Thực trạng năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 109 - 115)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Tĩnh

3.2.6. Thực trạng năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

(1). Thực trạng chỉ số về công khai, minh bạch

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động, Quy mô tỉnh, Hoat động và Chiến lược DN, Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ số ề công khai, minh bạch và được phân tích cụ thể như sau:

Số liệu của báo cáo PAPI về chỉ số “Công khai, minh bạch” của Hà Tĩnh trong 3 mốc thời gian 2012, 2015 và 2018 cho thấy, năm 2012, trong khu vực duyên hải miền Trung (12 tỉnh), Hà Tĩnh đạt 5,86 điểm, đứng vị trí thứ 6; sang năm 2012, Hà Tĩnh tăng lên vị trí thứ 3 (2015) và lại tụt xuống vị trí thứ 9 (2018). Số liệu trên cho thấy, Hà Tĩnh đang có sự bất ổn định về chỉ tiêu này. Tại Hà Tĩnh, nơi có tỉ lệ người dân biết đến kế hoạch sử dụng đất ở địa phương cao nhất, cũng chỉ có 37% số người được hỏi cho biết họ biết kế hoạch sử dụng đất ở địa phương. Trong số những người có thông tin về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 3%) có cơ hội đóng góp ý kiến của mình trước khi quy hoạch/kế hoạch được ban hành. Đây là một thách thức lớn cho Hà Tĩnh về viêc NLCT về tính công khai, minh bạch so với các tỉnh. Để cải thiện chỉ tiêu này, tỉnh đã chú trọng tới việc công khai, minh bạch các nội dung thu - chi ngân sách cấp xã;

quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của quận, huyện, thị xã đã được tăng thêm các hình thức như niêm yết, phát trên cổng thông tin điện tử… [63], [65], [66].

(2). Thực trạng chỉ số về thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động, Quy mô tỉnh, Hoạt động và Chiến lược DN, Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ số về thiết chế pháp lý và an ninh

100 trật tự và được phân tích cụ thể như sau:

Số liệu về chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” được thể hiện qua số liệu PCI cho thấy thứ hạng của Hà Tĩnh so với các địa phương trung khu vực duyên hải miền Trung (12 tỉnh) vẫn còn rất thấp: Hà Tĩnh đứng ở vị trí thứ 10 (2012), rồi tụt xuống 1 bậc vào năm 2015, năm 2018 là vị trí thứ 9 và thứ 45 so với cả nước.

Theo báo cáo PCI 2018, chỉ có 30% DN tư nhân được hỏi cho rằng hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo cán bộ nhũng nhiễu, mức độ sẵn sàng của DN khi sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp còn thấp chỉ chiếm 47% DN được khảo sát;

các quy định về cơ chế chính sách của tỉnh chưa được tuyên truyền sâu rộng, hình thức chưa phong phú, nên còn nhiều DN chưa được tiếp cận. Để cải thiện tình trạng này, năm 2018, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tổ chức 101 cuộc truyền thông và trợ giúp pháp lý tại cơ sở, tư vấn 1.559 vụ việc cho người dân (tăng 170% so với cùng kỳ năm 2017); tham gia trợ giúp, tư vấn 167 vụ việc trong hoạt động tố tụng (tăng 38 vụ việc so với cùng kỳ năm 2017). Bên cạnh đó, chất lượng vụ việc pháp lý không ngừng được cải thiện, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được trợ giúp như việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về KT, thương mại; công khai trình tự, thủ tục thi hành án dân sự [41], [44], [47], [51].

