Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
2.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số tỉnh ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hà Tĩnh
2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số tỉnh ở Việt Nam 2.5.1.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng
(1). Kinh nghiệm khai thác nguồn lực tại chỗ để phát triển
Ưu tiên phát triển những sản phẩm mũi nhọn. Để tạo ra NLCT và nâng cao NLCT của thành phố, Đà Nẵng đã lựa chọn ưu tiên phát triển các sản phẩm có LTSS và LTCT cao trên thị trường địa phương và toàn quốc như đẩy mạnh chương trình phát triển các sản phẩm CN chế biến, chế tạo như săm, lốp, thủy sản đông lạnh, xi măng…; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, đào tạo lao động, chi phí tư vấn… [54].
Chú trọng đến nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Chính quyền Đà Nẵng đã thực hiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đưa đến kết quả là trình độ học vấn của người dân thành phố Đà Nẵng đạt mức tương đối cao, đã phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trên địa bàn thành phố có 5 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 55 cơ sở đào tạo nghề [54].
Chú trọng thu hút nhân tài về làm việc tại Đà Nẵng. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ban hành cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực cao về Đà Nẵng làm việc như Đề án 922 “Đề án Phát triền nguồn nhân lực chất lượng cao” bằng việc chi hơn 50 tỷ đồng cho công tác đào tạo và cấp 100% học phí cho các học viên.
Kết quả là nhiều nhân lực chất lượng cao đã đến làm việc tại thành phố và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố [26].
Chú trọng phát triển và khai thác tốt hạ tầng kỹ thuật hiện có. Chính quyền Đà Nẵng cho rằng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước sạch, viễn thông, Internet ngày càng có vai trò to lớn trong việc phát triển KT-XH của thành phố. Đà Nẵng đặc biệt quan tâm phát triển dịch vụ bưu chính - viễn thông, phát triển
66
dịch vụ ngân hàng với sự đa dạng về loại hình hoạt động, tạo điều kiện cho các thành phần KT và người dân tiếp cận các dịch vụ viễn thông, ngân hàng…
(2). Kinh nghiệm về liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước Là cửa ngõ của hành lang Đông - Tây, Đà Nẵng nhận thức rất rõ lợi thế về địa lý của mình nên đã chủ động thực hiện sự liên kết, hợp tác vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam với với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công như Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Trung Quốc. Nhờ sự liên kết, hợp tác này, những thế mạnh của Đà Nẵng như cảng biển và du lịch đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh để phát triển một cách nhanh chóng và bền vững [56].
(3). Kinh nghiệm về năng lực, quản lý điều hành hiệu quả của chính quyền Đà Nẵng đã nỗ lực tạo lập một MTKD, môi trường thể chế năng động, cạnh tranh, thông thoáng; xây dựng yếu tố “mềm” như đưa ra chính sách phù hợp, cách làm đổi mới, sáng tạo, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thật sự bình đẳng, thông thoáng, thân thiện với cộng đồng DN trong nước và quốc tế. Đà Nẵng đã triển khai thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số DN và khắc dấu, trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, còn đối với các dự án đầu tư nước ngoài là do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thực hiện. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã có các chính sách hỗ trợ cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh như hỗ trợ thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại, khu CN và cụm CN, công nghệ và các dịch vụ liên quan, hỗ trợ phát triển sản phẩm quà lưu niệm du lịch, hỗ trợ DN đổi mới công nghệ… [57].
2.5.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Quảng Ninh
(1). Kinh nghiệm khai thác tốt nguồn lực tại chỗ và thu hút đầu tư để phát triển Quảng Ninh đã khai thác tốt LTSS về Vịnh Hạ Long, than, cảng nước sâu, đường cao tốc… để chuyển hóa chúng thành các nguồn lực cạnh tranh và chuyển hóa chúng thành LTCT và NLCT của tỉnh. Vì vậy, Quảng Ninh đã trở thành “địa chỉ vàng” thu hút nhà đầu tư lớn như VinGroup, Sun Group, FLC, My Way, BimGroup, Him Lam, Thủy sản Việt - Úc, Thành Công, Toray (Nhật Bản), công ty Cổ phần Trung Đông (UEA), Texhong (Hong Kong), Amata (Thái Lan)... [51].
