Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
4.4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tĩnh trong
4.4.3. Đẩy mạnh hợp tác công tư và liên kết, hợp tác kinh tế đa phương để nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế Hà Tĩnh
Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh có thể nâng cao năng lực liên kết và hợp tác của mình bằng việc tăng cường hợp tác công tư để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… nhằm nâng cao năng lực nội sinh của nền KT Hà Tĩnh. Năng lực nội sinh của nền KT bao gồm các yếu tố sau: Thứ nhất là khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; thứ hai là thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; thứ ba là thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn (kể cả vốn tiền và tư bản hiện vật); thứ tư là thu hút và sử dụng hiệu quả các thành tựu KH&CN, nhất là công nghệ hiện đại; thứ năm là năng lực kinh doanh, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của đội ngũ các nhà quản lý, điều hành trong các đơn vị hành chính Nhà nước, trong các DN và tổ chức KT khác…
Có nhiều lý do để thúc đẩy hợp tác công tư nhằm tăng cường năng lực nội sinh nền KT của một tỉnh, trong đó có hai lý do rất quan trọng gồm: Một là khả
137
năng huy động nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại; hai là khả năng kiểm soát, giám sát việc sử dụng nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại.
Thực tế cho thấy, Nhà nước không thể nào kham nổi và không thể ôm hết mọi việc vào mình; Nhà nước cũng không thể làm thay nhiệm vụ huy động vốn và chuyển giao công nghệ hiện đại thay cho DN để phục vụ SX-KD và đầu tư theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nặng tính quan liêu, bao cấp như trước kia; hoặc Nhà nước cũng không thể có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện được mọi hạng mục đầu tư trong các lĩnh vực, hoặc còn do sự đầu tư tài chính từ nguồn Ngân sách Nhà nước rất thiếu hiệu quả, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, tham ô… Trong khi đó, nguồn lực tài chính và đội ngũ nhân tài của khu vực tư nhân ở nước ta rất lớn lại chưa được khai thác hết để nâng cao năng lực nội sinh của nền KT của tỉnh, nhất là về nguồn lực đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại. Vì thế, hợp tác công tư để phát huy hết năng lực nội sinh nhằm phát triển KT-XH của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, của cả nước nói chung là một yêu cầu tất yếu của cuộc sống.
Tất nhiên, để sự hợp tác công tư có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực nội sinh của nền KT tỉnh, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần phải đề ra cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN một cách hiệu quả và phải tạo dựng MTKD và đầu tư bình đẳng, minh bạch, thông thoáng. Một trong những lý do cấp thiết cần phải đẩy mạnh hợp tác công tư để nâng cao năng lực nội sinh của nền KT Hà Tĩnh là hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội được đo bằng chỉ số ICOR của tỉnh Hà Tĩnh hiện rất đáng báo động, điều này đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến việc nâng cao năng lực nội sinh cho nền KT của tỉnh Hà Tĩnh. Theo tính toán từ số liệu NGTK của Hà Tĩnh trong giai đoạn 2011 - 2017 về hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội cho thấy, giai đoạn này chỉ số ICOR của Hà Tĩnh là 13,8; hay nói một cách khác là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội của Hà Tĩnh thấp như vậy là do năng lực sử dụng nguồn đầu tư tài chính và công nghệ hiện đại của tỉnh Hà Tĩnh hiện rất đáng báo động, NSLĐ của Hà Tĩnh rất thấp [51].
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hạn chế này, nhưng nguyên nhân rất quan trọng là hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều yếu kém, bất cập do sự buông lỏng quản lý dẫn tới thất thoát, lãng phí, tham nhũng của một bộ phận cán bộ có liên quan tới công tác đầu tư công. Vì thế, để khắc phục hạn
138
chế này nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội, qua đó nâng cao năng lực nội sinh của nền KT Hà Tĩnh nhất thiết phải đẩy mạnh hợp tác công tư, vì khi có sự hợp tác này, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư mới được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trong hợp tác công tư xuất phát từ trách nhiệm với đồng vốn rất cao của nhà đầu tư tư nhân, bởi đây là đồng tiền mồ hôi, nước mắt gắn chặt với lợi ích thiết thực của họ và ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển DN của nhà đầu tư tư nhân.
