Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 - 2030
4.1.2. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh
Trong số các thiết chế KT, tài chính quốc tế, WTO có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất. Tầm ảnh hưởng toàn cầu của WTO ngày một lớn, vì đây là sân chơi chung tương đối bình đẳng giữa các quốc gia thành viên do cùng thỏa thuận tuân theo luật chơi chung. Những thỏa thuận của WTO có hiệu lực đã tạo ra những cơ hội cho các quốc gia thành viên mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực ngày càng được gia tăng về hàm lượng trí tuệ, về tính chuyên sâu… Điều này đã mang lại những cơ hội không nhỏ cho các ngành KT có hướng xuất khẩu như nông nghiệp, thủy hải sản, may mặc, giày dép, điện tử, ô tô, đồ gỗ, nguyên liệu, sắt thép, xi măng, cao su... Song, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng không chỉ đem lại cơ hội quý, mà nó còn mang đến không ít thách thức, nguy cơ, hiểm họa về mọi mặt, nhất là nó làm tăng nguy cơ mất việc làm, gia tăng nguy cơ lệ thuộc nhiều vào dòng vốn nước ngoài, làm gia tăng tội phạm công nghệ cao, gây ra rủi ro khủng hoảng tài chính toàn cầu…
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện trào lưu trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ dân tộc cực đoan, hẹp hòi đang xuất hiện tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu. Xu hướng bảo hộ dân tộc theo hơi hướng vị chủng này đối lập với xu hướng tự do hóa thương mại trên toàn cầu. Việc các quốc gia phát triển lớn
121
như Hoa Kỳ và Trung Quốc đưa ra những quy định ngặt nghèo về đầu tư, về hàng hóa và chuyển giao, tiếp nhận công nghệ của quốc gia mình đã làm cản trở sự chuyển động của dòng vốn và công nghệ trên thế giới. Điều đáng nói là trong khi Mỹ và Trung Quốc thực hiện đường lối bảo hộ KT trong nước, họ lại thúc đẩy luồng vốn đầu tư và hàng hóa ra thị trường quốc tế. Chủ nghĩa bào hộ dân tộc đã đẩy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, chưa có hồi kết là minh chứng cho xu hướng vận động này trên thế giới trong vài năm gần đây.
Về thể chế, việc Việt Nam gia nhập vào các thiết chế KT, tài chính lớn của khu vực và thế giới cũng thúc đẩy Chính phủ và chính quyền các tỉnh phải thực hiện cải cách hành chính, ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với cam kết quốc tế và việc giải quyết các TTHC về đầu tư tài chính, về chuyển giao công nghệ cần phải minh bạch, bình đẳng hơn. Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên cộng đồng KT ASEAN và gần đây lại tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hứa hẹn sẽ tạo ra cơ hội lớn về thương mại và đầu tư trong tương lai, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức, rủi ro về đầu tư, thua thiệt về KT hơn cho Việt Nam. Vì thế, chính quyền các tỉnh cần phải chủ động hơn nữa trong liên kết, hợp tác với các đối tác quốc tế để tìm kiếm cơ hội đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại nhằm phát triển KT. Chủ động liên kết và hợp tác với quốc tế là cách thức đón nhận những cơ hội tốt do WTO, Cộng đồng KT ASEAN và CPTPP đem lại, cũng như chủ động hạn chế được rủi ro, thách thức do các thiết chế trên đưa lại nhằm nâng cao NLCT của nước ta.
Trong những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia có vốn đầu tư FDI đóng góp trên 20% GDP và trên 70% kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch thương mại quốc tế bằng hai lần giá trị GDP, là nước đang và sẽ trực tiếp chịu tác động mạnh mẽ của những biến động trong nền KT thế giới. Những biến động đó sẽ vừa đem lại cơ hội, vừa tạo ra không ít thách thức cho phát triển KT của Việt Nam và các tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, xung đột về quan điểm viện trợ ODA bị chi phối bởi của chủ nghĩa bảo hộ dân tộc sẽ làm gia tăng áp lực thắt chặt viện trợ toàn cầu từ các quốc gia phát triển dành cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, gây ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư cho các dự án lớn, đặc biệt là các dự án dành cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại ở nước ta.
