Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
3.1. Vài nét giới thiệu tổng quát về Hà Tĩnh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Suốt chiều dài lịch sử, Hà Tĩnh đã nhiều lần có sự thay đổi về tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Đến năm 1831, vua Minh Mạng thành lập tỉnh Hà Tĩnh, tên gọi này được duy trì đến năm 1975. Từ tháng 12/1975 đến tháng 7/1991, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ tháng 8/1991 đến nay, Hà Tĩnh đã được tái lập. Sau đây là một vài nét khái quát về đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh:
3.1.1.1. Về vị trí địa lý và địa hình
Hà Tĩnh có địa giới giáp Nghệ An ở phía Bắc và Quảng Bình ở phía Nam;
giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây và giáp biển Đông ở phía Đông; tỉnh Hà Tĩnh nằm cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam. Tỉnh Hà Tĩnh có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi thương mại với các tỉnh trong nước, với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan... Tỉnh Hà Tĩnh có nhiều hệ thống giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 8A và đường 12A chạy sang Lào; có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và cảng Vũng Áng thuận lợi cho giao thương và hợp tác với các nước Tiểu vùng Mê Công và ASEAN.
Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh bởi các sông, suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẽ lẫn nhau. Hà Tĩnh được chia thành 4 vùng địa hình là vùng ven biển, vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng miền núi. Với địa hình đa dạng như vậy, Hà Tĩnh có thể đầu tư phát triển nông nghiệp sạch theo hướng nuôi trồng những cây trồng, vật nuôi có tính đặc hữu và phát triển năng lượng sạch để khai thác những lợi thế có sẵn của địa phương nhằm phát triển KT-XH.
3.1.1.2. Về khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều có đặc trưng là thời tiết khắc nghiệt và cực đoan trong suốt cả năm. Những hiện tượng thời tiết bất lợi như mưa kéo dài, bão, lũ lụt, hạn hán, phải hứng chịu những đợt gió mùa Đông Bắc lạnh buốt và gió Lào khô nóng khô diễn ra hàng năm. Nhiệt độ
71
trung bình hàng năm tương đối khác nhau, giao động khoảng 23,5 - 24,5 độ C ở vùng đồng bằng và khoảng 14-15 độ C ở vùng núi. Số giờ nắng khoảng 1.350-1.700 giờ/năm. Yếu tố thời tiết chính gây hại tới hoạt động KT của Hà Tĩnh là thiên tai như gió Lào, hạn hán, mưa bão và lũ lụt. Song, bên cạnh những tác động bất lợi vừa nêu, nếu biết khai thác đúng hướng, tỉnh Hà Tĩnh sẽ là một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển về năng lượng sạch như điện mặt trời, điện gió.
3.1.1.3. Về tài nguyên
Tài nguyên đất. Tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích 599.718 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 59%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 20%, đất lâm nghiệp và nông nghiệp xen kẽ khác chiếm 1%, đất phi nông nghiệp chiếm 14%, đất chưa qua sử dụng vào khoảng 6%. Phần lớn đất đai của tỉnh là đất đai đồi núi khô cằn, bạc màu.
Đất đai của tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp và nông nghiệp; đặc điểm thổ nhưỡng này là thách thức lớn đối với việc phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.
Tài nguyên nước. Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào, bao gồm nhiều lưu vực sông, hàng năm cung cấp cho tỉnh khoảng 11-13 tỷ m3 nước. Tỉnh có 5.178 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt và 2.572 ha nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Ngoài ra, tỉnh có 13 con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn với chiều dài hơn 400 km, một phần của 4 lưu vực sông lớn thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn có 345 ao, hồ lớn nhỏ, có bờ biển dài 137km với diện tích mặt nước biển có diện tích là 18.400 km2 rất phù hợp để sản xuất muối, đánh bắt thủy hải sản.
