Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
2.4. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đề xuất mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2.4.1. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Đây là một nhân tố tác động rất mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh, vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra, duy trì và nâng cao NLCT của
58
chính quyền tỉnh. MTKD có quan hệ mật thiết với môi trường thể chế của tỉnh.
Mối quan hệ này được thể hiện qua một số điểm nhấn sau: Thứ nhất là chính quyền tỉnh phải có trách nhiệm đề ra những hành lang pháp lý, cơ chế hoạt động, chính sách quản lý phù hợp, thông thoáng để phát huy sự tham gia tích cực của người dân, của các DN, các tổ chức KT vào hoạt động KT-XH; phải thường xuyên quan tâm cải cách TTHC; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức; đưa ra những kênh tiếp nhận thông tin hiệu quả để đón nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng DN và cộng đồng dân cư; chủ động trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các đối tượng quản lý trong khuôn khổ pháp luật; giảm thiểu tối đa những chi phí không chính thức trong hoạt động của DN và người dân nhằm tạo ra MTKD thuận lợi cho tỉnh. Thứ hai là cộng đồng DN và dân cư phải có trách nhiệm tuân thủ các chủ trương, chính sách đúng đắn của chính quyền tỉnh;
cần chủ động nêu các ý kiến đóng góp về chính sách, những kiến nghị với chính quyền tỉnh để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập về TTHC, về hành lang pháp lý; chủ động giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan theo hướng đàm phán, thương lượng trong khuôn khổ pháp luật.
2.4.1.2. Nhân tố Trình độ phát triển cụm ngành
Trình độ phát triển của cụm ngành là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến NLCT của các DN trong cụm và NLCT của chính quyền tỉnh. Thực tế cho thấy, NSLĐ của một quốc gia, hay của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào NSLĐ của các DN trên địa bàn. NSLĐ của DN sẽ tạo ra NLCT của quốc gia và của địa phương. Song, NSLĐ của các DN lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của cụm ngành mà DN đó tham gia. Vì thế, có thể nói rằng, trình độ phát triển của cụm ngành có sự tác động rất lớn đến NLCT của tỉnh và khi năng lực phát triển của cụm ngành được nâng cao, nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho các DN trong cụm ngành phát triển.
Lẽ tất nhiên, NLCT của cụm ngành được nâng cao sẽ giúp nâng cao NLCT của DN, của địa phương mà DN đang hoạt động. Theo Michael Porter (1990, 1998, 2008) cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau.
Khái niệm cụm ngành có hai trụ cột: Một là sự tập trung về mặt địa lý của hoạt động
59
KT và hai là tính “liên kết” và “liên quan” Có thể thấy, mức độ hấp dẫn của cụm ngành sẽ tạo ra sự phát triển về số lượng các DN muốn gia nhập; trái lại, những cụm ngành không còn sự hấp dẫn sẽ có ít DN muốn gia nhập, thậm chí DN còn rời bỏ cụm ngành. Trình độ phát triển của cụm ngành trong một địa phương tạo ra sự liên kết và có sức hấp dẫn, lan toả giữa các DN và các tổ chức có liên quan trong cạnh tranh, giúp cụm ngành tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, thúc đẩy các quá trình thương mại hoá[135], [136, tr .77], [138].
2.4.1.3. Nhân tố Hoạt động và Chiến lược của doanh nghiệp
Hoạt động và chiến lược của DN là nhân tố tác động mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh. Có thể thấy, hoạt động chủ yếu của DN gồm có hoạt động SX-KD và dịch vụ; hoạt động đầu tư tài chính và phát triển công nghệ; hoạt động về nhân sự, marketing, xây dựng thương hiệu, sử dụng và chuyển giao công nghệ, truyền thông, quan hệ công chúng (PR), các hoạt động từ thiện, nhân đạo, cứu trợ… Còn chiến lược của DN bao gồm chiến lược SX-KD, chiến lược cạnh tranh, các chiến lược về tài chính, nhân sự, marketing, PR… Michael Poter (2008) cho rằng, “chiến lược được hiểu là sự sắp xếp, xâu chuỗi lại trong nội tại các hoạt động một cách đồng nhất, giúp phân biệt rõ ràng các doanh nghiệp với nhau”. Vì thế, một DN có chiến lược kinh doanh tốt sẽ đưa DN vượt qua khó khăn, thách thức để đi tới thành công. Tuy nhiên, hoạt động của DN và thực thi chiến lược DN lại phụ thuộc vào vai trò quyết định của nhân tố con người. Vì vậy, nguồn lực và năng lực của DN được thể hiện qua nền tảng học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng hiểu biết và ứng dụng công nghệ cao của các nhân sự của DN… nhằm tạo ra NSLĐ cao. Dưới tác động của cuộc cách mạng CN 4.0, DN nào có nguồn nhân lực am hiểu, thành thạo công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhất là về CNTT thì DN đó có LTCT và NLCT hơn hẳn đối thủ trong cùng cụm ngành [138, tr.18].
