Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Tĩnh
3.2.2. Thực trạng năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh
(1). Thực trạng chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư của xã hội theo hình thức sở hữu Tác động của nhân tố Môi trường kinh doanh và Chính sách KT đến năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về thu hút nguồn vốn đầu tư của xã hội theo hình thức sở hữu và được phân tích cụ thể dưới đây:
Trong giai đoạn 2012 - 2017, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách về đầu tư, chuyển dịch cơ cấu KT, chính sách tín dụng… phù hợp để tạo ra MTKD và đầu tư bình đẳng, thông thoáng, minh bạch; đưa ra nhiều cải cách, ưu đãi về TTHC, về thủ tục cấp phép kinh doanh, từng bước loại bỏ các điều kiện gây cản trở cho DN và người dân trong SX-KD và dịch vụ; ưu tiên giải phóng mặt bằng đối với các nhà đầu tư. Vì thế, Hà Tĩnh dần trở thành điểm hấp dẫn đầu tư tài
78
chính và công nghệ hiện đại cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là một điểm mạnh của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nhằm nâng cao NLCT về thu hút nguồn lực tài chính và công nghệ hiện đại trong giai đoạn tới.
Trong giai đoạn 2012 - 2015, số vốn đầu tư thực hiện của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước đã tăng đáng kể là 257,36%, trong đó sự tăng trưởng vượt bậc về số vốn FDI của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước là 332,76%. Đây là một tín hiệu đáng mừng về LTCT của Hà Tĩnh, khi chính quyền tỉnh nỗ lực chuyển hóa chúng thành NLCT, nó sẽ trở thành một đòn bẩy khá tốt thu hút đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của các DN trong nước và quốc tế đến với Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo. Trong giai đoạn 2015 - 2017 cho thấy, số vốn đầu tư thực hiện của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước đã giảm đáng kể là 34,36%, trong đó sự giảm sút về số vốn FDI của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước là 19,95%. Sự giảm sút về số vốn đã thực hiện trong giai đoạn này được lý giải là do ảnh hưởng rất tiêu cực từ sự cố môi trường biển Formosa. Giai đoạn này, số vốn đầu tư thực hiện của Hà Tĩnh đã sụt giảm về mức dưới cả thời điểm 2012, chỉ đạt 30.343 tỷ đồng, nguồn lực từ khu vực FDI vì thế giảm khá nhiều so với thời điểm 2 năm trước đó, chỉ đạt mức 13.833 tỷ. So sánh tỷ lệ tăng trưởng về tổng mức đầu tư thực hiện theo giá hiện hành qua 2 mốc thời gian là 2015 và 2017 của Hà Tĩnh với Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị, chúng ta nhận thấy rằng, mức tăng của Quảng Bình là 122,35%; Nghệ An là 143,65%, còn Quảng Trị là 118,59%, trong khi đó Hà Tĩnh sụt giảm tới 34,36% [16], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24].
Bảng 3.2: Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành của Hà Tĩnh giai đoạn 2012, 2015, 2107
Năm
Chỉ tiêu 2012 2015 2017
Vốn đầu tư thực hiện trên địa
bàn theo giá hiện hành (tỷ đồng): 34.312 88.306 30.343
- Vốn khu vực Nhà nước 6.435 7.251 5.414
- Vốn khu vực ngoài Nhà nước 7.045 11.736 11.096
- Vốn khu vực FDI 20.831 69.319 13.833
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2015, 2017 (2). Thực trạng chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư cho các lĩnh vực
Tác động của nhân tố Vị trí địa lý, Tài nguyên tự nhiên, Chính sách KT, Hạ tầng kỹ thuật và Trình độ phát triển của cụm ngành đến năng lực khai thác,
79
thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về thu hút nguồn vốn đầu tư của xã hội theo hình thức sở hữu và được phân tích cụ thể như sau:
(i). Thực trạng chỉ số về thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp
Theo NGTK của Hà Tĩnh (2017), tỉnh có tổng diện tích đất 599.718 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 59%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 20%, đất lâm nghiệp và nông nghiệp xen kẽ khác chiếm 1%, đất phi nông nghiệp chiếm 14%, đất chưa qua sử dụng vào khoảng 6%. Phần lớn đất đai của tỉnh thuộc địa hình đồi núi và là đất cằn, bạc màu, chủ yếu được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp. Đặc điểm thổ nhưỡng này là một thách thức lớn đối với việc cải tạo đất đai nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, NSLĐ cao nhằm nâng cao NLCT của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh về nông nghiệp trong cả hiện tại và tương lai [18].
