Thực trạng năng lực đổi mới và sáng tạo của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 109)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Tĩnh

3.2.5. Thực trạng năng lực đổi mới và sáng tạo của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Để thúc đẩy phát triển lĩnh vực KH&CN, Hà Tĩnh đã ban hành khoảng 34 văn bản về KH&CN trên địa bàn trong giai đoạn 2014 - 2017; và Hà Tĩnh là địa phương ban hành văn bản KH&CN nhiều nhất so với các tỉnh trong vùng Bắc

95

Trung Bộ. Tỉnh đã tập trung nghiên cứu, phát triển một số ngành, lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh như: phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, xây dựng mô hình nuôi tôm giống từ giai đoạn Nauplius lên tôm giống cỡ lớn (2-3cm) và nuôi tôm thương phẩm năng suất cao, phát triển chăn nuôi lợn bản địa và con lai theo quy mô trang trại... Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 5 DN KH&CN hoạt động hiệu quả, chất lượng hoạt động và năng lực sáng tạo công nghệ của các DN này đang ngày càng hoàn thiện. Trong giai đoạn 2012 - 2015, chỉ số tăng trưởng của các DN hoạt động trong lĩnh vực KH&CN và đào tạo của Hà Tĩnh so với một số tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị sẽ cho thấy sự tác động của các yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên và hạ tầng kỹ thuật đến năng lực thu hút đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại và năng lực đổi mới, sáng tạo của các tỉnh nói trên. Từ số liệu trong NGTK của 4 tỉnh trong 2 năm là 2012 và 2015, cho thấy Hà Tĩnh có sự tăng trưởng về số DN hoạt động trong lĩnh vực KH&CN và đào tạo là 136,92%; Nghệ An là 183,38%; Quảng Bình là 119%; Quảng Trị là 204,68%.

[14], [17], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [66].

(2). Thực trạng chỉ tiêu về phát triển thị trường khoa học - công nghệ

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành và Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về phát triển thị trường khoa học - công nghệ và được luận án phân tích cụ thể như sau:

Hiện nay, Hà Tĩnh có 33 tổ chức KH&CN, trong đó có 20 tổ chức KH&CN công lập và 13 tổ chức KH&CN ngoài công lập. Cơ chế quản lý KH&CN được hoàn thiện và đổi mới, nhất là cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN, tạo hành lang pháp lý để triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiệu quả nhằm hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, phát triển thị trường KH&CN và DN KH&CN, phát triển CNTT, phát triển công nghệ sinh học nhằm tạo ra môi trường sinh thái thuận lợi cho khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Thị trường KH&CN được hình thành và từng bước phát triển, đã hình thành sản giao dịch công nghệ, công tác kết nối cung cầu công nghệ ngày càng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả đánh ghi nhận, nhiều công nghệ mới, công nghệ tiên tiến được du nhập, ứng dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Hàng năm Sở KH&CN Hà Tĩnh tổ chức và kết nối các DN, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia các

96

hoạt động chợ công nghệ thiết bị và kết nối cung cầu công nghệ trong, ngoài tỉnh nhằm giới thiệu các công nghệ thiết bị, sản phẩm KH&CN của các DN, đơn vị trong tỉnh ra bên ngoài. Nhiều dự án hỗ trợ xác lập, quản lý và khai thác giá trị tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, sản phẩm đặc sản và làng nghề được thực hiện. Công tác hỗ trợ thiết kế, xác lập quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước đạt kết quả nổi bật. Theo số liệu từ báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 – 2017, Hà Tĩnh đã có 126 hợp đồng chuyển giao công nghệ, thiết bị với tổng giá trị 821.130 triệu đồng. Một số DN đã nắm bắt được cơ hội đầu tư, mua bán bản quyền công nghệ, hoặc liên kết, liên doanh khai thác bản quyền công nghệ, ươm tạo công nghệ, tham gia nghiên cứu ứng dụng KH&CN, trở thành các DN và tổ chức KH&CN hoạt động hiệu quả. Giai đoạn 2011 – 2018, Hà Tĩnh triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khá toàn diện trên các lĩnh vực với 13 dự án cấp Nhà nước, 165 đề tài dự án cấp tỉnh; có trên 95% kết quả đề án dự án triển khai được ứng dụng vào thực tiễn. Nhiều kết quả trên lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu thế hệ mới được ứng dụng đem lại hiệu quả công nghệ và KT cao. Đây là một điểm mạnh khi xét về chỉ tiêu phát triển thị trường KH&CN nhằm nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua [18], [51].

(3). Thực trạng chỉ tiêu về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách kinh tế, Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành và Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và được luận án phân tích như sau:

Nguồn: Tác giả

Hình 3.1: Chỉ tiêu “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh” các tỉnh duyên hải miền Trung 2012, 2015, 2018

0 5 10 15

- 2.00 4.00 6.00 8.00

Tĩnh Bình Định

Đà Nẵng

Khánh Hòa

Nghệ An

Phú Yên

Quảng Bình

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Quảng

Trị TT-Huế Thanh Hóa

Chỉ tiêu "Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh"

Điểm - 2012 Điểm - 2015 Điểm - 2018

Thứ hạng - 2012 Thứ hạng - 2015 Thứ hạng - 2018

97

Báo cáo PCI cho thấy trong vùng duyên hải miền Trung (12 tỉnh), năm 2012 và 2015, Hà Tĩnh ở vị trí 6 và 4. Nhưng đến năm 2018 lại có sự sụt giảm nghiêm trọng về thứ hạng, khi ở vị trí cuối bảng xếp hạng và ở vị trí thứ 61 cả nước. Quảng Nam và Đà Nẵng luôn là những tỉnh duy trì ở thứ hạng cao về chỉ số này. Chẳng hạn, trong 3 mốc thời gian trên Đà Nẵng đều nằm trong top 3 dẫn đầu. Với Quảng Nam từ thứ 12 (2012), đã bứt phá rất mạnh lên thứ 1 (2018). Từ đó cho thấy, so với các tỉnh trong khu vực, thì tính tiên phong và năng động của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn thiếu hiệu quả. Vì vậy, thực trạng năng lực về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua còn yếu kém [41], [44], [47].