(3). Thực trạng chỉ số về bình đẳng khi gia nhập thị trường

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động Quy mô tỉnh, Hoạt động và Chiến lược DN, Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ số về bình đẳng khi gia nhập thị trường và được phân tích cụ thể như sau:

Với chỉ số Bình đẳng khi gia nhập thị trường có thể thấy, trong qua 3 mốc thời gian 2012,2015 và 2017, Hà Tĩnh có thứ hạng thấp của duyên hải miền Trung (12 tỉnh) là thứ 8 (2012), thứ 7 (2015), nhưng đã có thay đổi theo chiều hướng tốt khi tăng nhanh thứ hạng lên vị trí thứ 3 (2018). Một trong những giải pháp nổi bật nhằm rút ngắn được thời gian gia nhập thị trường cho DN thời gian qua là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã phối hợp với các ngân hàng thương mại để cung cấp sẵn một kho mã số tài khoản ngân hàng phục vụ cho DN khi thành lập mới. Theo đó, trong khi Luật Doanh nghiệp quy định thời gian 3 ngày để hoàn tất giấy đăng ký kinh doanh, Hà Tĩnh đã cố gắng rút ngắn thời gian đó xuống còn 1,27 ngày [41], [44], [47], [51].

Đây là một bước tiến bộ đem lại cơ hội nâng cao NLCT của tỉnh trong thời gian tới.

101 (4). Thực trạng chỉ số về chi phí thời gian

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động, Quy mô tỉnh, Hoạt động và Chiến lược DN, Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ số về chi phí thời gian và được phân tích cụ thể như sau:

Nguồn: Tác giả

Hình 3.3: Chỉ tiêu “Gia nhập thị trường” và “Chi phí thời gian” các tỉnh Bắc Trung bộ 2012, 2015, 2018

Về chỉ số “Chi phí thời gian” trong mốc thời gian 2012, 2015, 2018 cho thấy, Hà Tĩnh nằm trong nhóm những tỉnh có thứ hạng thấp và chưa có chuyển biến tích cực khi đứng ở vị trí áp chót trong vùng là 11 (2012); có vươn lên một chút lên thứ 9 (2015) và thứ 8 (2018). Vì thế, đây là chỉ tiêu gây tâm lý e ngại, chán nản cho các nhà đầu tư, qua đó làm giảm NLCT của tỉnh. Thực tế, nhiều DN được hỏi chưa hài lòng vì họ đã phải mất nhiều công sức, thời gian trong giải quyết TTHC, trong thanh tra, kiểm tra và hạn chế này cần được tỉnh sớm khắc phục. [41], [44], [47].

(5). Thực trạng chỉ số về chi phí không chính thức

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động, Quy mô tỉnh, Hoạt động và Chiến lược DN, Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ số về chi phí không chính thức và được phân tích cụ thể như sau:

Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC cho DN ở Hà Tĩnh còn khá phổ biến; các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức.

- 2 4 6 8 10 12 14

0 2 4 6 8 10

Hà TĩnhNghệ An Quảng Bình

Quảng

Trị TT-Huế Thanh Hóa

Chỉ tiêu "Gia nhập thị trường"

Điểm - 2012 Điểm - 2015 Điểm - 2018 Thứ hạng - 2012 Thứ hạng - 2015 Thứ hạng - 2018

0 2 4 6 8 10 12 14

- 2.00 4.00 6.00 8.00

Tĩnh Nghệ An

Quảng Bình

Quảng

Trị TT-Huế Thanh Hóa

Chỉ tiêu "Chi phí thời gian"

Điểm - 2012 Điểm - 2015 Điểm - 2018 Thứ hạng - 2012 Thứ hạng - 2015 Thứ hạng - 2018

102

“Chi phí không chính thức” của chỉ số PCI cũng được coi là thước đo đánh giá thực trạng năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh dưới tác động của MTKD, trình độ phát triển cụm ngành và các chính sách KT. Chỉ tiêu này của tỉnh đều thấp hơn trung vị cả nước (63 tỉnh, thành phố), tuy có sự gia tăng về điểm số qua các mốc thời gian trong giai đoạn nghiên cứu, song thứ hạng của tỉnh vẫn ở nhóm thấp, là 61 (2012), là 50 (2015) và là 49 (2018). Đây là một rào cản, thách thức rất lớn trong việc mời gọi đầu tư tài chính vào địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2018. Để cải thiện tình hình này vào đầu 2018, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch cắt giảm chi phí bất hợp lý cho DN, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho DN; tạo dựng một MTKD ổn định. UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng tích cực vận động DN phản ánh các hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức; có biện pháp, cơ chế bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối với DN tố cáo hành vi sai phạm [41], [44], [47], [51].

