Thực trạng năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 87)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Tĩnh

3.2.1. Thực trạng năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

(1). Thực trạng chỉ tiêu về chất lượng lao động đã qua đào tạo

74

Sự tác động của nhân tố giáo dục đến năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về chất lượng lao động đã qua đào tạo và được luận án phân tích cụ thể dưới đây:

Nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm các nhà quản lý, điều hành DN giỏi;

các chuyên gia, các nhà KH&CN giỏi, đội ngũ công nhân được đào tạo chất lượng cao và có tay nghề giỏi, đội ngũ nghệ nhân… Nguồn nhân lực này có thể được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng… ngay tại chỗ; hoặc có thể do chính quyền tỉnh mời gọi, thu hút từ các tỉnh khác và quốc tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là LTCT tuyệt đối và là nhân tố quyết định tạo ra NSLĐ cao và NLCT của một tỉnh. Trong những năm vừa qua, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã rất nỗ lực để đạt được sự tiến bộ về tỷ lệ dân số được tiếp cận giáo dục, đặc biệt là ở cấp giáo dục tiểu học và trung học cơ sở;

nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên... Hiện nay, tỉnh đã cơ bản đạt được mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; đồng thời, tỷ lệ học sinh phổ cập giáo dục THPT của tỉnh Hà Tĩnh hiện chiếm tới 74,3%, cao hơn đáng kể so với mức bình chung quân cả nước... Đây có thể được coi là một điểm mạnh tạo ra tiền đề tốt để chính quyền tỉnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mà ít tỉnh của nước ta có được. Tuy nhiên, do năng lực hướng nghiệp của Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế nên chính quyền tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa biết khai thác tỷ lệ cao về học sinh phổ cập THPT để định hướng đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao cho tỉnh. Đây là một hạn chế lớn về năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Tĩnh về chỉ tiêu về chất lượng lao động đã qua đào tạo.

Bảng 3.1: Lực lượng lao động và % lao động qua đào tạo

Chỉ tiêu Hà Tĩnh

2012

Hà Tĩnh 2016

Hà Tĩnh 2017

Việt Nam 2017 Lao động trên 15 tuổi (nghìn người) 705,3 718,4 718,5 54.823,8

Thành thị 106,7 139,0 138,8 17.647,3

Nông thôn 598,6 579,4 579,7 37.176,5

Lao động trên 15 tuổi đang làm việc (nghìn người)

693,6 699,0 698,2 53.703,4

Trong đó: % lao động qua đào tạo (bao gồm công nhân kỹ thuật không bằng cấp)

35,5 55,1 58,7

Trong đó: % lao động qua đào tạo có bằng cấp

14,8 21,3 23,3 21,4

Thành thị (%) 32,3 40,4 51,8 37,9

Nông thôn (%) 11,7 16,7 17,3 13,7

Nguồn: Niên giám thống kê VN 2017, Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2014, 2016, 2017 Thực tế cho thấy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh hiện chỉ mới chú trọng đẩy mạnh

75

tiến bộ về giáo dục phổ thông, tỉnh hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập về đào tạo nghề chất lượng cao. Qua bảng 3.1 trên cho thấy, trong các năm 2012, 2016, 2017, chất lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng đáng kể. Năm 2017, trong số lực lượng lao động đang làm việc và đóng góp vào nền KT, có 58,7% đã qua đào tạo, tăng 23,2% so với năm 2012. Tuy nhiên, phần lớn lao động đã qua đào tạo là công nhân kỹ thuật ngắn hạn không được cấp bằng, không phải là nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao. Tỉnh mới chỉ có 23,3% lực lượng lao động đang làm việc đã qua đào tạo tại trường cao đẳng nghề được cấp bằng (tăng 8,5% so với năm 2012 và cao hơn mức trung bình của Việt Nam là 21,4% trong năm 2017). Lực lượng lao động này được đào tạo bài bản và có năng lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Khu vực thành thị có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ lao động qua đào tạo chất lượng cao, có bằng cấp, tăng từ 32,3% năm 2012 lên 51,8% năm 2017. Khu vực nông thôn lại cải thiện chậm hơn, chỉ ở mức 17,3% năm 2017 so với 11,7% năm 2012. Nhìn chung, so với mức trung bình của cả nước, Hà Tĩnh là địa phương đã làm tương đối tốt công tác đào tạo lao động và thu hút lao động qua đào tạo, điều này góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới. Đây được coi là mặt mạnh, thuận lợi cho việc nâng cao NLCT theo tiêu chí phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao [51].

Tuy nhiên, những nghề mà các trường cao đẳng nghề hiện đang đào tạo vẫn chỉ là những nghề truyền thống như điện, cơ khí, hàn… các trường đó chưa chú trọng đào tạo các nghề hiện đại như lập trình, công nghệ in 3D, công nghệ gen, công nghệ sinh khối… Đây được coi là một hạn chế, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương. Một nhiệm vụ cấp bách dành cho chính quyền tỉnh Hà Tĩnh là cần thực hiện đổi mới công tác dạy nghề nhằm nâng cao NSLĐ, gia tăng chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển KT-XH.

