Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 122 - 126)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

3.3. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2012 – 2017

3.3.6. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Thiếu hàng hóa để phát triển thị trường KH&CN. Hiện nay, Hà Tĩnh còn có hạn chế về phát triển thị trường KH&CN, vì thị trường KH&CN của tỉnh mới được hình thành. Vì thế, mặc dù đã bước đầu đi vào hoạt động nhưng sự gắn kết giữa cung và cầu trên thị trường này ở Hà Tĩnh còn rất hạn chế. Hiện nay nhiều sáng kiến, cải tiến trong nghiên cứu của tỉnh chưa có đầu ra, nhiều công trình, hoặc đề tài nghiên cứu KH chưa có tính thực tiễn cao nên rất khó để trở thành hàng hóa trên thị trường KH&CN của tỉnh. Ngoài ra, nhu cầu ứng dụng KH&CN hiện đại của các DN, nhất là DN vừa và nhỏ chưa được đáp ứng do các DN không biết giao dịch, liên hệ sự giúp đỡ và hợp tác, chuyển giao ở đâu. Những kết quả nghiên cứu sáng tạo về công nghệ sinh học của các nhà khoa học của tỉnh chưa đến được với các DN và người dân do thị trường này còn rất manh nha. Đây là một trong những hạn chế, bất cập cần được tỉnh Hà Tĩnh sớm tháo gỡ. Nguyên nhân của hạn chế này là do thời gian qua chính quyền tỉnh Hà Tĩnh chưa thực sự có cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ những bất cập nhằm phát triển thị trường KH&CN của tỉnh.

3.3.6. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

(1). Chỉ số công khai, minh bạch còn nhiều hạn chế. Tại Hà Tĩnh hiện mới chỉ có 37% số người được hỏi cho biết họ biết kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.

113

Trong số những người có thông tin về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 3%) có cơ hội đóng góp ý kiến của mình trước khi quy hoạch/kế hoạch được ban hành. Hạn chế này có thể gây ra nguy cơ đánh mất cơ hội cạnh tranh và làm giảm NLCT của Hà Tĩnh. Nguyên nhân chủ quan của hạn chế này là chính quyền tỉnh đã chưa quan tâm đến việc công khai, minh bạch thông tin cho người dân, chưa thực sự quan tâm đến Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân và DN thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [65].

(2). Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự còn thiếu ổn định. Số liệu về chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” được thể hiện qua số liệu PCI cho thấy thứ hạng của Hà Tĩnh so với các tỉnh khác của duyên hải miền Trung (12 tỉnh) vẫn còn rất thấp: Năm 2012, Hà Tĩnh đứng ở vị trí thứ 10, rồi tụt thêm xuống 1 bậc vào năm 2015, năm 2018 là vị trí thứ 9 và thứ 45 so với cả nước. Như đã nói ở phần thực trạng là trong báo cáo PCI 2018 của Hà Tĩnh cho thấy, chỉ có 30% DN tư nhân được hỏi cho rằng, hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo cán bộ nhũng nhiễu, mức độ sẵn sàng của DN khi sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp còn thấp chỉ chiếm 47%

DN được khảo sát; các quy định về cơ chế chính sách của tỉnh chưa được tuyên truyền sâu rộng, hình thức chưa phong phú, nên còn nhiều DN chưa được tiếp cận. Hạn chế này đã tác động tiêu cực đến việc xây dựng MTKD thuận lợi cho SX-KD, làm giảm NLCT của Hà Tĩnh thời gian qua. Nguyên nhân chủ quan của hạn chế này là việc xây dựng thiết chế pháp lý, là công tác tư vấn pháp luật cho DN và người dân chưa được chính quyền tỉnh quan tâm đúng mức [41], [44], [47].

(3). Chỉ số chi phí thời gian còn nhiều bất cập. Về chỉ số “Chi phí thời gian

trong 3 mốc thời gian là 2012, 2015, 2017, 2018 cho thấy, Hà Tĩnh nằm trong nhóm những tỉnh có thứ hạng thấp và chưa có chuyển biến tích cực khi đứng ở vị trí áp chót trong vùng là 11 (2012); có vươn lên một chút lên thứ 8 (2018). Hạn chế về chỉ số Chi phí thời gian đã gây ra khó khăn không đáng có cho DN và người dân trong quá trình giải quyết những TTHC liên quan tới sản xuất, kinh doanh của họ, gây ra tâm lý e ngại, chán nản cho các nhà đầu tư, làm giảm NLCT của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân của hạn chế này là chính quyền tỉnh Hà Tĩnh chưa khắc phục được các kẽ hở về mặt pháp luật nhằm ngăn ngừa hiệu quả việc cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất gây ra sự phiền hà, nhũng nhiễu, vòi vĩnh DN và người dân khi họ tới giải quyết các TTHC và thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước… [41], [44], [47].

114

(4). Thiếu đồng bộ trong hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và du lịch. Trong giai đoạn 2012 - 2017, mở rộng xem xét đến năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế về năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách.

