Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 21 - 31)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48 – NQ/TW và Nghị quyết số 49 – NQ/TW chỉ đạo về vấn đề phát triển án lệ ở Việt Nam thì hoạt động nghiên cứu án lệ trong khoa học pháp lý cũng rất sôi động. Tuy nhiên, hầu hết các công

16Eva Steiner (2014), “General Report on Judicial Rulings with Prospective Effect – From Comparison to Systematisation”, 19th Congress of the International Academy of Comparative Law, Vienna.

17Mark Jia (2016), “Chinese Common Law? Guiding Cases and Judicial ReformHavard Law Review [Vol.

129:2213].

trình đều nghiên cứu án lệ dưới góc độ nguồn luật. Tác giả luận án đã tập hợp, chọn lọc và kế thừa một số công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết với nội dung của đề tài để xây dựng phần lý luận của luận án cũng như đánh giá và kiến nghị đối với chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam trong luận án như sau:

Thứ nhất, về khái niệm án lệ, hầu hết công trình nghiên cứu đều nêu ra khái niệm nhưng nhìn chung có hai cách đưa ra khái niệm án lệ, đó là, hoặc trích dẫn từ các công trình nghiên cứu khác, hoặc là tự mình xây dựng. Tuy nhiên, ở cách thứ hai, các tác giả thường đưa ra khái niệm án lệ thiếu tính khái quát tạo ra quan niệm về án lệ có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Chẳng hạn, trong một bài viết tạp chí, theo tác giả bài viết này thì khái niệm án lệ trong hệ thống thông luật và hệ thống dân luật được hiểu khác nhau18: Án lệ trong hệ thống thông luật:

Án lệ là bản án do tòa án cao nhất ban hành, trong đó chứa đựng những quy định mới, những nguyên tắc luật pháp để giải quyết vụ án và những quy định, những nguyên tắc này bắt buộc các tòa án cấp dưới phải tuân theo khi giải quyết các vụ án tương tự xảy ra”; Án lệ trong hệ thống dân luật: “Án lệ là bản án do tòa án cao nhất ban hành, trong đó thể hiện quan điểm pháp lý khi giải thích và áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án; là nguồn luật thực tế mà các tòa án cấp dưới vận dụng khi giải quyết những vụ án tương tự xảy ra”. Các khái niệm án lệ này chưa thật sự chính xác bởi ở các thông luật và dân luật thì các tòa phúc thẩm trung gian hoàn toàn có thẩm quyền tạo ra án lệ.

Thứ hai, về khái niệm, đặc điểm của chức năng tạo lập và chức năng áp dụng án lệ của tòa án, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập và phân tích đầy đủ các vấn đề này. Vì vậy, đối với phần khái niệm, đặc điểm của chức năng tạo lập và chức năng áp dụng án lệ của tòa án, tác giả luận án kế thừa, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu án lệ ở nước ngoài để xây dựng nên.

Thứ ba, đối với các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập và chức năng áp dụng án lệ của tòa án, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến nhóm vấn đề này rất nhiều và đa dạng gồm: các luận văn, luận án; các bài báo đăng trong các tạp chí; các đề tài nghiên cứu khoa học; báo cáo nghiên cứu và kỷ yếu hội thảo. Tác giả luận án đã chọn lọc và nghiên cứu các công trình sau:

18Ngô Cường (2011), “Bàn về việc sử dụng án lệ”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, tr 7- 8.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Mai Hạnh: “Evaluation of The Applicability of Common Law Approaches to Precdedent In Viet Nam”, Đại học Wollogong Australia năm 2011 - “Đánh giá khả năng áp dụng án lệ ở hệ thống pháp luật Thông luật vào Việt Nam”.19 Phương pháp luận nghiên cứu của luận án này dựa trên lý thuyết tiếp nhận pháp luật nước ngoài (legal transplant theory) nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu là tiếp nhận các giá trị của nguyên tắc án lệ trong hệ thống thông luật vào việc xây dựng và áp dụng án lệ ở Việt Nam. Nội dung luận án này tập trung làm rõ các vấn đề như: (i) khảo sát về lý thuyết tiếp nhận nước ngoài; (ii) phân tích án lệ ở các nước thông luật; (iii) làm rõ các đặc trưng của hệ thống pháp luật và hệ thống tòa án của Việt Nam;

