vài thập kỷ tới.

4.1.1.3. Bối cảnh chung của khu vực Bắc Trung Bộ

Theo lộ trình cam kết quốc tế, đến năm 2020, Chính phủ Việt Nam và chính

119

quyền các tỉnh sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về xóa bỏ hàng rào thuế quan, khi đó các DN trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu. Vì vậy, các tỉnh của Việt Nam cần tăng cường liên kết vùng, liên kết quốc gia, khu vực để biến những LTSS động thành nguồn lực cạnh tranh và biến nguồn lực cạnh ấy thành LTCT nhằm nâng cao NLCT trước các đối thủ cạnh tranh. Khu vực Bắc Trung Bộ có vị trí là cầu nối được ví như chiếc đòn gánh giữa miền Bắc Việt Nam với phần còn lại của đất nước. Khu vực này có vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình rất đặc biệt nên nó có vị trị địa - chính trị, địa - KT quan trọng đối với Việt Nam. Nhìn tổng thể, khu vực Bắc Trung Bộ hiện vẫn là một trong những khu vực thiếu hụt nguồn lực về mặt KT so với các khu vực khác của nước ta. Xét về GDP/đầu người, khu vực Bắc Trung Bộ vẫn có tỷ lệ nghèo đói cao. Một trong những nguyên nhân của tỷ lệ nghèo đói cao là do nằm cách xa các trung tâm KT lớn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt và hạ tầng kỹ thuật của khu vực này còn nghèo nàn hơn so với các nơi khác, nên sự kết nối với các khu vực khác trong nước kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các hoạt động KT trên toàn khu vực Bắc Trung Bộ hiện vẫn chỉ xoay quanh cụm ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp với cơ cấu chăn nuôi - trồng trọt - khai thác, chế biến truyền thống, rất lạc hậu và có giá trị gia tăng rất thấp. Hiện nay ở khu vực này các cụm ngành hầu như có quy mô rất nhỏ và nằm ở vị trí rải rác, thiếu tập trung. Chính phủ Việt Nam đã nhận ra những thách thức này nên đã và đang có những hành động để nhằm thay đổi điều này. Vì thế, nhiều dự án trọng điểm quốc gia đã được ưu tiên dành cho khu vực này như KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa), KKT Nam Nghệ An (Nghệ An), KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh)…, ngoài ra còn hàng trăm dự án quy mô lớn khác cũng được Nhà nước đầu tư vào khu vực này để tạo ra thế mạnh nhằm đưa khu vực Bắc Trung Bộ phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, việc ra đời của 6 KKT tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, cùng với 15 cảng biển lớn nhỏ của khu vực này với khoảng cách rất gần nhau và công năng khai khác, sử dụng rất giống nhau đã tạo ra sự lãng phí rất lớn về nguồn lực đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh vừa khốc liệt vừa thiếu lành mạnh giữa các tỉnh trong khu vực này… và chúng đã trở thành thách thức không nhỏ đối với khả năng liên kết và hợp tác về KT giữa các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Tất cả tình hình về mọi mặt nêu trên của Việt Nam và khu vực đều tác động mạnh mẽ cả tích cực và tiêu cực đến việc nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh.

120

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)