Bảng 3.3: GTSX nông, lâm, thủy sản của Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2017 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GTSX (giá so sánh, tỷ
đồng)
Nông nghiệp 7.798 7.799 8.776 9.332 10.487 9.834
Lâm nghiệp 629 731 830 831 727 783
Thủy sản 1.015 1.159 1.216 1.340 1.160 1.350
Tổng 9.442 9.889 10.882 11.504 12.374 11.966
Cơ cấu (gss,%)
Nông nghiệp 82,6 80,9 81,1 81,1 84,8 82,2
Lâm nghiệp 6,7 7,4 7,7 7,2 5,9 6,5
Thủy sản 10,7 11,7 11,2 11,7 9,4 11,3
Tổng 100 100 100 100 100 100
Tốc độ tăng GTSX (gss,%)
Nông nghiệp - 2,6 9,7 6,3 12,4 -6,2
Lâm nghiệp - 16,1 13,6 0,2 -12,6 7,7
Thủy sản - 14,2 4,9 10,2 -13,4 16,3
Toàn ngành - 4,7 9,4 6,3 7,6 -3,3
Nguồn: Sở NN&PT NT tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2017 Bảng kết quả trên cho thấy, tốc độ gia tăng GTSX về toàn ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2017 không ổn định, thậm chí năm 2017, GTSX của tỉnh tăng trưởng -3,3% (do có sự tác động tăng trưởng -6,2% của nông nghiệp), cho dù đã có sự cứu cánh của thủy sản là 16,3%. Từ đó cho thấy, đất cằn cỗi, khô hạn, lũ lụt, gió Lào khô nóng… là những yếu tố thời tiết, khí hậu rất bất lợi luôn tiềm ẩn rủi ro, thách thức cho sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp của Hà Tĩnh. Qua đó cũng tác
80
động tiêu cực gây ra những hạn chế đến năng lực thu hút đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh để phát triển lĩnh vực nông nghiệp.
Kết quả tác động của Vị trí địa lý, Tài nguyên tự nhiên, Chính sách kinh tế, Hạ tầng kỹ thuật và Trình độ phát triển của cụm ngành được thể hiện qua phân tích của tổ chức Monitor về cụm ngành nông nghiệp và các ngành liên quan ở Hà Tĩnh cho thấy, nếu biết phát huy sự sáng tạo và đưa công nghệ hiện đại vào lĩnh vực nông nghiệp thì cụm ngành này sẽ mang lại cho tỉnh 30 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 (bao gồm cả chế biến thực phẩm) và sử dụng 370.000 lao động. Năng suất tổng thể của cụm ngành nông nghiệp của Hà Tĩnh sẽ tăng 4 lần trong 10 năm tới [51].
Theo số liệu NGTK của một số tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị cho thấy rất rõ bức tranh phát triển DN nông nghiệp của các tỉnh này. Trong 2 năm 2012 và 2015, Hà Tĩnh có sự tăng trưởng về số DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 171,23%; Nghệ An là 100,71%;
Quảng Bình là 19,62%; Quảng Trị là 9,09%. Như vậy, nhìn chung trong 4 tỉnh được nghiên cứu, Hà Tĩnh là tỉnh đứng vị trí thứ nhất về sức hút về đầu tư cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tiếp theo sau là Nghệ An, còn Quảng Bình và Quảng Trị là 2 tỉnh có chỉ số tăng trưởng rất thấp về số DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Điều này cho thấy, sự tác động của các nhân tố tác động nêu trên đến năng lực thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính cho sự phát triển DN nông nghiệp của Hà Tĩnh là có tính tích cực. Điều này dẫn đến kết quả là gia tăng về số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của Hà Tĩnh vì tỉnh đã đứng ở vị trí thứ nhất trong 4 tỉnh được nghiên cứu [16], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24].