(iv) đánh giá về việc áp dụng án lệ của thông luật vào Việt Nam. Tác giả luận án tiếp thu chủ yếu ở phần thứ hai của luận án này gồm lịch sử của án lệ và các nguyên tắc của án lệ ở các nước thông luật để nghiên cứu phần các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở chương 2 của luận án.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Nam “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam”,Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2011.20 Tác giả của công trình này sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp nghiên cứu so sánh để nghiên cứu án lệ ở các nước thông luật (Anh, Hoa Kỳ) và các nước dân luật (Pháp, Đức) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho Việt Nam. Nội dung chủ yếu của luận án: (i) cung cấp các vấn đề lý luận và thực tiễn của án lệ ở các nước thông luật và dân luật là Anh, Mỹ, Pháp, Đức;

(ii) xác định nhu cầu tiếp nhận pháp luật nước ngoài về án lệ của hệ thống pháp luật Việt Nam; (iii) chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa học thuyết án lệ trong hệ thống thông luật và hệ thống dân luật; (iv) đưa ra một số kiến nghị đối với án lệ ở Việt Nam. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu công phu nhất về án lệ ở Việt Nam. Những điểm nổi bật của công trình này bao gồm: (i) về lý luận án lệ, phân tích mối quan hệ giữa học thuyết thực chứng pháp lý, chủ nghĩa pháp luật hiện thực; so sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa học thuyết án lệ ở nước thông luật và học thuyết án lệ ở các nước dân luật; (ii) về thực tiễn án lệ, cung

19Do Thi Mai Hanh (2012), “Evaluation of the Applicability of Common Law Approaches to Precedent in Vietnam”, Doctor Thesis.

20Nguyễn Văn Nam (2011), “Lý luận và thực tiễn án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

cấp rất nhiều các án lệ cụ thể ở các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức. Nội dung công trình này cung cấp nhiều thông tin lý luận cũng như các án lệ cụ thể ở các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức đều được tác giả luận án tiếp thu cho các phần: cơ sở lý luận về vai trò tạo lập án lệ của tòa án, các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở chương 2 của luận án.

- Kỷ yếu Hội thảo “Áp dụng án lệ trong công tác xét xử”, Tp. HCM ngày 16 tháng 12 năm 2014.21 Nội dung chủ yếu của quyển kỷ yếu này là các bài tham luận của giáo sư Marc Loth – nguyên thành viên của Tòa tối cao của Hà Lan, bao gồm các bài viết: “Án lệ của Hà Lan”; “Tòa án trên con đường tìm kiếm tính chính thống”; “Các nguồn luật”. Sau khi nghiên cứu phần học thuyết xét xử trong bài viết “Án lệ của Hà Lan”, tác giả luận án có cái nhìn tổng quát nhất về chức năng tạo lập án lệ của tòa án phải được xem xét ở cả ba khía cạnh:

chính trị (yêu cầu của nhà nước pháp quyền); phương pháp luận (thẩm phán giải thích pháp luật hay sáng tạo pháp luật); đạo đức. Trong bài viết “Tòa án trên con đường tìm kiếm tính chính thống”, giáo sư Marc Loth đã so sánh ba mô hình tư pháp: mô hình đề cao tính hợp pháp (Tòa tối cao Pháp); mô hình đề cao tính hợp lý (Tòa tối cao Hoa Kỳ); mô hình trung lập (Tòa tối cao của Hà Lan).

Qua việc nghiên cứu các bài viết này, tác giả luận án nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp lập luận tạo lập án lệ nhằm bảo đảm chất lượng của án lệ: (i) cần phải bảo đảm cả lý lẽ mang tính hợp pháp lẫn lý lẽ mang tính hợp lý; (ii) lý lẽ mang tính tranh luận rất cần thiết trong một xã hội đa nguyên. Từ đó, tác giả cũng nhận biết được xu hướng phát triển tư pháp của thế kỷ XXI là tập trung kiểm soát tư pháp “đầu ra” hay cần phải tập trung kiểm soát “chất lượng” của án lệ.