122
Nhìn chung, trong bối cảnh mâu thuẫn giữa xu hướng hội nhập KT này càng sâu rộng và chủ nghĩa bảo hộ dân tộc, Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng cần phải chủ động, linh hoạt thực hiện phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa”
trong hợp tác và liên kết để cùng phát triển. Trong quan hệ thương mại quốc tế, tỉnh Hà Tĩnh cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác, tạo lập tại mỗi thị trường chính có một số mặt hàng chủ lực để trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp đáp trả mang tính “có đi có lại” nhằm bảo vệ hiệu quả lợi ích của các DN xuất khẩu. Phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” sẽ giúp Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng giảm nhẹ sự tác động tiêu cực của xu hướng bảo hộ mậu dịch quốc tế. Ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh cần kịp thời cảnh báo sớm cho các DN và người dân về tác động tiêu cực từ những biến động khó lường của thị trường thế giới, để họ chủ động thích ứng, đối phó nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của họ và giảm thiểu thiệt hại…
4.1.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư tài chính và công nghệ nguồn trên thế giới Dòng vốn quốc tế và công nghệ, đặc biệt là công nghệ nguồn của các quốc gia phát triển luôn có xu hướng chảy về nơi nào có lợi thế về chi phí, nhất là lợi thế về chi phí nhân công và thuế. Sau vài chục năm trở thành “công xưởng của thế giới”
do có lợi thế về nhân công giá rẻ, về môi trường đầu tư thông thoáng, về quy mô thị trường nổi địa khổng lồ… giờ đây Trung Quốc đã mất dần sức hấp dẫn về chi phí nhân công, vì giá nhân công của Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ. Thêm vào đó, những quy định của Chính phủ Trung Quốc khi buộc các tập đoàn xuyên quốc gia phải chuyển giao công nghệ nguồn mới được đầu tư vào Trung Quốc hiện đã vấp phải lệnh cấm rất nghiêm khắc của chính phủ Hoa Kỳ, của Liên minh châu Âu.
Điều này cũng tác động đến xu hướng chuyển dịch dòng vốn và công nghệ ra khỏi Trung Quốc. Những hậu quả khó lường của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dai dẳng cũng buộc các tập đoàn KT lớn phải điều chỉnh chiến lược của mình bằng cách rút vốn và chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc tới các nước xung quanh như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Mianmar…
Bên cạnh đó, hiện nay có khá nhiều DN lớn của Hoa Kỳ và châu Âu đang tìm cách đầu tư tài chính và công nghệ nguồn ngay tại chính quốc để được hưởng lợi về sự ưu đãi thuế của Chính phủ, để phòng tránh rủi ro, bất trắc khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dự báo còn kéo dài dai dẳng, chưa có hồi kết. Cuộc chiến
123
thương mại Mỹ - Trung về bản chất là cuộc tranh giành ngôi vị bá chủ về công nghệ nguồn, bởi vì giờ đây quốc gia nào giữ vị trí thống trị về công nghệ nguồn sẽ là người dẫn dắt thế giới bước vào nền KT hội tụ số. Vì thế, để vượt qua đối thủ cạnh tranh, Mỹ và Trung Quốc đã đầu tư một lượng tài chính khổng lồ và một lực lượng chuyên gia tinh hoa hùng hậu nhằm tạo ra sự đột phá về công nghệ nguồn. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với cách thức ăn miếng trả miếng lẫn nhau sẽ tạo ra làn sóng các tập đoàn KT lớn của Mỹ, châu Âu thoái vốn và di dời các cơ sở SX- KD ra khỏi Trung Quốc do lo ngại sự trừng phạt KT từ Chính phủ Mỹ. Đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam và các tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh có thể tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ và lợi thế địa - KT về giao thương của mình để trở thành trung tâm sản xuất của các tập đoàn KT hàng đầu trên thế giới. Dự đoán dòng vốn đầu tư tài chính và công nghệ nguồn của các công ty đa quốc gia lớn sẽ chuyển dịch ngày càng nhiều hơn vào nước ta, Việt Nam cần phải nắm bắt thật tốt xu hướng toàn cầu này.
4.1.2.3. Xu hướng gia tăng hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế Một xu hướng hiện đang diễn ra rất mạnh mẽ trong thương mại quốc tế là xu hướng gia tăng hàng rào phi thuế quan. Ngày nay, do những cam kết quốc tế về cắt giảm thuế quan, các nền KT phát triển đã từ bỏ hàng rào thuế quan, nhưng họ lại đưa ra hàng loạt rào cản phi thuế nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Hàng rào phi thuế như bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, bộ tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của DN… Nói một cách công bằng, những bộ tiêu chuẩn trên có nhiều ưu điểm, tiến bộ cho sự phát triển KT thế giới, cho dù nó có vẻ hơi thiếu công bằng đối với những nước đang phát triển trong quá trình cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Ngoài việc “làm khó” cho các nền KT đang phát triển, xu hướng đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm thúc đẩy sáng tạo trong SX-KD, thúc đẩy thương mại quốc tế. Điều này đã tạo ra một làn gió mới lành mạnh vào sự phát triển KT toàn cầu và nhờ có sự tác động của xu hướng này mà NSLĐ và NLCT của không ít các nước đi sau ngày càng có xu hướng đuổi kịp các nước đi trước. Do đó hàng hóa của nhiều nền KT mới nổi bắt đầu thâm nhập được và cạnh tranh có hiệu quả tại các thị trường của các nước phát triển. Tuy nhiên, để duy trì NLCT của mình, DN ở các nền KT mới nổi cần phải đảm bảo chất
124
lượng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu cần thiết để tiêu thụ ổn định tại thị trường các nước phát triển.