2.4.1.4. Nhân tố Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh. Thực tế cho thấy, vị trí địa lý của một tỉnh có thể tạo ra những lợi thế riêng có về giao thông, về thổ nhưỡng, khí hậu, về tài nguyên nước, rừng, khí hậu… cho sự phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của một tỉnh. Nhân tố Vị trí địa lý nếu biết khai thác khoa học và phù hợp có thể làm nên bước đột phá để tạo ra và nâng cao NLCT của tỉnh. Tuy nhiên, nếu không biết khai thác, hoặc khai
60
thác không đúng thì nó chỉ tồn tại dưới dạng LTSS tiềm năng, thậm chí nó còn gây ra những tác động tiêu cực không đáng có cho sự phát triển của một tỉnh. Do vậy, chính quyền tỉnh cần sử dụng nhân tố Vị trí địa lý thuận lợi để chuyển hóa LTSS này thành nguồn lực cạnh tranh, sau đó chuyến hóa nó thành LTCT và NLCT của tỉnh. Và các DN, hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác, các quỹ đầu tư… cần phải đưa nhân tố địa lý thuận lợi vào vòng chu chuyển KT để khai thác hết mọi tiềm năng của nó.
Còn khi nhân tố vị trí địa lý không thuận lợi cho sự phát triển KT theo cách thức truyền thống, chính quyền tỉnh cần phải đổi mới, sáng tạo và thích ứng kịp thời để đưa chúng vào vòng chu chuyển KT theo cách thức khác có tính đột phá và khả thi.
2.4.1.5. Nhân tố Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh. Thực tế cho thấy, tài nguyên tự nhiên là một yếu tố đầu vào truyền thống có vai trò quan trọng của quá trình sản xuất. Tài nguyên tự nhiên bao gồm đất nông nghiệp, đất rừng, mặt nước, hồ ao, sông ngòi, thềm lục địa, những sản vật trên đất, những tài nguyên trên mặt nước và khoáng sản dưới lòng đất… Nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên tự nhiên có thể là một nguồn lực cạnh tranh quan trọng để tạo ra LTCT cho tỉnh. Trái lại, nếu không biết cách sử dụng hợp lý, nó chỉ tồn tại dưới dạng LTSS tiềm năng. Tài nguyên tự nhiên có thể tác động tịch cực đến việc tạo ra và nâng cao NLCT, hoặc có thể cản trở việc tạo ra NLCT của tỉnh.
2.4.1.6. Nhân tố Quy mô của tỉnh
Quy mô của tỉnh là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh. Quy mô cấp tỉnh gồm có quy mô diện tích, quy mô dân số, quy mô GDP, quy mô thị trường, quy mô cụm ngành CN… Thực tế cho thấy, nếu quy mô diện tích dành cho SX-KD của một tỉnh nhỏ, tỉnh đó sẽ rất khó thực hiện hiệu quả chính sách chuyển dịch cơ cấu KT giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ hợp lý; trái lại, một tỉnh có quy mô diện tích hợp lý sẽ có sự thuận lợi hơn trong chuyển dịch cơ cấu KT. Thực tế đã khẳng định rằng, quy mô dân số số vàng (có từ 60% dân số trở lên nằm trong độ tuổi lao động) sẽ tác động tích cực đến việc tạo ra NSLĐ cao hơn, đến việc tạo ra và nâng cao NLCT của tỉnh. Trái lại, cơ cấu dân số với đa số là người già và trẻ em sẽ tác động tiêu cực đến việc nâng cao NSLĐ, đến việc tạo ra và nâng cao NLCT của tỉnh. Vì thế, chính quyền tỉnh cần có chính sách dân số phù hợp nhằm tạo ra LTCT về nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao NLCT của tỉnh. Đồng thời, các tỉnh có quy mô thị
61
trường nội địa, về cụm ngành… dủ lớn sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại từ bên ngoài, trong việc liên kết và hợp tác với các đối tác để cùng phát triển và để tạo ra LTCT và NLCT cho tỉnh mình.