Tài nguyên khoáng sản. Hà Tĩnh giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt có mỏ quặng sắt lớn nhất Việt Nam chiếm 45% trữ lượng quặng sắt quốc gia. Mỏ quặng sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn, trong đó có 369,9 triệu tấn được xem là có thể khai thác được khi sử dụng công nghệ hiện nay. Hà Tĩnh đã và đang khai thác một phần nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng của mình, song các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến của tỉnh chưa thực sự hiện đại để tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Tài nguyên rừng và động, thực vật. Rừng tự nhiên của Hà Tĩnh thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18.000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác. Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu...
và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, sao la, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi
72
và các loài bò sát khác…. Đặc điểm này của Hà Tĩnh nếu biết khai thác đúng hướng có thể trở thành một LTCT không nhỏ cho phát triển KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh so với các tỉnh còn lại của khu vực Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải miền Trung.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Về kinh tế
Quy mô GDP của Hà Tĩnh hiện chỉ mới chiếm 1,1% quy mô cả nền KT nước ta. Năm 2018, Hà Tĩnh nằm trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt trên 20%. Quy mô GDP theo giá hiện hành đạt trên 65.000 tỷ đồng, gấp 1,22 lần so với năm 2015, GDP/đầu người đạt 51 triệu đồng, tương đương 2.217 USD (so với cả nước 2.540 USD). Cơ cấu KT của tỉnh hiện đang được chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Quy mô dân số của tỉnh hiện có trên 1 triệu người đã tạo nên triển vọng tăng quy mô thị trường nội địa để thương mại và dịch vụ của tỉnh duy trì tăng trưởng liên tục, nhất là tăng trương của khu vực bán lẻ hàng hóa. Bên cạnh đó, quy mô về cụm ngành CN và du lịch của tỉnh vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng, cho dù đến tháng 6/2019, Hà Tĩnh hiện đứng thứ 9 của cả nước về thu hút đầu tư dự án FDI có tổng vốn đầu tư trên 12 tỷ USD với 72 dự án đầu tư…
3.1.2.2. Về giáo dục và dân số
Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 273 trường mẫu giáo, 259 trường tiểu học, 143 trường trung học cơ sở, 42 trường trung học phổ thông, 1 trường Cao đẳng, 1 trường Đại học. Hà Tĩnh vượt mức bình quân cả nước về số lượng giáo viên ở giáo dục phổ thông, với đa số giáo viên đạt, hoặc vượt chuẩn quốc gia về trình độ giáo viên.
Hiện nay, tỉnh đã cơ bản đạt được mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở và có tỷ lệ học sinh đến trường ở giáo dục trung học phổ thông là 94,56% (năm 2016)... Dân số của Hà Tĩnh (tháng 4/2019) là 1.288.866 người, mật độ dân số trung bình 205 người/km2. Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, Hà Tĩnh hiện vẫn là một tỉnh nông nghiệp với hơn 84% dân số sống ở nông thôn. Có thể thấy, dân số Hà Tĩnh đông được xem là tiềm năng để phát triển quy mô thị trường bán lẻ về nhu cầu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, cũng như cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành KT (khoảng 57% dân số trong độ tuổi lao động).
73 3.1.2.3. Về giao thông
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua, nhất là Quốc lộ 1A với chiều dài 127,3 km (xếp thứ 3 trong các tỉnh có Quốc lộ 1A đi qua), đường Hồ Chí Minh với 87 km và đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam với chiều dài 70 km. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn thuận lợi cho vận tải biển.
3.1.2.4. Về văn hóa và du lịch
Hà Tĩnh là vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi “địa linh nhân kiệt”. Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà yêu nước nổi tiếng tiêu biểu; là cái nôi văn hóa dân gian đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với 137 km bờ biển, với vùng lãnh hải rộng khoảng 20 ngàn km2, với vị trí địa lí là điểm giữa của cầu nối tuyến Bắc - Nam và cửa ngõ phía Đông của trục Đông - Tây, nên Hà Tĩnh có lợi thế để phát triển du lịch biển đảo. Với tài nguyên tự nhiên là có nhiều bãi biển đẹp như Xuân Thành, Xuân Hải Chân Tiên, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Mũi Đao, Đèo Con và dồi dào về nguồn lợi hải sản, các bãi biển Hà Tĩnh là cát mịn, nước trong xanh, sóng hiền hoà, trong đó bãi biển Thiên Cầm. Hệ thống di tích, thắng cảnh, lễ hội… hết sức phong phú, đa dạng của vùng ven biển Hà Tĩnh dọc theo đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8… Đây cũng là những di sản văn hóa đáng quý nếu biết khai thác tốt sẽ đem lại hiệu quả cao về du lịch sinh thái, trải nghiệm cho Hà Tĩnh.