Đề xuất khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong luận án

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 60)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

2.1.2. Đề xuất khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong luận án

Dưới góc độ QLKT, luận án cho rằng, không thể có NLCT chung chung, mà NLCT phải luôn gắn chặt với vai trò của một chủ thể QLKT nào đó, của một chủ thể cạnh tranh nhất định nào đó. Vì thế, khi nghiên cứu về NLCT cấp tỉnh, nhất thiết phải xác định rõ chủ thể chính tạo ra NLCT cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, có nhiều chủ thể cạnh tranh góp phần tạo ra NLCT cấp tỉnh như chính quyền, DN, hộ

44

gia đình, các chủ thể KT khác như HTX, tổ hợp tác, các quỹ đầu tư… Tuy nhiên, với chức năng quản lý Nhà nước cấp tỉnh, nên chính quyền tỉnh đóng vai trò là chủ thể QLKT quan trọng nhất ở địa bàn tỉnh; đồng thời, do giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu, luận án đã xác định chủ thể tạo ra NLCT cấp tỉnh là chính quyền tỉnh.

Hiện nay, hệ thống chính trị của Việt Nam gồm có Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam, vì không một tổ chức nào được phép hoạt động ngoài khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức đối với cả hệ thống chính trị ấy. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam không có vai trò quản lý xã hội về mọi mặt, do đó Đảng không phải là chủ thể quản lý Nhà nước về KT. Vai trò quản lý Nhà nước về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực KT là thuộc về Nhà nước. Ở cấp TW, vai trò này là của Quốc hội và Chính phủ, còn ở cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở) vai trò này là của Hội đồng Nhân dân và UBND các cấp. Các tổ chức còn lại trong hệ thống chính trị của Việt Nam vừa là cơ sở xã hội của Đảng, là tổ chức quần chúng của Đảng, vừa là người thực hiện, giám sát, phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơ chế phối hợp hoạt động trong hệ thống chính trị của Việt Nam là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ (thông qua dân chủ đại diện là Mặt trận và các tổ chức chức chính trị - xã hội). Như vậy, NLCT cấp tỉnh gắn liền với vai trò của chủ thể quản lý Nhà nước cấp tỉnh là chính quyền tỉnh (từ tỉnh đến cơ sở) và chủ thể QLKT này có vai trò quyết định trong việc tạo ra và nâng cao NLCT cấp tỉnh. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều tỉnh ở nước ta, mặc dù có đội ngũ doanh nhân tài giỏi, người dân năng động, tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú, được pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước TW định hướng, hỗ trợ, khuyến khích… nhưng vẫn không thể tạo ra những bước đột phá để nâng cao NLCT của tỉnh, mà nguyên nhân chủ yếu là do NLCT của chính quyền của tỉnh đó còn nhiều hạn chế, yếu kém.

2.1.2.2. Phát biểu khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và giải thích thuật ngữ có liên quan tới khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(1). Phát biểu khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Lịch sử phát triển khoa học đã chứng minh rằng, việc phát biểu một khái

45

niệm luôn có sự tương tác, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ mật thiết hữu cơ giữa ba thành tố là cách tiếp cận nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp xây dựng khái niệm và xử lý khái niệm. Vì vậy, với những cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, với những đối tượng nghiên cứu khác nhau, với những phương pháp xây dựng khái niệm và xử lý khái niệm khác nhau sẽ tạo ra những cách phát biểu khái niệm khác nhau. Việc phát biểu khái niệm NLCT cấp tỉnh trong luận án của tác giả cũng không nằm ngoài quy tắc trên.

Thực tiễn nghiên cứu khoa học cho thấy, việc phát biểu khái niệm NLCT luôn có nhiều cách tiếp cận như cách tiếp cận từ chuỗi giá trị, cách tiếp cận dựa trên định hướng thị trường, cách tiếp cận dựa trên lý thuyết nguồn lực, cách tiếp cận dựa trên lý thuyết năng lực, cách tiếp cận dựa trên lý thuyết LTSS, cách tiếp cận dựa trên lý thuyết chức năng, cách tiếp cận cổ điển, cách tiếp cận hiện đại…

Tác giả luận án đã sử dụng cách tiếp cận dựa trên lý thuyết LTSS, cách tiếp cận dựa trên lý thuyết nguồn lực và cách tiếp cận dựa trên lý thuyết năng lực để phát biểu khái niệm NLCT cấp tỉnh trong nghiên cứu của mình.