- Báo cáo nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng tiền lệ và án lệ” năm 2013 theo chương trình đối tác tư pháp Việt Nam.22 Nội dung của báo cáo gồm hai phần: (i) xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu gồm: Lịch sử phát triển; sử dụng và áp dụng án lệ; ảnh hưởng của án lệ đối với hệ thống pháp luật (bao gồm các vấn đề: sự cân bằng quyền lực giữa lập pháp

21Kỷ yếu hội thảo (2014), “Áp dụng án lệ trong công tác xét xử của tòa án”- Chương trình đối tác tư pháp do Liên minh châu Âu, Thụy Điển và Đan Mạch đồng tài trợ.

22Sebastiaan Pompe (2013), “Tóm tắt báo cáo nghiên cứu về áp dụng tiền lệ án ở Indonesia, Hà Lan, Nga và Hoa Kỳ”, Chương trình đối tác tư pháp Việt Nam.

và tư pháp, cách thức làm việc của thẩm phán, công tố viên và luật sư…vv.);

(ii) nghiên cứu thực tiễn áp dụng án lệ ở Indonesia, Hà Lan, Nga và Hoa Kỳ dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng. Tác giả luận án đã khai thác nhiều thông tin hữu ích trong Báo cáo này bao gồm: (i) tiếp thu phần “sự cân bằng quyền lực giữa lập pháp và tư pháp” nhằm xác định phạm vi tạo lập án lệ của tòa án phải bảo đảm yêu cầu của nguyên tắc phân quyền; (ii) trên cở sở nội dung của phần “cách thức làm việc của thẩm phán” thực tiễn ở các nước, tác giả luận án có thể hiểu rõ ràng hơn về cách thức tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án nhằm xây dựng phần các vấn đề cơ bản của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án trong chương 2 của luận án bao gồm: (i) vấn đề xác định phạm vi tạo lập án lệ của tòa án; (ii) vấn đề xác định yếu tố bắt buộc của án lệ.

- Bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại “Án lệ của Tòa án tối cao – Kinh nghiệm của Pháp đối với sự phát triển án lệ tại Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13/2011.23 Đây là một trong những bài viết rất hiếm hoi ở Việt Nam theo hướng nghiên cứu so sánh. Nội dung bài viết xoay quanh hai vấn đề hình thành và sử dụng án lệ, so sánh ở Pháp và ở Việt Nam. Bài viết đi sâu phân tích các nội dung: trường hợp Tòa án tối cao cần tạo lập án lệ; cách xây dựng án lệ của Tòa án tối cao; sử dụng án lệ của Tòa án tối cao. Trong đó, nội dung của phần trường hợp Tòa án tối cao cần tạo lập án lệ được tác giả luận án tiếp thu và hình thành nên ý tưởng ban đầu để xây dựng nên vấn đề xác định phạm vi tạo lập án lệ của tòa án trong phần các vấn đề cơ bản của chức năng tạo lập án lệ của tòa án ở chương 2 của luận án.

- Bài viết của tác giả Lưu Tiến Dũng “Các trường phái án lệ trên thế giới – Mô hình nào cho Việt Nam?” – Kỷ yếu hội thảo “Án lệ trong hệ thống Thông luật và châu Âu lục địa: Hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Tp. HCM ngày 25 tháng 4 năm 2014.24 Nội dung bài viết tập trung so sánh hệ thống án lệ ở các nước thông luật và dân luật dựa vào các tiêu chí: giá trị của nguồn luật án lệ; nghĩa vụ tuân theo án lệ

23 Đỗ Văn Đại (2011), “Án lệ của Tòa án nhân dân Tối cao – kinh nghiệm của Pháp đối với sự phát triển án lệ tại Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân (13).

24Kỷ yếu hội thảo “Án lệ trong hệ thống Thông luật và châu Âu lục địa: Hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Tp. HCM ngày 25 tháng 4 năm 2014.

của tòa án; trường hợp không áp dụng án lệ…vv. Bài viết này là một công trình khảo sát công phu về nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Mexico. Nội dung bài viết cũng đề xuất những kiến nghị hợp lý đối với sự phát triển án lệ của Việt Nam như: (i) trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho tòa án; (ii) cần đào tạo luật theo phương pháp tranh luận (phương pháp Socrate). Tác giả luận án tiếp thu, chọn lọc phần so sánh hệ thống án lệ ở các nước thông luật và dân luật của bài viết cho các phần: (i) vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật thông luật và dân luật; (ii) vấn đề xác định thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án; (iii) nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án.

