Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 75)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

2.4. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đề xuất mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

2.4.2. Mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh

63

(1). Khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương của Vũ Thành Tự Anh: Vũ Thành Tự Anh là người tiếp thu và điều chỉnh khung phân tích NLCT quốc gia của Michael Porter (1990, 1998, 2008) thành khung phân tích NLCT của địa phương. Theo Vũ Thành Tự Anh, khung phân tích NLCT địa phương được chia làm 3 phần có mối quan hệ tương tác, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau gồm: Thứ nhất là

“Các yếu tố sẵn có của địa phương” bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên và quy mô địa phương. Thứ hai là “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương” bao gồm hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội; hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông);

chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu KT. Thứ ba làNăng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp” bao gồm môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của DN [135], [136], [138].

(2). Mô hình Kim Cương của Michael Porter: Mô hình Kim Cương được Michael Porter nghiên cứu để đánh giá về yếu tố MTKD, vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra LTSS, LTCT và NLCT của quốc gia và của một địa phương.

Theo Michael Porter (2008), yếu tố môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính thể hiện qua bốn góc của một hình thoi, được gọi là Mô hình Kim Cương.

Mô hình Kim Cương gồm có: Một là các điều kiện, nhân tố đầu vào sẵn có; hai là chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty; ba là các điều kiện về nhu cầu; bốn là các ngành hỗ trợ và có liên quan [138].

(3). Mô hình Tam giác Năng lực cạnh tranh của Lall, Abramovitz và các cộng sụ: Trong các nghiên cứu về NLCT, nhất là NLCT quốc gia và địa phương, các tác giả Sanjaya Lall, Moses Abramovitz đã cho rằng, có 3 loại NLCT trong một quốc gia và địa phương gồm NLCT về tri thức, NLCT về kinh tế và NLCT về thể chế. Các tác giả đều cho rằng, luôn có sự tương tác, ràng buộc và phụ thuộc giữa ba loại năng lực cơ bản trong một quốc gia, thậm chí trong một địa phương là năng lực KT, năng lực thể chế và năng lực tri thức. Nếu kết hợp phân tích cả ba loại năng lực này trong tính chỉnh thể, có tính hệ thống và theo phương pháp logic tuyến tính sẽ tạo thành một mô hình phân tích NLCT hiệu quả, với tên gọi là Tam giác Năng lực cạnh.

2.4.2.2. Đề xuất mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Từ 3 cơ sở lý luận nêu trên, luận án đề xuất mô hình lý thuyết đo lường các nhân tố tác động đến NLCT cấp tỉnh gồm 9 nhân tố tác động sau: (1) Môi trường kinh

64

T1 T2

T3

T7 T8 T4

T5

T6 T9

Trình độ phát triển cụm ngành

Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội

Hoạt động và chiến lược DN Hạ tâng kỹ thuật (GTVT,

điện, nước, viễn thông)

NLCT cấp tỉnh

Môi trường kinh doanh

Chính sách tài khóa, tín dụng, đầu tư, cơ cấu kinh

tế

Vị trí địa lý

Tài nguyên tự nhiên Quy mô địa phương

doanh; (2) Trình độ phát triển của cụm ngành; (3) Hoạt động và chiến lược DN; (4) Hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội); (5) Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông); (6) Các chính sách tài khóa, tín dụng, đầu tư, cơ cấu kinh tế; (7) Vị trí địa lý; (8) Tài nguyên tự nhiên; (9) Quy mô địa phương.

Nguồn: Tác giả

Hình 2.2: Mô hình các giả thiết nhân tố tác động đến NLCT cấp tỉnh Hàm tổng quát của mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động có dạng:

Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9) Trong đó:

- X1: Nhân tố MTKD

- X2: Nhân tố phát triển cụm ngành

- X3: Nhân tố hoạt động và chiến lược của DN - X4: Nhân tố hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội

- X5: Nhân tố hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông) - X6: Nhân tố chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu KT.

- X7: Nhân tố vị trí địa lý.

- X8: Nhân tố tài nguyên tự nhiên.

- X9: Nhân tố quy mô địa phương (về diện tích, GDP, dân số, thị trường nội địa, cụm ngành CN…).

- Y: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Các giả thiết của mô hình:

- T1: Có sự tác động dương của MTKD đến NLCT cấp tỉnh.

- T2: Có sự tác động dương của Phát triển của Cụm ngành đến NLCT cấp tỉnh.

65

- T3: Có sự tác động dương của Hoạt động và Chiến lược DN đến NLCT cấp tỉnh.

- T4: Có sự tác động dương của Hạ tầng xã hội đến NLCT cấp tỉnh.

- T5: Có sự tác động dương của Hạ tầng kỹ thuật đến NLCT cấp tỉnh.

- T6: Có sự tác động dương của Chính KT của TW và tỉnh đến NLCT cấp tỉnh.

- T7: Có sự tác động dương của Vị trí Địa lý đến NLCT cấp tỉnh.

- T8: Có sự tác động dương của Tài nguyên Tự nhiên đến NLCT cấp tỉnh.

- T9: Có sự tác động dương của Quy mô địa phương đến NLCT cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)