Thực tiễn nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, việc phát biểu khái niệm NLCT luôn gắn những đối tượng nghiên cứu khác nhau và rất đa dạng. Có thể đối tượng nghiên cứu là một chủ thể (chủ thể quản lý, chủ thể QLKT, là chủ thể KT), hoặc đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực, ngành, tổ chức, đơn vị, cá nhân; hoặc đối tượng nghiên cứu là địa giới (quốc gia, vùng, tỉnh)… Tác giả luận án đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là NLCT của một chủ thể QLKT là chính quyền cấp tỉnh và lựa chọn địa giới là cấp tỉnh để phát biểu khái niệm NLCT cấp tỉnh trong nghiên cứu của mình.

Thực tiễn nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng, việc phát biểu khái niệm NLCT luôn tồn tại nhiều phương pháp xây dựng khái niệm và xử lý khái niệm. Trong phương pháp xây dựng khái niệm có xây dựng khái niệm từ từ khóa, xây dựng khái niệm từ mục tiêu nghiên cứu, xây dựng khái niệm từ vấn đề khoa học, xây dựng khái niệm từ giả thuyết khoa học. Trong phương pháp xử lý khái niệm có mở rộng khái niệm, thu hẹp khái niệm, phân loại khái niệm và phân đôi khái niệm. Tác giả luận án đã lựa chọn phương pháp xây dựng khái niệm từ mục tiêu nghiên cứu và phương pháp xử lý khái niệm từ thao tác thu hẹp khái niệm để phát biểu khái niệm NLCT cấp tỉnh trong nghiên cứu của mình.

Điểm qua những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm

46

gần đây về khái niệm NLCT, chúng ta thấy có nhiều cách lựa chọn đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, với đối tượng nghiên cứu là NLCT của DN, Michael Porter (1987) phát biểu rằng, khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với NSLĐ, đó là thước đo duy nhất về khả năng cạnh tranh. Song, với đối tượng nghiên cứu là NLCT của quốc gia, Michael Porter (2003) lại cho rằng, NLCT chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất. Điều đó cho thấy năng suất càng lớn thì NLCT của quốc gia đó càng mạnh [135], [139].

Có một thực tế thú vị là cùng đối tượng nghiên cứu là NLCT của DN, nhưng với những cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ đưa ra những cách phát biểu khác nhau về NLCT của DN. Sau đây là một số dẫn chứng điển hình. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (1995), NLCT của DN là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các DN phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo Trần Sửu (2005), NLCT của một DN là khả năng tạo ra LTCT, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Theo Vũ Trọng Lâm (2006), NLCT của DN là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các LTCT của DN. Theo Nguyễn Như Ý (2008), NLCT là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ. Theo Phạm Thu Hương (2017), NLCT của DN là việc khai thác, sử dụng các yếu tố năng lực của DN để duy trì và tạo ra LTCT nhằm đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của MTKD [34], [35], [48], [75], [129].

Thực tế cho thấy, cùng đối tượng nghiên cứu là NLCT của địa giới cấp tỉnh nhưng với những cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau cũng sẽ tạo ra những phát biểu khác nhau về khái niệm NLCT cấp tỉnh. Chẳng hạn, Phan Nhật Thanh (2010) phát biểu, NLCT cấp tỉnh là khả năng ganh đua của các tỉnh nhằm thu hút đầu tư phát triển KT-XH trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối quan hệ liên kết với những địa phương khác trong phạm vi quốc gia, trong khi đó Trần Thị Thanh Xuân (2018) thì cho rằng, NLCT cấp tỉnh là thực hiện tốt các chỉ tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của địa phương và khắc phục những bất lợi của địa phương đó.

Mỗi địa phương sẽ có những chính sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình trong thu hút vốn đầu tư và xây dựng DNTN phát triển. Tăng trưởng KT-

47

XH theo những mục tiêu đã định chính là NLCT của tỉnh đó... [50], [74].

Tổng quan những nghiên cứu liên quan tới NLCT ở Việt Nam và quốc tế trong thời gian gần đây, chúng ta thấy có khá nhiều khái niệm NLCT được phát biểu dựa trên việc sử dụng cách tiếp cận dựa trên lý thuyết LTSS, hoặc từ chuỗi giá trị, hoặc dựa trên lý thuyết nguồn lực và năng lực; đồng thời, cũng có khá nhiều khái niệm NLCT được phát biểu với đối tượng nghiên cứu là NLCT của DN, hoặc lĩnh vực, hoặc NLCT của địa giới cấp tỉnh; và có khá nhiều nghiên cứu lựa chọn phương pháp xây dựng khái niệm từ Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp xử lý khái niệm là Thu hẹp khái niệm. Đây là nét khá phổ biến trong việc phát biểu khái niệm NLCT trong giới nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế thời gian gần đây.