2.4.1.7. Nhân tố Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội
Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội là một nhân tố luôn tác động mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh. Nhân tố này có mối quan hệ khăng khít với chất lượng nguồn nhân lực, mà chất lượng nguồn nhân lực lại có vai trò quyết định tạo ra NSLĐ và giành được thắng lợi trong cạnh tranh. Vì thế, hạ tầng văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội có vai trò như là một LTSS để tạo ra nguồn lực cạnh tranh quan trọng của một tỉnh; nó cần được chủ thể QLKT là chính quyền tỉnh và các chủ thể KT khác như DN, hộ gia đình, HTX… chuyển hóa thành LTCT và thành NLCT của tỉnh. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành hiện thực hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực quan lý, điều hành hiệu quả của chính quyền tỉnh. Tác động tích cực của nhân tố hạ tầng văn hóa, giáo dục, xã hội sẽ tạo ra bước đột phá trong tư duy, trong cách nghĩ, cách làm để phát triển KT của tỉnh. Thực tiễn đã chứng minh nhân tố này còn đóng vai trò rất quan trọng để hình thành nên tâm hồn, nhân cách, trí tuệ, năng lực xã hội của nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo ra NSLĐ cao hơn cho tỉnh.
2.4.1.8. Nhân tố Hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, điện, nước, viễn thông) Hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải (GTVT), điện, nước, viễn thông) là nhân tố tác động mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh. Nhân tố hạ tầng kỹ thuật bao gồm hạ tầng về giao thông, điện, nước sạch, viễn thông, logistic, bến bãi, kho trung chuyển… và nó đóng vai trò là tư liệu sản xuất trong lực lượng sản xuất của xã hội. Thực tế cho thấy, NSLĐ của một quốc gia, của một tỉnh, của một DN phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên tự nhiên, tư bản hiện vật và tri thức công nghệ. Về bản chất, nhân tố Hạ tầng kỹ thuật chính là tư bản hiện vật của quá trình tạo ra NSLĐ của một quốc gia, một địa phương và của một DN. Nhân tố này tác động rất mạnh đến NLCT của một tỉnh.
2.4.1.9. Nhân tố Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu kinh tế
Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu kinh tế là nhân tố tác động mạnh mẽ đến NLCT của chính quyền tỉnh. Chính sách tài khóa của Nhà nước TW và tỉnh bao gồm chính sách thuế và chính sách đầu tư công. Khi Chính phủ tăng thuế và giảm đầu tư công để thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách này sẽ
62
kìm chế lạm phát, nhưng cũng tạo ra khó khăn trong việc thu hút đầu tư, làm cho sự liên kết, hợp tác với đối tác KT để mở rộng SX-KD bị hạn chế. Còn khi Chính phủ giảm thuế và tăng đầu tư công để thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, chính sách này sẽ có tác động kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng. Chính sách tín dụng của Ngân hàng TW xác định đối tượng được cấp tín dụng là các cá nhân, tổ chức; xác định rõ điều kiện được cấp tín dụng và chính sách phân loại khách hàng; quy định rõ chính sách quy mô và hạn mức tín dụng, lãi suất, phí sử dụng tín dụng, thời hạn tín dụng, thời hạn nợ, các điều kiện đảm bảo; chính sách đối với xử lý nợ xấu, tài sản diện nghi vấn… Vì vậy, nếu chính sách tín dụng của Nhà nước và Ngân hàng thương mại phù hợp sẽ giúp DN và người dân tiếp cận thuận lợi với các khoản vay để đầu tư SX-KD và chi tiêu; làm gia tăng NLCT quốc gia và cấp tỉnh. Chính sách đầu tư của Nhà nước có 2 loại hình cơ bản là chính sách đầu tư công của Nhà nước và chính sách đầu tư của tư nhân. Nguồn vốn đầu tư công chủ yếu là từ tín dụng Nhà nước qua hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, qua các khoản vay ODA của chính phủ. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư công còn hình thành từ tín dụng của DN Nhà nước có bảo lãnh của Chính phủ; hoặc từ nguồn phát hành trái phiếu công ty của các DN Nhà nước, phát hành cổ phiếu đối với những DN Nhà nước đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ vốn chi phối. Nguồn vốn đầu tư tư nhân là nguồn vốn tự có, vốn vay của người thân, bạn bè..; hoặc nguồn vốn vay từ Ngân hàng thương mại, hoặc qua huy động vốn trên thị trường chứng khoán (qua phát hành trái phiếu công ty và cổ phiếu công ty). Chính sách chuyển dịch cơ cấu KT tác động rất mạnh mẽ đến NLCT quốc gia và các tỉnh của quốc gia đó. Vì vậy, khi Chính phủ và chính quyền tỉnh thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng đồng bộ, hợp lý, hiệu quả để tạo ra cơ cấu hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành, cụm ngành mũi nhọn có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh mạnh… sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của quốc gia và của tỉnh đó. Trái lại, khi Nhà nước TW và chính quyền cấp tỉnh đề ra chính sách chuyển dịch cơ cấu KT không phù hợp với thực tiễn, nó có thể sẽ gây ra sự kìm hãm cho sự phát triển, sẽ tạo ra những khó khăn không đáng có cho sự phát triển SX-KD của DN và người dân…