Thực trạng năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 99 - 103)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Tĩnh

3.2.3. Thực trạng năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Tài nguyên tự nhiên, Hoạt động và chiến lược DN, Chính sách KT, Quy mô tỉnh và Trình độ phát triển cụm ngànhđến năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về khả năng xúc tiến thương mại và được phân tích cụ thể như sau:

Tác động của các nhân tố nêu trên đến năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh luôn đa chiều. Hàng năm, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại để giúp các DN của tỉnh tiếp cận thêm thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại mới, tìm kiếm thị trường mới.

Những hội nghị kể trên là cơ hội rất tốt để quảng bá hình ảnh của Hà Tĩnh với các nhà đầu tư, với bạn bè trên thế giới, qua đó nâng cao NLCT của tỉnh về đầu tư và thương mại. Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý và có quy mô dân số trên 1 triệu người cũng hứa hẹn phát triển quy mô thị trường nội địa; nhân tố này cũng tác động tích cực đến năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh.

Trong 7 năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm tháo gỡ một số khó khăn cho DN xuất khẩu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường,... Vì thế, thị trường xuất khẩu các sản phẩm của Hà Tĩnh hiện có mặt ở Trung Quốc (chủ yếu xuất khẩu sợi), Nhật Bản (chủ yếu là thủy sản và hàng may mặc), một số nước Trung Đông như Pakistan, Afghanistan (chủ yếu là sản phẩm chè), các nước khu vực ASEAN (chủ yếu xuất khẩu thép), Hàn Quốc và Đài Loan. Không chỉ coi trọng việc duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, tỉnh còn phát triển thêm nhiều thị trường xuất khẩu khác. Năm 2011, hàng hóa của Hà Tĩnh xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc (chiếm 38%), Nhật Bản (chiếm 30%), Lào (chiếm 7%) và

90

một số thị trường khác như: Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, thì đến năm 2017 thị trường xuất khẩu của Hà Tĩnh đã mở sang thêm các nước ASEAN khác (Thái Lan, Malaysia,..) và một số nước ở khu vực Trung Đông như Pakistan, Afghanistan. Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu vẫn giữ được các thị trường truyền thống và luôn ổn định. Trong đó, thị trường các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Tính đến ngày 20/05/2018, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 259 triệu USD, chủ yếu là xuất khẩu thép của công ty Formosa đạt 217 triệu USD chiếm 83,7% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những thách thức mới khi thế giới đang có sự biến động kinh tế lớn xảy ra. Dự báo sẽ có những tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc gần đây đưa đến cho tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới [51].

(2). Thực trạng chỉ tiêu về mở rộng thị phần cho sản phẩm địa phương Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Tài nguyên tự nhiên, Hoạt động và chiến lược DN, Chính sách KT và Trình độ phát triển cụm ngành đến năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về mở rộng thị phần cho sản phẩm địa phương và được phân tích cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 2012 - 2017, nhờ hoạt động xúc tiến thương mại tốt nên hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp của Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 63,7%/năm, kế đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng trưởng với tốc độ bình quân 23,5%/năm. Hàng lâm sản từng là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất năm 2011 (đạt 67 triệu USD, chiếm 70,8%) và đạt mức cao nhất vào năm 2013 với kim ngạch xuất khẩu đạt 87 triệu USD; sau đó, kim ngạch xuất khẩu bắt đầu sụt giảm xuống còn 15 triệu USD trong năm 2017 (ít hơn 20% kim ngạch xuất khẩu đỉnh điểm của năm 2013). Quỹ đạo tăng trưởng của mặt hàng thủy sản cũng có điểm tương đồng giống hàng lâm sản, trong đó mức tăng trưởng cao nhất là năm 2014 với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,252 triệu USD (so với 4,842 triệu USD năm 2011) và sụt giảm nhanh chóng với tốc độ bình quân 29%/năm, xuống còn 2,65 triệu USD năm 2016, chỉ bằng 50% kim ngạch xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào năm 2014. Tuy nhiên, năm 2017, Hà Tĩnh chứng kiến sự khởi sắc của hàng thủy sản khi cơ cấu ngành thủy sản tăng trở lại, từ 0,2% năm 2016 lên đến 5,1% năm 2017. Đây là một cơ hội tốt để Hà Tĩnh nâng cao NLCT của mình trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp theo hướng xanh trong thời gian tới [51].