Với những luận giải rõ ràng nêu trên cho cách phát biểu khái niệm NLCT cấp tỉnh, dựa trên cơ sở nghiên cứu cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh, chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh và năng lực thành LTCT và chuyển hóa LTCT thành NLCT và dưới góc độ QLKT, luận án đưa ra khái niệm NLCT như sau:

Năng lực cạnh tranh của chủ thể quản lý kinh tế là năng lực khai thác, thu hút, chuyển hóa các nguồn lực dưới dạng tiềm năng thành các lợi thế cạnh tranh và năng lực sử dụng hiệu quả các lợi thế cạnh tranh đó để vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Với cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên lý thuyết LTSS, dựa trên lý thuyết về nguồn lực và năng lực; với việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là NLCT của địa giới cấp tỉnh, mà chủ thể QLKT là chính quyền tỉnh; với việc lựa chọn phương pháp xây dựng khái niệm từ Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp xử lý khái niệm là Thu hẹp khái niệm; vận dụng kết quả nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh, chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh và năng lực thành LTCT; chuyển hóa LTCT thành NLCT; dưới góc độ QLKT và vận dụng khái niệm NLCT vừa nêu, luận án phát biểu khải niệm NLCT cấp tỉnh như sau:

Năng lực cạnh tranh của chính quyền cấp tỉnh là năng lực khai thác, thu hút, chuyển hóa các nguồn lực dưới dạng tiềm năng thành các lợi thế cạnh tranh của tỉnh và năng lực sử dụng hiệu quả các lợi thế cạnh tranh đó để vượt qua các tỉnh khác trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Vế thứ nhất của khái niệm NLCT cấp tỉnh nói về khả năng khai thác, thu hút, chuyển hóa các nguồn lực dưới dạng tiềm năng (sẵn có của địa phương và từ

48

bên ngoài) thành các LTCT của chính quyền cấp tỉnh (trên thực tế, các LTCT này đã trở thành sức mạnh cạnh tranh to lớn của tỉnh khi cạnh tranh với các tỉnh khác).

Vế này của khái niệm thể hiện cơ chế chuyển hóa LTSS tĩnh thành LTSS động, chuyển hóa LTSS động thành nguồn lực cạnh tranh và chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT. Vế này của khái niệm NLCT cấp tỉnh có 3 hoạt động sau: (1) Chính quyền cấp tỉnh thực hiện khả năng khai thác nguồn lực sẵn có tại tỉnh mình;

(2) Chính quyền cấp tỉnh thực hiện khả năng thu hút nguồn lực tiềm tàng từ bên ngoài tỉnh vào tỉnh mình; (3) Chính quyền cấp tỉnh thực hiện khả năng chuyển hóa các nguồn lực cạnh tranh và năng lực tiềm tàng vừa nêu ở (1) và (2) thành các LTCT cho tỉnh mình. Đây được coi là điều kiện cần để tạo ra NLCT của cấp tỉnh.

Vế thứ hai của khái niệm NLCT cấp tỉnh nói về năng lực quản lý Nhà nước về KT của chính quyền tỉnh trong việc sử dụng hiệu quả các LTCT (đã nêu ra ở vế trước) và chuyển hóa kết quả của hoạt động này thành các động lực KT-XH để vượt qua các tỉnh khác. Vế này của khái niệm thể hiện cơ chế chuyển hóa LTCT thành NLCT. Vế này của khái niệm NLCT cấp tỉnh có 2 hoạt động quan trọng sau:

(1) Chính quyền cấp tỉnh sử dụng hiệu quả các LTCT của tỉnh (đã được tạo ra ở vế trước); (2) Chính quyền cấp tỉnh chuyển hóa kết quả của hoạt động (1) thành động lực KT-XH cho tỉnh. Đây được coi là điều kiện đủ để tạo ra NLCT của cấp tỉnh.

(2). Giải thích thuật ngữ có liên quan tới khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Năng lực được hiểu là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp và sử dụng các nguồn lực tiềm năng để chuyển hóa chúng thành LTCT thực sự. Có thể thấy, năng lực là cơ sở tạo nên LTCT bền vững cho tổ chức; nó phản ánh bản chất của cấu trúc nguồn lực của tổ chức được thể hiện theo thời gian bởi khả năng năng động, sáng tạo mà đối thủ của nó khó bắt chước và cải tiến trong dài hạn (Charles Galunic &

Simon Rodan,1998) [108].

