Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.2. Cơ sở lý luận của khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1.2.2. Lý luận về sự chuyển hóa nguồn lực và năng lực thành lợi thế cạnh tranh
Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp của Birger Wernerfelt được xem là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về NLCT. Birger Wernerfelt trong ấn phẩm “A Resource- Based View of the Firm” (1984) cho rằng, nguồn lực cạnh tranh của DN chính là yếu tố quyết định đến NLCT và hiệu quả kinh doanh của DN. Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp tập trung vào phân tích NLCT dựa vào các yếu tố bên trong, đó là nguồn lực cạnh tranh của DN. Lý thuyết về nguồn lực cho rằng, việc chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh của DN thành LTCT của DN chính là yếu tố quyết định đến NLCT của DN và tạo ra hiệu quả kinh doanh của DN. Khác với mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (1998), lý thuyết về nguồn lực cạnh tranh tập trung vào các yếu tố bên trong của DN. Lý thuyết này dựa vào tiền đề các DN trong cùng một ngành thường sử dụng những chiến lược kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, các DN không thể dễ dàng sao chép chiến lược kinh doanh của nhau, bởi vì chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa vào chính nguồn lực cạnh tranh của DN. Sự khác nhau giữa các DN nằm ở năng lực chuyển hóa các nguồn lực cạnh tranh của nó thành LTCT so với đối thủ là cao hay thấp; từ đó cho
24
biết DN nào có NLCT cao hay thấp so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành và trên thương trường [137, tr. 78], [154].
Jay Barney trong ấn phẩm “Firm resource and sustained competivive advantage” (1991) đã định nghĩa “Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản, khả năng, quy trình tổ chức, thuộc tính doanh nghiệp, thông tin, kiến thức,…
kiểm soát bởi một doanh nghiệp cho phép nó nhận thức và thực hiện chiến lược nâng cao hiệu suất và hiệu quả của nó”. Ông cũng giải thích rằng, chỉ có một số loại
“thuộc tính doanh nghiệp” có thể tạo thành “các nguồn lực doanh nghiệp”. Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách các thuộc tính của DN có thể cho phép các DN nhận thức và thực hiện tạo ra giá trị chiến lược...; các nguồn lực cạnh tranh của DN có thể được phân loại thành ba loại là nguồn lực vật chất, nguồn lực con người và các nguồn lực tổ chức. Nguồn lực vật chất bao gồm công nghệ, kỹ thuật được sử dụng trong một công ty, một nhà máy và thiết bị, vị trí địa lý và quyền sử dụng nguyên liệu thô. Nguồn nhân lực bao gồm việc đào tạo, kinh nghiệm, óc phán xét, sự thông minh, mối quan hệ, cái nhìn sâu sắc của các nhà quản lý và nhân sự trong một DN. Và nguồn lực tổ chức của DN rất quan trọng, bởi vì “Nguồn lực tổ chức bao gồm cấu trúc chính thức, hệ thống lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp chính thức và không chính thức, cũng như các mối quan hệ phi chính thức giữa các nhóm trong doanh nghiệp và giữa một doanh nghiệp và những yếu tố môi trường của nó”. Tất nhiên, các nguồn lực cạnh tranh này phải được chuyển hóa thành LTCT để giành chiến thắng trước các đối thủ trên thương trường và trong cùng ngành [90, tr.102].
Theo Jay Barney (1991), một nguồn lực cạnh tranh có thể chuyển hóa thành LTCT cho DN trong cạnh tranh nếu thỏa mãn 4 điều kiện sau: (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt chước, (4) không thể thay thế, được gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Non-substitutable). Tính có giá trị cho thấy nguồn lực cạnh tranh có giá trị sẽ mang đến LTCT cho DN, nguồn lực cạnh tranh đó phải cho phép DN thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của DN (efficiency and effectiveness). Từ các LTCT đó sẽ giúp cho DN tận dụng được cơ hội và né tránh các mối đe dọa hiện hữu trong MTKD của DN. Tính hiếm cho thấy một nguồn lực cạnh tranh có giá trị mà có mặt ở các DN khác thì không được xem là nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực cạnh tranh mà chỉ có ở DN và được
25
DN sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho DN, đem lại LTCT cho DN; hay nói cách khác là tính hiếm phải được chuyển hóa thành LTCT cho DN. Tính khó bắt chước cho thấy, nguồn lực cạnh tranh khó bị bắt chước khi có một trong ba, hoặc cả ba nhân tố sau: (i) DN có được nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (ii) mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với NLCT của công ty một cách ngẫu nhiên, (iii) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng phức tạp xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của DN; tính khó bắt chước cần được chuyển hóa thành LTCT để vượt qua đối thủ cạnh tranh (Steven Lippman & Richard Rumelt (1982) và Jay Barney (1991). Tính không thể thay thế cho thấy yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực cạnh tranh của DN để nguồn lực cạnh tranh đó chuyển hóa thành LTCT cho DN là những nguồn lực cạnh tranh không thể bị thay thế bằng những nguồn lực cạnh tranh có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Jay Barney, 1991) [90], [119].