67
(2) .Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh Quảng Ninh đã tận dụng tốt lợi thế về vị trí địa lý là cửa ngõ phát triển, liên kết KT giữa Việt Nam với các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái. Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã chú trọng mời gọi đầu tư về hạ tầng giao thông, hạ tầng nhà ở, điện, nước như cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu CN Sông Khoai (Quảng Yên)…
(3). Nâng cao năng lực liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước Nhờ những kết quả của đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật như đường cao tốc,
cảng biển, sân bay… Quảng Ninh đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với giới đầu tư trong nước và quốc tế. Một trong những lợi thế của Quảng Ninh là tài nguyên khoáng sản vẫn được tỉnh duy trì nhưng theo hướng phát triển bền vững hơn.
(4). Kinh nghiệm về năng lực, quản lý điều hành hiệu quả của chính quyền Chú trọng cải tiến bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ công chức. Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả nên nhiều đầu mối trung gian đã được xóa bỏ tạo thuận lợi cho việc xây dựng một chính quyền kiến tạo và phục vụ dân, thân thiện với người dân. Tỉnh đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với tổ chức, bộ máy, thường xuyên mở các bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức của cấp tỉnh. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh còn quan tâm đến cải cách TTHC theo hướng liên thông một cửa, không gây phiền hà cho người dân và các DN trong hoạt động phát triển KT-XH.
Quảng Ninh chú trọng giải quyết các thủ tục vấn đề đất đai. Chính quyền tỉnh đã nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai, chống lãng phí trong sử dụng đất nhằm hoàn thành và công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Tiến hành cơ chế “một cửa” liên thông trong giải quyết TTHC, rà soát để đánh giá và thực hiện đơn giản hóa TTHC, khảo sát mức độ hài lòng của người dân với cán bộ, công chức bằng máy điện tử, lấy số thứ tự qua tin nhắn giúp giảm được thời gian chờ đợi, công sức đi lại, tạo sự công khai, minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết các TTHC.
Tăng cường công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Quảng Ninh thực hiện chính sách hỗ trợ DN với phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, thực hiện “chăm sóc,
68
phục vụ doanh nghiệp” từ những việc nhỏ nhất, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, DN.
Cải thiện tính minh bạch nhằm giúp cho DN, người dân tiếp cận được nhiều thông tin; những khó khăn, vướng mắc của DN luôn luôn được giải quyết nhanh chóng..
2.5.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Hà Tĩnh 2.5.2.1. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền Hà Tĩnh cần học tập kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Đà Nẵng và Quảng Ninh để xây dựng thể chế để nâng cao NLCT. Vì vậy, tỉnh cần cải thiện MTKD, đầu tư hấp dẫn như đẩy mạnh cải cách TTHC, đẩy mạnh “cơ chế một cửa” theo hướng đổi mới, sáng tạo hơn; cung cấp thông tin pháp lý đầy đủ, kịp thời; tích cực hỗ trợ DN, tháo gỡ khó khăn của DN trong tiếp cận đất, chi phí không chính thức… được giải quyết triệt để. Ngoài ra, tỉnh cần xây dựng, hoàn thiện chiến lược và các quy hoạch phát triển bền vững để tạo ra điều kiện cần thiết cho quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh.
2.5.2.2. Bài học kinh nghiệm về khai thác tốt nguồn lực tại chỗ để phát triển Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao: Hà Tĩnh đã học tập kinh nghiệm quý này của Đà Nẵng nên đã chú trọng đào tạo, tuyển dụng, bố trí, dử dụng, đãi ngộ nguồn lao động trẻ chất lượng cao; mời các chuyên gia giỏi trong các ngành, lĩnh vực mà tỉnh đang thiếu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về hạ tầng văn hóa, chuyển hóa chúng thành LTCT về du lịch; cải tiến công tác định hướng về giáo dục phổ thông của tỉnh để tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm chuyển hóa chúng thành LTCT về nguồn nhân lực. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng và tận dụng lợi thế về vị trí địa lý. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần chỉ đạo việc hoàn thiện này bền vững, theo hướng xanh hóa mà vẫn đảm bảo phát triển KT địa phương nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị thế địa lý.