(2). Thực trạng chỉ tiêu về khả năng thu hút nhân tài

Sự tác động của nhân tố giáo dục đến năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về khả năng thu hút nhân tài và được luận án phân tích cụ thể dưới đây:

Thực trạng NLCT về khai thác, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao xét về chỉ tiêu khả năng thu hút nhân tài của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh hiện đáng báo động. Trong nhiều năm qua, Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ cao về lương bổng, nhà cửa… nhằm thu hút các chuyên gia tài giỏi, các nhà quản lý DN

76

tài năng, các sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, các công nhân tay nghề cao…

về làm việc tại tỉnh. Tuy nhiên, báo cáo hàng năm của UBND tỉnh về khả năng thu hút nhân tài cho thấy kết quả không được như mong đợi, vì chỉ có rất ít nhân tài đủ nhiệt huyết và dũng cảm về công tác tại tỉnh. Đáng tiếc là do nhiều nguyên nhân tác động nên chỉ sau một thời gian ngắn công tác tại tỉnh, số nhân tài này đã không còn gắn bó với tỉnh nữa. Thực trạng thu hút và giữ chân người tài của chính quyền tỉnh là rất yếu kém, Hà Tĩnh cần phải tích cực cải thiện để nâng cao NLCT xét về chỉ tiêu thu hút nhân tài trong giai đoạn tới [51].

(3). Thực trạng chỉ tiêu về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Sự tác động của nhân tố văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội đến năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và được luận án phân tích cụ thể dưới đây:

Theo số liệu về chỉ số PAPI, năm 2016 và 2017, Hà Tĩnh đạt mức điểm là 8/10 và 13,48/10 - trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, năm 2018, Hà Tĩnh đạt mức điểm là 10,63/13,5 và tỉnh đã tụt xuống vị trí thứ 4 của khu vực, trong khi đó Đà Nẵng đã vươn lên vị trí thứ nhất của khu vực duyên hải miền Trung. Qua các mốc thời gian nêu trên chúng ta thấy, Hà Tĩnh có 2 năm liên tiếp ở vị trí dẫn đầu khu vực, nhưng đã có sự tụt hạng đáng kể vào năm 2018. Điều này trở thành là một thách thức không nhỏ cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chất lượng cao của Hà Tĩnh. Trước mắt, để khắc phục tình trạng này cần đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng gắn với kết quả hoạt động và sản phẩm cụ thể; từ đó cung cấp cơ sở cho việc tinh giản biên chế hàng năm của tỉnh. Tỉnh đang đẩy mạnh tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, tinh giản biên chế tối thiểu 10% đến năm 2021 [2], [3], [4].

(4). Thực trạng chỉ tiêu về HDI

Sự tác động của nhân tố Y tế, xã hội đến năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về HDI và các chỉ số thành phần của nó và được luận án phân tích cụ thể dưới đây:

Hiện tại, Hà Tĩnh chưa tiến hành đo lường chỉ số HDI cho tỉnh, nhưng có các chỉ số thành phần có thể làm căn cứ để đánh giá. Chỉ số tuổi thọ trung bình tỉnh

77

năm 2017 đạt 72,8 tuổi (so với cả nước là 73,5 tuổi); theo số liệu NGTK năm 2016, chỉ số thu nhập bình quân đầu người của tỉnh là 2,144 triệu đồng/tháng, thấp hơn so với cả nước (3,098 triệu đồng/tháng) và thấp hơn mức trung bình của khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2,358 triệu đồng/tháng). Theo NGTK của Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2017, chỉ số về cơ sở y tế khám chữa bệnh do địa phương quản lý tăng từ 385 cơ sở năm 2013 lên 492 cơ sở năm 2017, chỉ số về giường bệnh do địa phương quản lý tăng từ 4.801 năm 2013 lên 7.044 năm 2017. Nhìn tổng thể, giá trị chỉ tiêu HDI theo vùng thể hiện sự khác biệt đáng kể về thành tích ở các vùng của Việt Nam, giá trị HDI tăng lên 0,752 năm 2012, tương đương với tốc tộ tăng trưởng HDI hàng năm là 1,13% so với thời điểm trước. Còn theo số liệu từ nghiên cứu [40] cho thấy, chỉ tiêu HDI của Hà Tĩnh do tác giả tự tính toán trong giai đoạn 2012 - 2016 là ở mức trung bình thấp, có sự ổn định và tăng nhẹ tương ứng với từng năm là 0,484, 0,486, 0,526, 0,526 và 0,545. Đây được coi là một thách thức về chỉ tiêu HDI và các chỉ số thành phần của nó tại tỉnh Hà Tĩnh, làm giảm sự hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài vào công tác tại tỉnh. Vì thế, để nâng cao năng khai thác, lực thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Tĩnh cần phải nhanh chóng cải thiện chất lượng về thể chất của nguồn lao động, về chỉ số HDI trong những năm tới nhằm thu hút và giữ chân ngày càng nhiều nhân tài đến làm việc tại tỉnh [14], [15], [16], [17].

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)