Như vậy, lý thuyết cạnh tranh dựa vào sự chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT của DN đã đề cao vai trò của yếu tố nội tại của DN sở hữu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Lý thuyết này nhấn mạnh đến các đặc điểm của nguồn lực cạnh tranh là có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế sẽ tạo ra sự chuyển hóa thành LTCT cho DN. Tuy nhiên, theo Ron Sanchez & Aime Heene (1996) trong môi trường cạnh tranh hiện nay, DN cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về nguồn lực cạnh tranh, mà cần tập trung vào khả năng phối hợp và sử dụng nguồn lực cạnh tranh một cách hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chiến lược của mình. Đây cũng là một hạn chế của lý thuyết nguồn lực khi chỉ nhấn mạnh đến yếu tố nội tại, mà không xem xét đến các yếu tố MTKD, những áp lực cạnh tranh của ngành kinh doanh. Tuy nhiên, lý luận về sự chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT của lý thuyết về nguồn lực trong các nghiên cứu trên đã cung cấp cho luận án cơ sở lý luận trực tiếp để đề xuất khái niệm NLCT cấp tỉnh trong luận án [143].
Có thể thấy, các ấn phẩm trên của thế giới chủ yếu là nghiên cứu về nguồn lực cạnh tranh của DN dưới nhiều góc độ nghiên cứu của các khoa học khác nhau.
Rất tiếc là các ấn phẩm đó đã chưa xác định rõ cơ chế chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT, nhất là với cấp độ tỉnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đã cung
26
cấp cho tác giả luận án quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, cứ liệu khoa học bổ ích để tác giả đi sâu nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa nguồn lực cạnh tranh thành LTCT cấp tỉnh dưới góc độ QLKT cho nghiên cứu của mình.
1.2.2.2. Sự chuyển hóa năng lực thành lợi thế cạnh tranh của lý thuyết về năng lực Lý luận về sự chuyển hóa năng lực thành LTCT của DN nhấn mạnh vào khả năng sử dụng, kết hợp tài sản, nguồn lực, năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của tổ chức. Lý luận này được phát triển bởi các nghiên cứu của Jay Barney (1991), Birger Wernerfelt (1984), Margaret Peteraf (1993), Ron Sanchez &
Aime Heene (1996, 2004, 2008, 2010). Đặc biệt, lý luận về sự chuyển hóa năng lực thành LTCT của DN được dựa trên năng lực tương thích với lý thuyết tiến hóa trong việc phân tích các mối tương tác KT giữa DN và môi trường tạo ra thông qua sự ảnh hưởng bởi sự thay đổi liên tục (Jorg Freiling, 2004; Jorg Freiling & ctg, 2008). Lý luận về sự chuyển hóa năng lực thành LTCT của DN giả định rằng, môi trường DN là năng động và do vậy, yêu cầu phải xây dựng năng lực và tận dụng năng lực liên tục để duy trì LTCT để làm tiền đề tạo ra NSLĐ cao hơn đối thủ cạnh tranh và qua đó sẽ tạo ra NLCT cho tổ chức của mình (Ron Sanchez & Aime Heene, 1996). Có thể thấy, lý luận về sự chuyển hóa năng lực thành LTCT thông qua một tập hợp các khái niệm nền tảng là tài sản, khả năng, năng lực vốn là các yếu tố có tính quyết định sự chuyển hóa năng lực thành LTCT [90], [106], [107], [132], [143], [144], [145], [146], [154].
Tài sản là bất cứ gì hữu hình, hoặc vô hình có thể có ích cho một DN trong việc phát triển và thực hiện các sản phẩm (phần cứng, phần mềm, hoặc dịch vụ) để tạo ra giá trị KT trong thị trường. Tài sản có thể là tài sản cụ thể của DN (Firm- specific), hay tài sản là một loại năng lực đặc biệt của DN được bắt nguồn từ thị trường yếu tố nguồn lực (Firm-addressable). Tài sản bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào như tài chính, vật chất, trí tuệ, công nghệ và tổ chức mà DN sử dụng để phát triển, sản xuất, sửa đổi, cải tiến và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của DN cho khách hàng. Các nguồn lực (resources) là những tài sản, mà một DN thực sự có thể truy cập và sử dụng (access and use) trong quá trình triển khai và phát triển các sản phẩm để tạo ra giá trị trong thị trường. Sự khác biệt giữa tài sản và nguồn lực được giải thích rằng, không phải tất cả các tài sản sẽ nhất thiết phải là các nguồn lực cho
27
một DN (Ron Sanchez & Aime Heence, 1996). Tất nhiên, tài sản cần phải được chuyển hóa thành LTCT của DN để vượt qua các đối thủ khác trên thương trường và sự chuyển hóa tài sản thành LTCT là tất yếu để tạo ra NLCT của một DN [143].