(4). Thực trạng chỉ tiêu về hiện đại hóa hành chính và cải cách hành chính Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách KT, Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành và Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về hiện đại hóa hành chính và cải cách hành chính của chính quyền tỉnh và được phân tích cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy, tại khu vực duyên hải miền Trung (12 tỉnh), vào 2 năm (2016 và 2017), Hà Tĩnh duy trì ở vị trí thứ 4 với số điểm là 4,25 và 10,28 ; còn Quảng Ngãi trong 2 năm này ở vị trí cuối cùng với số điểm 1,25 và 5,69. Năm 2018, Hà Tĩnh đã tụt hạng sâu khi đứng ở vị trí thứ 8, với số 8,49 điểm. Kết quả trên cho thấy Hà Tĩnh là tỉnh có thứ hạng thấp và thiếu ổn định trong khu vực, còn nhiều hạn chế về năng lực đổi mới và sáng tạo của chính quyền tỉnh trong nhiệm vụ hiện đại hóa hành chính. Để cải thiện thực trạng này, đến nay, tất cả các phường, xã của tỉnh đã áp dụng phần mềm điện tử tại bộ phận một cửa, 100% TTHC được niêm yết công khai kịp thời, đúng quy định. Tỷ lệ giải quyết TTHC đúng hạn tại Trung tâm Hành chính công đạt 99,95%, tại bộ phận một cửa cấp xã, phường đạt 100%. Hà Tĩnh là địa phương có số lượng dịch vụ công mức độ 3 và 4 cao nhất cả tỉnh (165 TTHC ở mức độ 3, 15 TTHC ở mức độ 4) [65], [66].

Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và một số huyện tại Hà Tĩnh chủ trương công bố công khai, thông tin minh bạch thì tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho DN và người dân sẽ không có cơ hội tồn tại. Tỉnh đã đổi mới chất lượng cung cấp dịch vụ bằng công khai, minh bạch hóa thông tin, bằng việc bố trí cán bộ phù hợp về phẩm chất, trình độ chuyên môn đảm nhận các công việc có tiếp xúc với DN và người dân, điều này đã từng bước nâng cao chất lượng

98

hoạt động quản lý, điều hành của chnhs quyền tỉnh, đã mang tới sự hài lòng cho người dân. Nhờ vậy, chỉ số SIPAS 2018 của Hà Tĩnh đạt 19,02/20 điểm (ứng với 92,17% điểm hài lòng), cao nhất trong các khối huyện, thị xã, thành phố. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã có sự cải thiện đáng kể khi chỉ số SIPAS có sự tăng 5,49 điểm % so với năm 2017; đồng thời, tỉnh là địa phương duy nhất đạt trên 90%

điểm hài lòng của người dân vào năm 2018 (Hình 3.2) [5], [6].

Nguồn: Báo cáo SIPAS 2017, 2018

Hình 3.2: Chỉ số SIPAS các tỉnh duyên hải miền Trung giai đoạn 2017 - 2018 (5). Thực trạng chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT trong quản trị Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Chính sách , Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành và Hạ tầng kỹ thuật đến năng lực đổi mới và sáng tạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT trong quản trị của chính quyền tỉnh và được phân tích cụ thể như sau:

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (tháng 10/2017), xếp hạng chung của Hà Tĩnh năm 2017 về ứng dụng và phát triển CNTT-TT thuộc nhóm các tỉnh/thành có độ sẵn sàng ở mức trung bình (0,4215 điểm), đứng vị trí 28/63 (2017) và đứng thứ 4/6 tỉnh, thành vùng Bắc Trung Bộ, cụ thể là đứng sau Thanh Hóa (vị trí 6), Nghệ An (đứng vị trí 14) và đứng trước Quảng Bình (vị trí 34) và Quảng Trị (vị trí 39). Trong đó các chỉ số thành phần tương ứng gồm: (i) hạ tầng kỹ thuật CNTT đứng vị trí 37/63 và đứng thứ 4/6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; hạ tầng nhân lực CNTT đứng vị trí 33/63 và 4/6; ứng dụng CNTT đứng vị trí 21/63 và 3/6. Trong 3 chỉ số thành phần, chỉ số về nhân lực (0,47 điểm) và chỉ số về ứng dụng công nghệ thông tin (0,52 điểm) là đóng góp tích cực vào chỉ số chung còn chỉ số về hạ tầng kỹ thuật (0,28 điểm) của Hà Tĩnh chỉ được đánh giá ở mức thấp nên đã làm cho chỉ

99

số chung về sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông thấp đi. Việc ứng dụng CNTT ở các cơ quan của tỉnh có chỉ số thấp hơn khá nhiều so với chỉ số chung. Cụ thể, chỉ số về hạ tầng CNTT đứng thứ 48/63 và 5/6; hạ tầng nhân lực CNTT đứng thứ 60/63 và 5/6; ứng dụng CNTT đứng thứ 20/63 và 5/6. Đây là một thách thức rất lớn đối với Hà Tĩnh nhằm nâng cao NLCT trong bối cảnh nước ta cần nhanh chóng chuẩn bị hành trang để đi vào nền kinh tế hội tụ số [51].

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)