91

(3). Thực trạng chỉ tiêu về khả năng xúc tiến đầu tư

Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh, Tài nguyên tự nhiên, Vị trí địa lý, Hoạt động và chiến lược DN, Chính sách KT, Hạ tầng kỹ thuật và Trình độ phát triển cụm ngànhđến năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về khả năng xúc tiến đầu tư và được phân tích như sau:

Hàng năm, chính quyền tỉnh tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư để kêu gọi sự đầu tư của các DN trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh với chính sách đầu tư, cải cách TTHC ngày càng thông thoáng, với các cam kết về sự ưu tiên giải quyết thủ tục cấp đất, giảm giá thuê đất và ưu tiên tiến độ giải phóng mặt bằng, ưu đãi về thuế; cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng đã tạo ra những hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế như VinGroup, Hoàng Anh Gia Lai, VinaMilk, Viettel… các tập đoàn quốc tế về năng lượng sạch như dự án pin mặt trời có giá trị vài chục triệu USD của CHLB Đức. Kết quả này được thể hiện cụ thể là trong giai đoạn 2012 - 2018, Hà Tĩnh đã hợp tác KT với 735 đối tác là các DN lớn của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực để đưa về 735 dự án KT lớn, thu hút được 71 nhà đầu tư là các đối tác lớn FDI với số vốn đăng ký trên 11 tỉ USD… Theo đó, các dự án đầu tư vào Hà Tĩnh khá đa dạng, nhiều dự án quy mô lớn, dự án nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất CN, đầu tư phát triển năng lượng mới, hạ tầng đô thị dân cư, hạ tầng cụm CN. Cụ thể, trong năm 2018, Hà Tĩnh đã quyết định chủ trương đầu tư 108 dự án với tổng nguồn vốn đăng ký đạt 6.920,2 tỷ đồng. Trong đó, cấp tỉnh quyết định đầu tư 68 dự án với tổng vốn đăng ký 6.820 tỷ đồng (60 dự án trong nước vốn đầu tư 4.598 tỷ đồng, 8 dự án nước ngoài vốn đầu tư 96,6 triệu USD); cấp huyện quyết định đầu tư 40 dự án vốn đầu tư 100,2 tỷ đồng. Đặc biệt, trong số 68 dự án cấp tỉnh quyết định đầu tư, riêng KKT Vũng Áng thu hút đến 10 dự án lớn trong nước với số vốn đầu tư 2.524 tỷ đồng và 5 dự án nước ngoài vốn đầu tư 35 triệu USD. Một số dự án FDI tiêu biểu trong năm 2018, như dự án may mặc xuất khẩu (Hàn Quốc) đầu tư 15 triệu USD vào khu CN Nam Hồng (Hồng Lĩnh) với công suất 12 triệu sản phẩm/năm; 2 dự án điện mặt trời (CHLB Đức) có tổng công suất 58MW, với tổng vốn đầu tư 46,6 triệu USD. Ngoài ra, còn có dự án Nhiệt điện II (Nhật Bản)... Đồng thời với thu hút đầu tư, tỉnh cũng đã tạo mọi thuận lợi để phát triển DN để hấp thụ vốn đầu tư. Năm 2018, số DN thành lập mới dự kiến đạt 1.070 (tăng 9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký 5.500 tỷ đồng (tăng 17%) [51], [66].