Khả năng được Ron Sanchez & Aime Heene (1996) định nghĩa là “mẫu lặp lại hành động” mà một DN có thể tích hợp, xây dựng và cấu trúc lại để tạo ra năng lực cho phép nó thực hiện giá trị gia tăng; hay nói một cách khác là khả năng cần được chuyển hóa thành LTCT của DN để cạnh tranh với đối thủ trong ngành. Do đó, khả năng của DN có thể là tập trung trong hoạt động điều hành và mỗi loại khả năng của DN có một chu kỳ sống khác nhau (Constance Helfat & Margaret Peteraf, 2003). Khả năng là phương tiện mà các nguồn lực của DN được triển khai bởi các nhà quản lý của nó để chuyển hóa nó thành LTCT nhằm tạo ra NLCT của một DN (Raphael Amit & Paul Schoemaker, 1993; Ron Sanchez & Aime Heene, 1996) [84], [112], [143, tr.105]
Trong khi đó, Ron Sanchez & Aime Heence (1996) cho rằng, khả năng tích hợp chính là khả năng kết hợp và tái kết hợp các nguồn lực của DN. Khả năng tích hợp của DN bổ sung vào khả năng năng động của DN bằng cách kết hợp nguồn lực với khả năng hoạt động, phát triển hiệu quả nội bộ và cơ sở quản lý tri thức của DN.
Việc kết hợp nguồn lực và năng lực của DN sẽ tạo ra cơ chế chuyển hóa năng lực của DN thành LTCT của DN so với các đối thủ của nó và tạo ra NLCT cho DN đó.
Theo quan điểm năng lực, năng lực của một DN sau khi được tạo ra bằng cách kết hợp và tái kết hợp giữa khả năng năng động và tích hợp thông thường sẽ tạo ra giá trị trong thị trường mục tiêu thông qua việc sản xuất, sử dụng các nguồn lực chiến lược của DN. Tất nhiên, chúng cần được chuyển hóa thành LTCT để chiến thắng các đối thủ và sẽ tạo ra NLCT cho DN đó trên thương trường. Như vậy, “các nguồn lực và khả năng” là để chỉ mọi tài sản mà DN có thể sử dụng để phát triển và triển khai mục tiêu sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có tiềm năng lợi nhuận và phải được chuyển hóa thành LTCT của DN [143].
Năng lực là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp DN đạt được mục tiêu LTCT và NLCT trong những bối cảnh cạnh tranh (Ron Sanchez & Aime Heene, 1996, 2004). Từ đó cho thấy, trong quá trình cạnh tranh, DN phải có sự phối hợp các nguồn lực mang tính tổng hợp nhằm tạo ra tính vượt trội khác biệt so với khi các nguồn lực và khả năng khi chúng đứng tách rời. Năng lực cũng có thể được xem như là biểu hiện của “quá trình học hỏi liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là làm thế nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất
28
đa dạng và tích hợp nhiều dòng công nghệ” (Coimbatore Krishnarao Prahalad &
Gary Hamel, 1990). Các DN khác nhau không chỉ trong nguồn gốc của các nguồn lực và khả năng, mà còn ở khả năng triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng của mình. Do đó, các DN cạnh tranh dựa vào năng lực và khả năng khác nhau của mình và lẽ tất nhiên năng lực và khả năng của DN cần được chuyển hóa thành LTCT. Năng lực của DN khi được chuyển hóa thành LTCT, nó mới bền vững, vì nó trực tiếp phản ánh bản chất cấu trúc nguồn lực của DN đưa ra theo thời gian bởi khả năng năng động. Điều này cho thấy rằng, trong môi trường thay đổi liên tục, các nguồn lực của DN không nhất thiết phải là hiếm, có giá trị, không thể bắt chước và không thể thay thế (Jay Barney, 1991; Kathleen Eisenhardt & Jeffrey Martin, 2000), mà nhấn mạnh đến sự phù hợp về các mối quan hệ hệ thống nguồn lực của DN (Ron Sanchez & Aime Heene, 1996, 2004) và sự kết hợp mới của các nguồn lực với năng lực để chuyển hóa chúng thành LTCT, mà các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể bắt chước, hoặc cải tiến trong dài hạn (Charles Galunic & Simon Rodan, 1998). Tất nhiên, lý luận về sự chuyển hóa năng lực thành LTCT của lý thuyết về năng lực trong các nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả luận án cơ sở lý luận trực tiếp để đề xuất khái niệm NLCT cấp tỉnh trong luận án [90], [999], [108], [139, tr.4], [143], [144].
Có thể thấy, các ấn phẩm trên của thế giới chủ yếu là nghiên cứu về năng lực của DN dưới nhiều góc độ nghiên cứu của các khoa học khác nhau. Rất tiếc là các ấn phẩm đó đã chưa xác định rõ cơ chế chuyển hóa năng lực thành LTCT, nhất là với cấp độ tỉnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả luận án quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, cứ liệu khoa học bổ ích để tác giả đi sâu nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa năng lực thành LTCT cấp tỉnh dưới góc độ QLKT cho nghiên cứu của mình.