(ii). Thực trạng chỉ số về thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp
Theo số liệu trong NGTK, trong giai đoạn 2012 - 2015, khả năng thu hút nguồn lực đầu tư của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh là tương đối tốt; vì thế Hà Tĩnh có sự tăng trưởng về số DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là 140,10%; trong khi đó Nghệ An là 103,43%; Quảng Bình là 112,60%; Quảng Trị là 142,94%. Như vậy, trong 4 tỉnh được nghiên cứu, Hà Tĩnh là tỉnh đứng vị trí thứ 2 về sức hút về đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại cho phát triển DN trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Tĩnh chỉ đứng sau Quảng Trị. Đây là một thế mạnh tương đối của Hà Tĩnh so với các tỉnh còn lại về khả năng thu hút nguồn lực tài chính để đầu tư cho công nghiệp. Sự thu hút nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp được phân tích cụ thể như sau:
81
Đầu tư cho khai khoáng. Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt có mỏ quặng sắt lớn nhất Việt Nam chiếm 45% trữ lượng quặng sắt quốc gia. Mỏ quặng sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn, trong đó có 369,9 triệu tấn được xem là có thể khai thác được khi sử dụng công nghệ hiện nay [51].
Đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải. Hạ tầng GTVT đóng vai trò như mạch máu của nền KT tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh có 137km bờ biển, là một trong những tỉnh có bờ biển dài nhất Việt Nam, trong đó có nhiều vị trí thuận tiện cho việc xây dựng các cảng biển, trong đó có càng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương. Hà Tĩnh hiện có 3 cảng biển, trong đó cảng Sơn Dương là một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất ở Việt Nam hiện đang được Formosa Đài Loan xây dựng tại KKT Vũng Áng.
Vị trí cảng Sơn Dương gần nước Lào và Thái Lan và các tuyến đường biển quốc tế, nó là cảng chuyên dụng cho các nhà máy thép tại KKT và có thể tiếp nhận tàu lên đến 300.000 tấn và có vị trí tiếp nối thuận tiện các tuyến đường biển quốc tế, nối Hà Tĩnh với các nước châu Á, châu Âu và châu Phi; cung cấp tuyến vận chuyển ra biển ngắn hơn nhiều và do đó rẻ hơn cho các DN ở Đông Bắc Thái Lan (cách 660 km) và các DN ở Trung Lào (300 km) so với tuyến hành lang KT Đông - Tây nối với Đà Nẵng (cách 820 km từ thành phố Khon Khen của Thái Lan và 500 km từ Trung Lào). Đây được xem là một thế mạnh về vị trí địa lý của Hà Tĩnh để nâng cao NLCT của tỉnh Hà Tĩnh so với nhiều tỉnh, thành của nước ta, trong đó có khu vực duyên hải miền Trung. Hà Tĩnh hiện có 8.746,15 km đường giao thông bộ bao gồm đường quốc lộ do TW quản lý (quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 8A, 8B, quốc lộ 12 và quốc lộ 15), 12 tuyến tỉnh lộ, đường liên xã và đường thôn xóm do xã quản lý.
Đường bộ của Hà Tĩnh đóng góp 1,76% vào tỷ trọng vận chuyển hàng hóa quốc gia, còn vận chuyển hành khách chiểm tỷ trong rất nhỏ là 0,36% của vận chuyển hành khách quốc gia. Mặt khác, các phương tiện giao thông từ Đông Bắc Thái Lan và Lào có thể sử dụng đường bộ của Hà Tĩnh để tiếp cận thị trường Việt Nam, hoặc kết nối với cảng Vũng Áng – Sơn Dương qua đường quốc lộ 8 và 12 [51].