3.2.6.2. Thực trạng chỉ tiêu về khả năng hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

(1). Thực trạng chỉ số về trách nhiệm giải trình của chính quyền

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành và Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ số về trách nhiệm giải trình của chính quyền và được phân tích cụ thể như sau:

Có thể thấy, trong 2 năm 2016 - 2017, điểm từng tiêu chí cấu thành 2 chỉ số trên có xu hướng giảm, tuy có tăng nhưng lượng giảm điểm là nhiều hơn. Theo báo cáo PAPI cho thấy thứ hạng của chỉ số “Trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền” tại Hà Tĩnh đứng thứ 8/12 tỉnh trong vùng và thứ 33 so với cả nước (2016), sang năm 2017 lại ở vị trí cuối trong vùng và tụt xuống thứ 51 so với cả nước.

Điều này cho thấy, Hà Tĩnh là tỉnh chưa có sự ổn định về chỉ số này và năng quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế so với các tỉnh trong khu vực duyên hải miền Trung và cả nước. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã thành lập các Ban Tiếp công dân để tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa cán bộ và nhân dân để giúp người dân tháo gỡ vướng mắc, bức xúc từ cơ sở nhằm tạo điều kiện và phát huy kênh đối thoại hai chiều giữa chính quyền và người dân [65].

103

(2). Thực trạng chỉ số về thủ tục hành chính công

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành và Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ số về thủ tục hành chính công và được phân tích cụ thể như sau:

Với chỉ tiêu Thủ tục hành chính công theo PAPI (bảng 3.4) cho thấy, Hà Tĩnh so với cả nước từ vị trí thứ 3 (2016) đã tụt xuống vị trí 35 (2017). So với các tỉnh còn lại của duyên hải miền Trung, Hà Tĩnh từ vị trí thứ 2 (2016) đã tụt xuống vị trí thứ 7 (2017). Từ số liệu của bảng 3.4 về chỉ số này trong 2 năm 2016 và 2017 cho thấy, chỉ số “Trách nhiệm giải trình với người dân và Thủ tục hành chính công” trong chỉ tiêu về năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung thiếu ổn định, thiếu tính bền vững. Tuy nhiên, năm 2018, Hà Tĩnh đã có sự tiến bộ nhanh về thứ hạng về chỉ tiêu này sau khi đạt 7,63/10 điểm, đứng top 8 cả nước và tăng 27 bậc so với năm 2017. [65].

Nguồn: Báo cáo PAPI 2017

Hình 3.4: Chỉ tiêu “Trách nhiệm giải trình với người dân” và “Thủ tục hành chính công” của Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2017

Có thể thấy, kết quả của tiến bộ trên là do UBND tỉnh đã có định hướng trọng tâm về cải cách TTHC công có thu phí, lệ phí, các cơ quan tăng cường phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh để sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến, hoặc dịch vụ thu phí, lệ phí qua Bưu điện nhằm giảm thiểu thời gian cho người dân, DN;

giảm thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy phép xây dựng….;

chuẩn hóa các TTHC thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở trên 4 lĩnh vực: đăng

104

ký kinh doanh, thẩm định dự án, đầu tư trực tiếp và nông nghiệp nông thôn... Chẳng hạn, kết quả thực hiện trong năm 2017 về du lịch cho thấy, Hà Tĩnh đã gia tăng 34%

về doanh thu so với năm 2016 vì tỉnh đã đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tuy nhiên tỉnh cần phải xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh để tạo ra điểm khác biệt nhằm thu hút du khách du lịch đến và lưu trú dài ngày, nhất là khách quốc tế [65].