Trong giai đoạn 2012 - 2018, mô hình đối tác công tư (PPP) ở tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế cả về số lượng dự án và chất lượng thực hiện các dự án PPP. Đặc biệt là khả năng thu hút vốn cho các dự án PPP ở Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những dự án phát triển hạ tầng nội đô do các bên tham gia còn chưa thống nhất về phương thức khai thác. Một số dự án PPP đã được thực hiện với kỳ vọng tháo gỡ được điểm nghẽn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Song, hầu hết các dự án PPP ở tỉnh Hà Tĩnh chưa thực sự đem lại kết quả như kỳ vọng, nhất là những dự án PPP trong lĩnh vực nông nghiệp, trong xử lý môi trường… Vì thế, để nâng cao NLCT về chỉ tiêu khả năng hợp tác công tư, tỉnh Hà Tĩnh cần phải đưa ra một giải pháp có tính đồng bộ nhằm giải quyết những hạn chế nêu trên trong giai đoạn tới.
Thực tế cho thấy, Hà Tĩnh và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung hiện chưa có các dự án hợp tác và liên kết vùng về KT. Cho dù chính quyền các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ và nhiều tỉnh thuộc duyên hải miền Trung có ký kết thỏa thuận hợp tác, liên kết vùng nhưng sự liên kết đó vẫn chỉ đang nằm trên giấy, chưa đi vào thực tiễn. Trái lại, ở khu vực Bắc Trung Bộ hiện đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa chính quyền các tỉnh về phát triển KKT liên quan tới cảng biển và khu vực duyên hải miền Trung có tới 38 cảng biển! Đây là một sự lãng phí quá lớn về tài nguyên tự nhiên, về phát triển cụm ngành CN của duyên hải miền Trung và của Bắc Trung Bộ. Việc thiếu các dự án hợp tác và liên kết quốc tế, vùng là một hạn chế rất lớn của Hà Tĩnh và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thực hiện liên kết và hợp tác KT nội vùng với các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là một tất yếu trong quá trình quản lý và điều hành nền KT của tỉnh. Thực tế cho thấy, các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung do không có sự liên
139
kết hợp tác nội vùng, nên đã có sự dẫm lên chân nhau, kìm hãm sự phát triển của nhau, gây ra tình trạng lãng phí về đầu tư xây dựng các Khu KT và hệ thống cảng biển, hệ thống logistics…; nên các tỉnh trong khu vực đã không thể tận dụng hết các lợi thế, thế mạnh của mỗi tỉnh trong liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triên các cụm ngành, nhất là trong hậu cần logistics và du lịch. Vì thế, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần tích cực liên kết nội vùng với khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung để hoạch định chính sách phát triển chung của toàn vùng theo hướng sử dụng các lợi thế về cảng biển, về du lịch để tạo ra sự đột phá trong phát triển cụm ngành vận tải - logistics và cụm ngành du lịch - khách sạn - nhà hàng của Hà Tĩnh và các tỉnh còn lại trong thời gian tới.
Không chỉ liên kết, hợp tác nội vùng, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn cần phải đẩy mạnh liên kết và hợp tác KT quốc tế, nhất là hợp tác với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, với các nước ASEAN và quốc tế. Hà Tĩnh cần phải phát huy thế mạnh về vị trí địa lý là cảng biển nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương và đường bộ nối với Lào và Thái Lan để gia tăng năng lực về vận tải biển và dịch vụ hậu cần logistics nhằm phát triển KT tỉnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Từ LTCT về vị trí địa lý, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cần xây dựng cảng Vũng Áng - Sơn Dương thành một cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế. Có thể thấy, trong hàng nghìn km đường biển của Việt Nam, rất hiếm có cảng nước sâu như Vũng Áng - Sơn Dương. Hơn nữa, Vũng Áng – Dương Sơn rất gần quốc lộ 8A, 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt Thạch Khê nên lợi thế này giúp cho nó vốn là một cảng biển địa phương nhỏ bé đã nhanh chóng trở thành cảng biển trọng điểm của khu vực và quốc gia. Hà Tĩnh cần tận dụng LTCT về vị trí địa lý của tỉnh qua quốc lộ 8 và quốc lộ 12, qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để gia tăng thông thương hàng hóa với Lào và Thái Lan, cũng như các nước khác trong tiểu vùng sông Mê Công và khu vực Đông Nam Á.