Đầu tư cho điện và nước sạch. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay khả năng cung cấp điện và kết nối lưới điện của Hà Tĩnh cơ bản là tốt. Nguồn cung cấp điện về cơ bản đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp thép và sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Tất cả các xã, khu, thị trấn của Hà Tĩnh đều được hòa lưới điện quốc gia. 250 tổ chức quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm đảm
82
bảo cung cấp điện liên tục và ổn định cho khu vực nông thôn. Nước sạch cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lượng cuộc sống và trong SX-KD, dịch vụ.
Hiện nay, cấp nước đô thị của Hà Tĩnh hiện có công suất thiết kế đủ cung cấp 74.600 m3 nước sạch mỗi ngày, 12 nhà máy hiện có công suất thực tế là 43.730 m3/ ngày.
Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 10 nhà máy cấp nước sạch nằm dưới sự quản lý của ngành cấp nước Hà Tĩnh và 2 nhà máy cấp nước sạch còn lại do KKT Vũng Áng quản lý. Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn còn một số thách thức về cung cấp nước đô thị bao gồm chất lượng nước chưa tốt và cả những điểm yếu trong hệ thống đường ống [51].
Đầu tư cho viễn thông. Trong những năm qua, nhận thức được vai trò rất quan trọng của CNTT đối với QLKT, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển hạ tầng mạng Internet nhằm ứng dụng CNTT vào các dịch vụ công, nhằm đưa tỉnh trở thành địa phương có chỉ số khá cao về phát triển Chính phủ điện tử. Với kết quả tổng hợp số liệu trong chỉ số ICT mấy năm qua cho thấy, sự phát triển hạ tầng CNTT của tỉnh đã cao hơn so với các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung. Thứ hạng ICT cho thấy, năm 2018, Hà Tĩnh thuộc nhóm khá tốt, khi có vị trí thứ 20/63 tỉnh/thành phố và có vị trí thứ 3/6 trong vùng Bắc Trung Bộ [9]. Hà Tĩnh đang phát triển mạnh mẽ dịch vụ viễn thông, internet phủ sóng 100%; cáp quang đáp ứng nhu cầu sử dụng cho 100% khu trung tâm các xã, phường, thị trấn; mạng 3G, 4G đã bao phủ 80% khu vực dân cư.
Đây là một cơ hội thuận lợi cho tỉnh Hà Tĩnh trong việc chuyển đổi nền KT truyền thống thành nền kinh tế hội tụ số trong tương lai không xa [51].
Bảng 3.4: Xếp hạng và chỉ số ICT các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016-2018 Tỉnh
ICT Index Xếp hạng/cả nước 2016 2017 2018
Hà Tĩnh 0,4907 26 28 20
Nghệ An 0,5074 6 14 16
Quảng Bình 0,2961 36 35 49
Quảng Trị 0,3067 31 40 47
TT-Huế 0,6142 5 15 5
Thanh Hóa 0,4580 14 6 22
Nguồn: Báo cáo ICT giai đoạn 2016 - 2018
Từ kết quả so sánh trên chúng ta thấy, vị trí của Hà Tĩnh thuộc nhóm khá về chỉ số ICT. Gần đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định về đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu thì hàng loạt các công việc về triển khai hạ
83
tầng giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Đến nay, 100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều ứng dụng phần mềm gửi nhận văn bản điện tử, chỉ đạo và điều hành trực tuyến kết hợp với ứng dụng chữ ký số; 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có Cổng thông tin điện tử, 195/262 UBND cấp xã có trang thông tin điện tử; tất cả các sở ban ngành, UBND cấp huyện ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến mức độ 3… Đây được xem là một điểm mạnh về năng lực thu hút nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua [51].
(iii). Thực trạng chỉ số về thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch
Hà Tĩnh là cầu nối giao thông Bắc - Nam, là tỉnh có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Hà Tĩnh còn có hệ thống các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hết sức phong phú, đa dạng của vùng ven biển Hà Tĩnh rất thuận lợi cho thu hút đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại để phát triển du lịch.