Thực tế cho thấy, công tác hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp và du lịch của chính quyền tỉnh còn thiếu đồng bộ, nên việc tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu KT trong nông nghiệp, du lịch, dịch vụ của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều lúng túng, bị động và không có hiệu quả. Hậu quả của hạn chế này là số DN trong nông nghiệp và trong lĩnh vực du lịch còn ít, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh kém so với những DN cùng lĩnh vực của duyên hải miền Trung. Nguyên nhân chủ quan của hạn chế này là do chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn vận dụng rập khuôn, máy móc các chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu KT của TW vào hoàn cảnh thực tế địa phương, nên chúng chưa phù hợp với thực tiễn. Nguyên nhân khách quan của hạn chế này là công tác hoạch định của chính quyền tỉnh đã bị tác động tiêu cực của sự thiếu ổn định về chính sách vĩ mô của TW, một số chính sách TW vừa ban hành đã bị sửa chữa, thay đổi vì không sát với thực tiễn nên đã làm cho công tác hoạch định của chính quyền tinh Hà Tĩnh bị thiếu hiệu quả.

(5). Chỉ số kiểm soát tham nhũng ở khu vực công còn thiếu ổn định. Thực tế cho thấy, Hà Tĩnh hiện chưa có sự ổn định về chỉ số Kiểm soát tham nhũng ở khu vực công và mức độ tham nhũng, tiêu cực ở Hà Tĩnh còn lớn. Hạn chế về chỉ tiêu này của chính quyền tỉnh được DN và người dân đánh giá về chỉ số “Kiểm soát tham nhũng ở khu vực công

của chính quyền các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung qua 3 mốc thời gian là 2012, 2015 và 2017. Những số liệu đã được phân tích kỹ ở phần thực trạng cho thấy tính thiếu ổn định và bền vững về chỉ tiêu này của tỉnh Hà Tĩnh. Thực tế cho thấy, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh tay xử lý kỷ luật 2 tổ chức Đảng, cách chức, cảnh cáo, khiển trách và phát hiện sai phạm tại 1044 tổ chức và cá nhân; số tiền phát hiện sai phạm là 25.018 triệu đồng, tham nhũng 4.867.148 triệu đồng; gây thất thoát 3.044.048 triệu đồng. Đây là những con số nhức nhói về chỉ số Kiểm soát tham nhũng ử khu vực công của tỉnh Hà Tĩnh thời gian vừa qua. Nguyên nhân của hạn chế này là do cơ chế, chính sách của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn chưa phù hợp với thực tiễn SX-KD của DN và người dân, còn tồn tại nhiều kẽ hở để những người thực thi pháp luật có thể lợi dụng nhằm trục lợi; là một bộ phận cán bộ, công chức bị thoái hóa phẩm chất, lối sống và đạo đức công vụ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao nhằm trục lợi, đục khoét của công.

Đây là tệ nạn tham nhũng rất đáng bị lên án và cần trừng trị nghiêm khắc [63], [64], [65].

115 Tiểu kết 3

Chương 3 đã đưa ra vài nét khái quát nhất về đặc điểm tự nhiên, về đặc điểm KT và xã hội như địa lý, khí hậu, tài nguyên, GDP, dân số, truyền thống văn hóa… của tỉnh Hà Tĩnh, với tư cách là tỉnh nghiên cứu điển hình. Trên cơ sở đó, chương 3 đã phân tích thực trạng NLCT của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2012 - 2017, có bổ sung số liệu của năm 2018. Phần phân tích thực trạng NLCT của tỉnh Hà Tĩnh là sự vận dụng mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến NLCT cấp tỉnh đã được luận án đề xuất đối với điển hình nghiên cứu là tỉnh Hà Tĩnh. Thực trạng NLCT của tỉnh Hà Tĩnh là kết quả tác động của các nhân tố qua các tiêu chí đánh giá NLCT đến năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh;

năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh; năng lực thích ứng trước các sự cố, biến cố của chính quyền tỉnh; năng lực đổi mới và sáng tạo của chính quyền tỉnh; năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh. Sau khi phân tích thực trạng NLCT của tỉnh Hà Tĩnh, chương 3 còn nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về NLCT của Hà Tĩnh như sau: Một là hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh.

Hai là hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực liên kết, hợp tác của chính quyền tỉnh. Ba là hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực thích ứng trước sự cố, biến cố của chính quyền tỉnh. Bốn là hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực đổi mới và sáng tạo của chính quyền tỉnh. Năm là hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh. Mỗi hạn chế về NLCT được thể hiện qua các chỉ tiêu thành phần của tiêu chí đánh giá NLCT cấp tỉnh và luận án sẽ phân tích về hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế qua các các chỉ tiêu thành phần đó. Những hạn chế về NLCT của chính quyền tỉnh giai đoạn 2012 - 2017, có mở rộng đến 2018 là do sự tác động của những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Chính vì vậy, việc xác định chính xác những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế sẽ trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan, khoa học cho việc đưa ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm giải quyết chúng hiệu quả trong chương 4 nhằm nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2019 - 2030.

116 Chương 4

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2019-2030

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)