3.2.6.3. Thực trạng chỉ tiêu về khả năng thanh tra, giám sát, thẩm định, đánh giá của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

(1). Thực trạng chỉ số về kiểm soát tham nhũng ở khu vực công

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT đến năng lực thanh tra, giám sát, thẩm định, đánh giá của chính quyền tỉnh qua chỉ số về kiểm soát tham nhũng ở khu vực công và được phân tích như sau:

Qua 3 mốc thời gian 2012, 2015 và 2017 trong vùng duyên hải miền Trung cho thấy, năm 2012, Hà Tĩnh đứng ở vị trí 9, Bình Định đứng đầu trong vùng và thứ 3 cả nước. Năm 2015, Hà Tĩnh đã có sự bứt phá ngoạn mục khi vươn lên vị trí thứ 2 với điểm số là 6,67. Năm 20117, tỉnh duy trì được thứ hạng là tỉnh khá về thứ hạng.

Tuy nhiên, đến 2018, Hà Tĩnh lại bị rớt xuống vị trí thứ 7 với 6,56 điểm, trong khi Bình Định một lần nữa lại vươn lên dẫn đầu các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung với điểm số 7,19 và thứ 2 cả nước. Để khắc phục tỉnh trạng không ổn định về chỉ tiêu này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng, án KT; trong kỳ báo cáo đã xử lý kỷ luật về Đảng 02 tổ chức đảng, kỷ luật Đảng và kỷ luật hành chính người đứng đầu do thiếu trách nhiệm để xảy ra thất thoát ngân sách. Tỉnh phát hiện sai phạm của 1.044 tổ chức và cá nhân; tổng số tiền sai phạm phát hiện là 25.018 triệu đồng và 398 m2 đất. Thiệt hại do các vụ án tham nhũng, án KT gây ra là 4.867,148 triệu đồng, trong đó do án tham nhũng 1.823,1 triệu đồng; thiệt hại của án KT 3.044,048 triệu đồng; đã thu hồi đạt tỷ lệ 86,7%...

Tỉnh đã cách chức, cảnh cáo, khiển trách các tổ chức, cá nhân vi phạm. Thực trạng trên cho thấy, Hà Tĩnh chưa có sự ổn định về chỉ số này và mức độ tham nhũng, tiêu cực còn lớn, năng lực này của tỉnh còn nhiều yếu kém. Để cải thiện chỉ tiêu này, Hà Tĩnh đã thực hiện quy định của pháp luật, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, nhằm nâng cao công tác quản lý cán bộ và kiểm soát tham nhũng. Tỉnh cần tiếp tục phát huy có hiệu quả vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, báo chí, dư luận xã hội và các

105

tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng [51], [63], [64], [66].

(2). Thực trạng chỉ số về Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật Tác động của Môi trường kinh doanh, Chính sách KT đến năng lực thanh tra, giám sát, thẩm định, đánh giá của chính quyền tỉnh qua chỉ số về Xây dựng và tổ chức thực hiện Văn bản quy phạm pháp luật và được phân tích như sau:

Trong giai đoạn 2016 - 2018, Hà Tĩnh là luôn trong top 3 tỉnh có điểm số cao nhất trong vùng duyên hải miền Trung với điểm số lần lượt là 7/10 điểm; 8,55/10 điểm và 8,65/9 điểm - đứng thứ 21 cả nước. Trong giai đoạn này có 2 tỉnh đạt mức tăng điểm lớn nhất là Bình Định tăng 3,54 điểm và TT- Huế tăng 2,37 điểm. Trong 2 năm 2017 và 2018, có 2 tỉnh là Thanh Hóa giảm 2,44 điểm và Nghệ An giảm 1,6 điểm; các tỉnh còn lại đều có xu hướng cải thiện điểm số ở chỉ tiêu này (hình 3.5). Điều này cho thấy, so với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, Hà Tĩnh là tỉnh có sự cải thiện đáng kể về vị trí trong bảng xếp hạng và thể hiện năng lực xây dựng văn bản pháp quy của chính quyền tỉnh đã đã có sự tiến bộ rõ rệt trong những năm vừa qua.

Hà Tĩnh đã tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến những hoạt động SX-KD nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân, DN khởi nghiệp và phát triển [2], [3], [4].

Nguồn: Báo cáo PAR Index 2018

Hình 3.5: Xếp hạng chỉ số “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật” vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2018

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)