Thuật ngữ năng lực trong khái niệm NLCT cấp tỉnh dùng để chỉ khả năng của chủ thể QLKT là chính quyền cấp tỉnh hoàn thành một cách hiệu quả nhiệm vụ của mình. Đây là hoạt động hướng đích tích cực của chính quyền cấp tỉnh, nó phản ánh tính năng động, đổi mới, sáng tạo và khả năng chinh phục của chính quyền cấp tỉnh đối với đối tượng quản lý là nền KT của tỉnh đó. Thuật ngữ khai thác nguồn lực trong khái niệm NLCT cấp tỉnh dùng để chỉ năng lực tìm kiếm, phát hiện, khai thác các nguồn lực hiện có ở địa phương như yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên, kết

49

cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, truyền thống văn hóa, giáo dục, y tế... Đây là những LTSS tiềm năng để tạo nên nguồn lực cạnh tranh, năng lực và LTCT cho tỉnh. Có thể nói rằng, nếu chủ thể QLKT là chính quyền tỉnh và các chủ thể KT khác như DN, hộ gia đình, các tổ hợp tác, HTX… không thể phát hiện, không biết khai thác chúng và không nỗ lực, quyết tâm đưa chúng vào vòng chu chuyển KT để tạo ra giá trị thị trường thì các lợi thế tiềm năng này vẫn chỉ nằm im, vô giá trị, hoặc không hiệu quả. Thuật ngữ thu hút nguồn lực trong khái niệm NLCT cấp tỉnh dùng để chỉ quá trình chủ thể QLKT là chính quyền tỉnh nỗ lực tìm kiếm, mời gọi, tạo ra sự hấp dẫn đầu tư để lôi cuốn các nguồn lực đầu tư tiềm tàng từ bên ngoài như nhân tài, vốn, công nghệ, quy trình quản lý tiên tiến… vào đầu tư tại địa bàn tỉnh. Đây là những nguồn lực từ bên ngoài nên nó trở thành lợi thế tiềm năng rất quan trọng nếu biết sử dụng có hiệu quả. Hiệu quả hoạt động thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển KT-XH cho tỉnh chứng minh sự năng động, sáng tạo của chủ thể QLKT là chính quyền cấp tỉnh. Thuật ngữ chuyển hóa trong khái niệm NLCT cấp tỉnh dùng để chỉ những nỗ lực sử dụng tri thức, hiểu biết, khát vọng, ý chí, niềm tin, quyết tâm của chủ thể QLKT để phối hợp và sử dụng các nguồn lực dưới dạng tiềm năng để biến chúng thành nguồn lực cạnh tranh thực sự, từ đó đưa chúng vào vòng chu chuyển KT nhằm biến chúng trở thành LTCT, sau đó hiện thực hóa các LTCT thành động lực cho hoạt động thực tiễn phát triển KT-XH của tỉnh. Như đã nói, quá trình chuyển hóa từ LTSS tiềm năng thành nguồn lực cạnh tranh, rồi chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT là điều kiện cần để tạo ra NLCT cấp tỉnh. Cụm từ

sử dụng hiệu quả các LTCT” trong khái niệm NLCT cấp tỉnh dùng để chỉ quá trình chủ thể QLKT là chính quyền tỉnh sử dụng các LTCT một cách khoa học và hợp lý để hiện thực hóa chúng thành động lực phát triển, thành NLCT của tỉnh nhằm vượt qua các tỉnh khác trong quá trình phát triển KT-XH. Như vậy, sử dụng hiệu quả các LTCT và chuyển hóa kết quả đó thành động lực phát triển KT-XH thực chất là sự chuyển hóa LTCT thành NLCT cấp tỉnh. Vì thế, nó được coi là điều kiện đủ để tạo ra NLCT cấp tỉnh. Dưới góc độ QLKT, theo nghĩa động từ, thuật ngữ nâng cao trong cụm từnâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” được hiểu là hoạt động của chính quyền tỉnh làm cho NLCT của tỉnh đó được tốt hơn, hiệu quả cao hơn; đó cũng là quá trình làm hiệu quả hơn, làm hoàn thiện hơn các yếu tố cấu thành NLCT của chủ thể đó. Quá trình nâng cao NLCT của tỉnh là nâng cao năng lực khai thác,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)