Tiểu kết 2
Dựa trên cơ sở lý luận trực tiếp, chương 2 đã hình thành khung lý thuyết về NLCT cấp tỉnh, từ đó luận án đã phát biểu khái niệm NLCT cấp tỉnh. Đây là khái niệm trung tâm xuyên suốt luận án; nó là một đóng góp mới của luận án. Khái niệm trung tâm này được hình thành trên cơ sở sử dụng 3 cơ sở lý luận trực tiếp gồm lý luận về sự chuyển hóa LTSS thành nguồn lực cạnh tranh, lý luận về sự chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh và năng lực thành LTCT và lý luận về sự chuyển hóa LTCT
69
thành NLCT. Đây là 3 cơ sở lý luận trực tiếp để tác giả luận án đề xuất khái niệm NLCT cấp tỉnh trong đề tài nghiên cứu của mình.
Từ khái niệm NLCT cấp tỉnh, chương 2 đã xác định chủ thể tạo ra NLCT cấp tỉnh là chính quyền cấp tỉnh. Từ việc phát biểu khái niệm NLCT cấp tỉnh, luận án đã xác định các yếu tố cấu thành NLCT cấp tỉnh gồm có: năng lực khai thác, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của chính quyền tỉnh; năng lực khai thác, thu hút và sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh; năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh; năng lực thích ứng trước các sự cố và biến cố của chính quyền tỉnh; năng lực đổi mới và sáng tạo của chính quyền tỉnh; năng lực quản lý và điều hành của chính quyền tỉnh.
Từ khái niệm NLCT cấp tỉnh, luận án xác định một số tiêu chí để dánh giá NLCT cấp tỉnh gồm: Khả năng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; khả năng huy động nguồn lực tài chính và công nghệ hiện đại; khả năng liên kết và hợp tác;
khả năng dự báo và xử lý tình huống, sự cố, biến cố, thảm họa; khả năng đổi mới và sáng tạo; khả năng duy trì, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành. Mỗi tiêu chí gồm có một số chỉ tiêu thành phần, một số chỉ tiêu lại có chỉ số thành phần của nó. Sau khi đưa ra các yếu tố cấu thành và các tiêu chí đánh giá NLCT cấp tỉnh, chương 2 của luận án đã xác định một số các nhân tố tác động đến NLCT cấp tỉnh. Các nhân tố đó gồm: MTKD; trình độ phát triển cụm ngành; hoạt động và chiến lược của DN; hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội; hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông);
chính sách tài khóa, tín dụng, đầu tư, cơ cấu KT; vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên, quy mô địa phương. Các nhân tố này luôn tác động nhiều chiều rất mạnh mẽ đến NLCT cấp tỉnhqua các tiêu chí và các chỉ tiêu thành phần của nó.
Tiếp đó, dựa trên 3 cơ sở lý luận trực tiếp là khung đánh giá NLCT cấp địa phương của Vũ Thành Tự Anh, mô hình Kim Cương của Michael Porter và mô hình Tam giác Năng lực cạnh tranh của Lall, Abramovitz và cộng sự; chương 2 của luận án đã đề xuất mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến NLCT cấp tỉnh.
Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến NLCT cấp tỉnh là một hàm số gồm các biến số đã được nêu ra rất xác định. Cuối chương 2, luận án đã khái quát một số kinh nghiệm nâng cao NLCT của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh và nêu ra một số bài học kinh nghiệm nâng cao NLCT cấp tỉnh cho tỉnh Hà Tĩnh.
70 Chương 3