Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.2. Cơ sở lý luận của khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1.2.3. Lý luận về sự chuyển hóa lợi thế cạnh tranh thành năng lực cạnh tranh
(1990) của Michael Porter và ấn phẩm “The Global Competitiveness Report 2009 - 2010” của Klaus Schwab (2009) tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) [135], [148].
29
Michael Porter là một trong những học giả nghiên cứu sâu sắc về lý luận chuyển hóa LTCT thành NLCT. Trong tác phẩm “Competitive Advantage” (1985) ông cho rằng, LTCT là vấn đề cơ bản quyết định sự thành bại của DN thông qua việc cải tiến sản phẩm, liên kết, hoặc thực hiện đúng đắn chiến lược đề ra, từ đó xác định được sự thành bại của DN. Ông khẳng định rằng, NLCT đồng nghĩa với duy trì và nâng cao LTCT, vì bản chất của sự chuyển hóa LTCT thành NLCT là tạo ra sự cạnh tranh thành công. Vì thế, muốn có NLCT, các DN phải có các LTCT so với đối thủ dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn, hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình.
Từ đó Michael Porter khẳng định, việc chuyển hóa LTCT thành NLCT chính là vấn đề cơ bản, có quyết định sự thành công hay thất bại của DN trong nền KT thị trường; sự chuyển hóa LTCT thành NLCT chính là quá trình tạo ra NSLĐ cao hơn đối thủ để giành chiến thắng trong cạnh tranh. Do đó, việc chuyển hóa các LTCT thành NLCT, tức là việc tạo ra năng suất cao hơn cho một DN, hay một quốc gia mới là yếu tố quyết định đảm bảo sự thịnh vượng KT lâu dài. Vì thế, các nền KT cần xây dựng và nuôi dưỡng MTKD KT vi mô có tính cạnh tranh để tạo ra LTCT, cho phép các DN cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc giải phóng sức cạnh tranh trong nội bộ để chuyển hóa chúng thành LTCT, rồi sau đó chuyển hóa LTCT thành NLCT của các địa phương và của các DN [134].
Ngoài ra, ấn phẩm “Strategy development: past, present and future” của Rainer Feurer, Kazem Chaharbaghi (1995) cũng cho rằng, sự chuyển hóa LTCT thành NLCT là tiền đề tạo ra khả năng của tổ chức để hành động và phản ứng lại trong môi trường cạnh tranh của mình, nên đòi hỏi phải có sức mạnh tài chính để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết cho công nghệ và con người. Ấn phẩm “Competitive of Firm: Review of Theory, Framework and Models” của tác giả Ajitabh Ambastha và Kirankumar Momaya (2004) cho rằng, cơ chế chuyển hóa LTCT thành NLCT đã trở nên phổ biến để phô diễn sức mạnh KT của một tổ chức so đối với đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó hàng hóa, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng di chuyển tự do trên toàn địa lý biên giới. Tuy nhiên, đến nay, định nghĩa
“năng lực canh tranh” vẫn là một trong những định nghĩa được hiểu thiếu đầy đủ vì các nhà nghiên cứu quốc tế thường không đưa ra khái niệm chung về NLCT, mà họ chỉ đưa ra khái niệm này về khía cạnh mà mình đang nghiên cứu. Đây là nguyên
30
nhân khách quan dẫn tới khó khăn cho tác giả luận án khi tiếp cận nghiên cứu về khái niệm này [83], [105].
Rainer Feurer, Kazem Chaharbaghi (1995) cho rằng, sự chuyển hóa LTCT thành NLCT là hết sức phong phú, bởi NLCT thường mang tính tương đối chứ không phải tuyệt đối. Việc chuyển hóa LTCT thành NLCT phụ thuộc vào sự đánh giá các giá trị của người tiêu dùng và các cổ đông thông qua việc sử dụng sức mạnh tài chính là nhân tố quyết định khả năng hành động và phản ứng lại trong một môi trường cạnh tranh. Tiềm năng của con người và công nghệ trong việc thực hiện những thay đổi mang tính chiến lược cần thiết vì chúng là các LTCT của quốc gia, địa phương và DN. LTCT luôn quan hệ mật thiết với NLCT nên NLCT chỉ có thể duy trì nếu đạt được sự cân đối cần thiết trong mối quan hệ này, tuy nhiên chúng có thể vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau trong trong quá trình thể hiện bản chất của mình [105].
Nhóm tác giả Paul Cheshire và Ian Gordon (1998) cho rằng, NLCT trong phạm vi lãnh thổ có thể được hiểu như là sự nỗ lực của các cơ quan đại diện cho khu vực cụ thể nào đó để nâng cao lợi thế vị trí là các LTCT và chuyển hóa chúng thành NLCT nhờ vận dụng khéo léo một số yếu tố, đóng góp cho lợi ích của khu vực đó như một sự định vị cho nhiều hoạt động khác nhau. Tại các địa phương nơi mà chi phí cố định cao và chi phí nhân công lao động đắt sẽ rơi vào thế bất lợi hơn so với nơi có LTCT về các yếu tố này. Bên cạnh đó, Juan Cuadrado-Roura và Luis Rubalcaba-Bermejo (1998) cho rằng, tỉnh luôn luôn tổ chức một cách chuyên môn hóa và coi sự chuyên môn hóa là trọng tâm để tỉnh phát triển nổi trội hơn so với những nơi khác để chuyển hóa LTCT thành NLCT so với đối thủ cạnh tranh. Họ cũng cho rằng, sự chuyên môn hóa để tạo ra LTCT có thể đem lại ảnh hưởng tiêu cực nếu các yếu tố bên trong và bên ngoài làm cho vị trí cạnh tranh (tức NLCT) của thành phố suy giảm, hoặc động lực thị trường quốc tế sẽ tiêu hủy sự cần thiết của chuyên môn hóa; hay nói một cách khác là nếu không chuyển hóa LTCT thành NLCT địa phương đó sẽ bị thất bại. Lý luận về sự chuyển hóa LTCT thành NLCT trong các nghiên cứu trên đã trở thành cơ sở lý luận trực tiếp để tác giả xây dựng khái niệm NLCT cấp tỉnh trong luận án [95], [97].
Có thể thấy, các ấn phẩm trên của thế giới chủ yếu là nghiên cứu về mối quan hệ giữa LTCT và NLCT cấp địa phương, đã hình thành quan điểm về sự chuyển hóa LTCT thành NLCT địa phương dưới nhiều góc độ nghiên cứu của các khoa học khác
31
nhau. Rất tiếc là các ấn phẩm đó đã chưa xác định rõ cơ chế chuyển hóa LTCT thành NLCT, nhất là với NLCT cấp tỉnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả luận án quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, cứ liệu khoa học bổ ích để tác giả đi sâu nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa LTCT thành NLCT cấp dưới góc độ QLKT cho nghiên cứu của mình.