4.1.2.4. Xu hướng hình thành nền kinh tế hội tụ số dưới tác động của cách mạng 4.0 Một xu hướng hiện cũng đang phát triển rất mạnh mẽ là hình thành nền KT hội tụ số ở các nước phát triển và các nước mới nổi do tác động của cuộc cách mạng CN 4.0.
Thực tế cho thấy, cuộc cách mạng CN 4.0 với những nền tảng hội tụ số đỉnh cao ở các lĩnh vực như công nghệ in 3D, sinh học, tự động hóa, người máy, tích hợp con người - máy móc … chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người đang làm thay đổi mọi lĩnh vực của thế giới. Nền tảng của cuộc cách mạng CN 4.0 là sự hội tụ công nghệ số như Điện toán đám mây, Big Data, AI, IoT, Blockchain. Hội tụ số còn tạo ra sự giao thoa có tính cách mạng giữa vật lý và tin học, giữa tin học và sinh học… đã tạo ra những tiến bộ lớn về công nghệ, về đổi mới và sáng tạo để hình thành nền KT tri thức hiện đại, tiên tiến.
Giờ đây, sự tác động, ảnh hưởng đa chiều từ cuộc cách mạng CN 4.0 đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có SX-KD, y học, giáo dục, quản trị tổ chức… ngày càng mạnh mẽ. Nó đã tác động nhiều chiều đến các DN và các nền KT trên toàn thế giới. Cho nên, mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi DN cần phải chủ động, tích cực đẩy mạnh quá trình đổi mới và sáng tạo nhằm đón nhận những cơ hội tốt do hội tụ số đem lại, nhằm phòng tránh có hiệu quả những thách thức, rủi ro do hội tụ số gây ra..
4.1.2.5. Xu hướng gắn hiệu quả kinh tế với giải quyết bình đẳng xã hội
Xu hướng gắn hiệu quả KT trong SX-KD với giải quyết bình đẳng xã hội cũng đang ngày càng mạnh trên thế giới. Tại những quốc gia phát triển, thậm chí cả ở những nền KT mới nổi đang hình thành những chuẩn mực mới để đo lường sự tăng trưởng KT theo hướng sự giàu có của nền KT phải đi cùng với xóa đói, giảm nghèo, tăng phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh và nâng cao dần mức sống, chất lượng sống cho mọi người… Thực tế cho thấy, các nền KT đang phát triển, các nền KT mới nổi hiện đang định hướng lấy việc sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao để dẫn dắt quá trình tăng trưởng. Điều này thúc đẩy quá trình chuyển giao và tiếp nhận vốn, công nghệ hiện đại từ những nước giầu, nước phát triển sang phần còn lại của thế giới. Qua đó cũng giúp cho quá trình gắn hiệu quả KT với bình đẳng xã hội có cơ sở phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.
4.1.2.6. Xu hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
Xu hướng phát triển KT gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là một tất yếu
125
của nhân loại hiện nay. Giờ đây, nhân loại đang đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu và mô hình thời tiết thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là sự gia tăng hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, tác nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là sự phát thải khí CO2. Thế giới đang chứng kiến các nước có nền KT phát triển ngày càng chú trọng đến tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất, thương mại hàng hóa. Qua đó, các sản phẩm có hại đến môi trường sẽ bị hạn chế kinh doanh bằng hình thức cấm, hoặc đánh thuế cao. Hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu sẽ làm cho tình trạng lũ lụt, hạn hán, mưa bão xảy ra thường xuyên hơn, trong khi mực nước biển dâng tác động đến an ninh lương thực và tiếp cận sử dụng nước sạch. Việt Nam là nước đặc biệt dễ bị tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, đồng thời cũng đang tăng nhanh phát thải khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính, làm nặng nề thêm các thách thức toàn cầu. Hơn nữa, biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên nhiên tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống dân cư và hoạt động KT của các nước, vùng lãnh thổ ven biển, trong đó có Việt Nam.
Xu hướng phát triển KT gắn với bảo vệ môi trường sinh thái là một xu hướng tiến bộ, được nhiều quốc gia và nền KT hưởng ứng, tuân thủ. Nhiều hội nghị, diễn đàn KT quốc tế thường niên như Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, hội nghị thượng định các nước về biến đổi khí hậu… luôn đưa ra những cảnh báo ngày càng nghiêm khắc đối với tình trạng ô nhiễm môi trường, với tình trạng gia tăng hiệu ứng nhà kinh và biến đổi khí hậu. Đáng tiếc là trong khi sự quan tâm đến biến đổi khí hậu đang gia tăng trên thế giới, thì quốc gia có nền KT số 1 thế giới là Hoa Kỳ lại đơn phương rút khỏi cam kết về biến đổi khí hậu. Đây là hệ quả của xu thế bảo hộ mới trong KT rất đáng phê phán. Những xu hướng phát triển KT thế giới chủ đạo trên đã và đang tác động nhiều chiều đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam và các tỉnh của Việt Nam đòi hỏi Việt Nam, mỗi tỉnh và DN phải có năng lực thích ứng trước các sự cố, biến cố một cách phù hợp, hiệu quả để phát triển và nâng cao NLCT của mình.