Tuy nhiên, sự tác động của các nhân tố trên đến năng lực thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh để phát triển du lịch còn rất mờ nhạt. Số liệu về đầu tư khu vực tư nhân để phát triển du lịch của 5 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ sẽ cho thấy, khả năng thu hút vốn đầu tư của 5 Bắc Trung Bộ nói trên nhằm phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập.
Bảng 3.5: Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân phát triển du lịch Bắc Trung Bộ Đơn vị: tỷ đồng Năm
Tỉnh 2012 2014 2016
Thanh Hóa 168 137 1.115
Nghệ An 704 841 958
Hà Tĩnh 144 167 237
Quảng Bình 111 99 343
TT–Huế 566 391 882
Nguồn: Niên giám thống kê 2016 và Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ Theo bảng 3.5, khu vực KT tư nhân vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Nguồn đầu tư tư nhân cho phát triển du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 9,75%/năm, với tổng mức vốn đầu tư đạt 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn là tỉnh có sự đầu tư tư nhân để phát triển du lịch vào loại thấp nhất trong 5 tỉnh được nghiên cứu, với tổng mức
84
đầu tư là 548 tỷ. Trong khi đó, tỉnh có mức đầu tư cao nhất là Nghệ An là 2.503 tỷ, tiếp đó là Thanh Hóa đầu tư 1.420 tỷ, TT - Huế đầu tư là 1.339 tỷ, ngay cả tỉnh áp chót là Quảng Bình thì mức đầu tư của tỉnh này vẫn cao hơn Hà Tĩnh là 5 tỷ. Hậu quả của điều này là các DN tư nhân trong lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh vừa ít về số lượng, vừa nhỏ bé về quy mô, nên sức cạnh tranh kém hơn rất nhiều so với các DN du lịch của các tỉnh còn lại trong khu vực. Đây là một thách thức không nhỏ của Hà Tĩnh trong việc phát triển du lịch trong thời gian tới [17], [20], [22], [24].
(3). Thực trạng chỉ tiêu về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI
Tác động của nhân tố Vị trí địa lý, Tài nguyên tự nhiên, Chính sách KT, Hạ tầng kỹ thuật, Quy mô địa phương và Trình độ phát triển của cụm ngành đến năng lực khai thác, thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh qua chỉ tiêu về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI và được luận án phân tích cụ thể như sau:
Trong giai đoạn 2012 - 2015, số vốn đầu tư thực hiện của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước đã tăng đáng kể là 257,36%, trong đó sự tăng trưởng vượt bậc về số vốn FDI của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước là 332,76%.
Trong giai đoạn 2015 - 2017 cho thấy, số vốn đầu tư thực hiện của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước đã giảm đáng kể là 34,36%, trong đó sự giảm sút về số vốn FDI của mốc thời gian sau so với mốc thời gian trước là 19,95%. So sánh tỷ lệ tăng trưởng về tổng mức đầu tư thực hiện theo giá hiện hành qua 2 mốc thời gian là 2015 và 2017 của Hà Tĩnh với Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị, ta nhận thấy mức tăng của Quảng Bình là 122,35%; Nghệ An là 143,65%, còn Quảng Trị là 118,59%, trong khi đó Hà Tĩnh sụt giảm tới 34,36%. Đây là một mặt yếu kém của Hà Tĩnh về chỉ tiêu thu hút vốn FDI [16], [18], [19], [21], [23].
Theo Báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2018, tỉnh đã thu hút được 35 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 4.175 tỷ đồng và 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 22 triệu USD. Trong khi đó, lũy kế đến 31/08/2018, toàn tỉnh đã có 735 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 106.921 tỷ đồng và 71 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 11.995 tỷ USD. Với số lượng và quy mô các dự án ngày càng tăng, việc thu hút đầu tư đã và đang tiếp tục giữ vai trò quan trọng cho phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Không chỉ tăng về vốn đầu tư, các dự án FDI còn đem đến cho Hà Tĩnh nguồn công nghệ hiện đại về