92

(4). Thực trạng chỉ tiêu về khả năng hợp tác công tư

Tác động của nhân tố Vị trí địa lý, Quy mô tỉnh, Chính sách KT, Hạ tầng kỹ thuật, Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành, Môi trường kinh doanh, Tài nguyên tự nhiên đến năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về khả năng hợp tác công tư và được phân tích cụ thể như sau:

Đối tác công tư (Public – Private Partner – PPP) là một mô hình hợp tác liên doanh giữa Nhà nước và các tổ chức KT tư nhân nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao nhằm phát huy hết thế mạnh, tiềm năng của cả hai bên để thực hiện một số dự án KT, hoặc một nhiệm vụ phát triển KT-XH. Thực tế cho thấy, trong lúc Nhà nước không có đủ nguồn lực tài chính và công nghệ để đầu tư cho mọi dự án, công trình, nguồn lực tài chính và công nghệ của các nhà đầu tư tư nhân quốc tế và trong nước lại rất dồi dào. Vì vậy, tất yếu phải xuất hiện một hình thức hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân để đáp ứng nhu cầu đầu tư cấp thiết của nền KT. Mô hình hợp tác PPP rất đa dạng về hạn mức đầu tư và về lĩnh vực đầu tư. Vì thế, mô hình này là một giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn lực đầu tư công trong việc phát triển KT-XH của quốc gia và các địa phương, nhất là trong phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đáng tiếc là trong những năm qua ở Hà Tĩnh, mô hình này còn nhiều hạn chế cả về số lượng dự án và chất lượng thực hiện các dự án PPP, mà có lẽ bất cập nhất là những dự án PPP trong lĩnh vực nông nghiệp, trong xử lý môi trường... Đây là một hạn chế, thách thức to lớn trong việc nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.

(5). Thực trạng chỉ tiêu về số dự án hợp tác và liên kết quốc tế, vùng

Tác động của nhân tố Vị trí địa lý, Quy mô tỉnh, Chính sách KT, Hạ tầng kỹ thuật, Hoạt động và Chiến lược DN, Trình độ phát triển cụm ngành, Môi trường kinh doanh, Tài nguyên tự nhiên đến năng lực liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về số dự án hợp tác và liên kết quốc tế, vùngvà được luận án phân tích cụ thể như sau:

Số dự án hợp tác và liên kết quốc tế, vùng là chỉ báo về định lượng rõ nhất cho khả năng hợp tác, liên kết quốc tế, vùng và nó trở thành một chỉ tiêu đánh giá NLCT về liên kết và hợp tác của chính quyền tỉnh. Thực tế cho thấy, số lượng dự án hợp tác và liên kết quốc tế, vùng nhiều hay ít, hoạt động có hiệu quả hay không…

đều phụ thuộc vào năng lực hợp tác và liên kết của chính quyền tỉnh. Năm 2014,

93

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt Đề án Quy hoạch xây dựng Vùng đến 20130, tầm nhìn 2050 nhằm liên kết với các tỉnh Khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và liên kết với các tỉnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, hành lang KT Đông Tây và tiểu vùng sông Mê Công. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tác động nên Đề án này hiện chưa được triển khai thực hiện. Dự án Cầu Treo là một dự án phục vụ cho giao thương với nước bạn Lào đã đi vào hoạt động và bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan, nhưng hiện vẫn chưa khai thác hết công suất hoạt động. Một dự án PPP rất lớn liên kết giữa Hà Tĩnh và Lào do Hàn Quốc tài trợ với tổng mức đầu tư là 5 tỉ USD trong thời hạn 7 năm đang được xúc tiến khởi động là dự án đường sắt Vientian (Lào) - Vũng Áng, nhưng dự án này mới đang giai đoạn khảo sát, thiết kế.

Ngoài ra, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn ký kết hợp tác với các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ để xây dựng thành tổ hợp liên kết các KKT của các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tuy nhiên, sự liên kết, hợp tác quốc tế, vùng của tỉnh Hà Tĩnh hiện còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là hợp tác nội vùng khu vực Bắc Trung Bộ [69].

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)