- Bài viết của tác giả Đào Trí Úc “Án lệ: lịch sử, hiện tại và triển vọng phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2015.25 Nội dung bài viết này chủ yếu giới thiệu khái quát các vấn đề sau: (i) quan niệm về nguồn của pháp luật theo học thuyết thực chứng pháp lý và học thuyết pháp luật tự nhiên; (ii) nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật thông luật và dân luật. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung bài viết này, tác giả luận án đã hình thành nên ý tưởng cần phải xem xét chức năng áp dụng án lệ của tòa án trong mối tương quan với các học thuyết pháp lý.

- Các bài viết của tác giả Nguyễn Văn Nam “Lý luận về án lệ ở một số nước theo truyền thống pháp luật civil law”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 năm 2011”;26 “Án lệ trong hệ thống pháp luật Dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 6 năm 2011.27 Nội dung các bài viết này cung cấp những quan điểm lý luận về án lệ của Pháp và Đức đại diện cho truyền thống pháp luật dân luật. Trên cơ sở nghiên cứu các bài viết này, tác giả luận án có thể hiểu rõ hơn về bản chất, đặc trưng của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước dân luật nhằm so sánh với chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước thông luật ở chương 2 của luận án.

25Đào Trí Úc (2015), “Án lệ: lịch sử, hiện tại và triển vọng phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10).

26Nguyễn Văn Nam (2011), “Lý luận về án lệ ở một số nước theo truyền thống pháp luật Civil Law”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3).

27Nguyễn Văn Nam (2011) “Án lệ trong hệ thống pháp luật Dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (6).

- Báo cáo tóm tắt của tác giả Nguyễn Văn Nam: “Kinh nghiệm áp dụng án lệ một số nước trên thế giới và những kiến nghị đối với Việt Nam” – Kỷ yếu hội thảo công bố các báo cáo nghiên cứu về án lệ và công bố bản án của tòa án – Chương trình đối tác tư pháp tại Tp. HCM. Nội dung của báo cáo này trình bày chi tiết về việc lựa chọn, tóm tắt và công bố các bản án quyết định có giá trị án lệ ở các nước Anh, Mỹ, Đức Pháp và đề xuất các kiến nghị đối với Việt Nam. Công trình này có nhiều nội dung hữu ích giúp tác giả luận án có thể hoàn thiện nội dung của vấn đề công bố án lệ ở chương 2 của luận án.

Thứ tư, về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề này là trước thời điểm Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC năm 2015 ban hành. Tác giả luận án đã chọn lọc, kế thừa và nghiên cứu các công trình sau:

- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Mai Hạnh: “Evaluation of the Applicability of Common Law Approaches to Precdedent In Viet Nam”, Đại học Wollogong Australia năm 2011 - “Đánh giá khả năng áp dụng án lệ ở hệ thống pháp luật Thông luật vào Việt Nam”. Luận án này cũng đã chỉ ra những điểm cơ bản hạn chế cản trở sự phát triển của án lệ ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị khá hợp lý như sau:28 (i) xây dựng yếu tố bắt buộc (ratio decidendi) trong các quyết định giám đốc thẩm của TANDTC; (ii) cải cách hệ thống tổ chức tòa án không phụ thuộc vào các đơn vị hành chính; (iii) tập trung vào vai trò phát triển án lệ của TANDTC; (iv) đào tạo pháp luật cần phải đi theo hướng phát triển tiếp thu các phương pháp lập luận mới bên cạnh phương pháp lập luận theo hình thức logic diễn dịch. Những điểm hợp lý của các kiến nghị này đều được tác giả luận án tiếp thu để đánh giá và đề xuất hướng hoàn thiện trong phần nội dung các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam là nguyên tắc xác định thẩm quyền tạo lập án lệ và phương pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án (chương 3 của luận án).

- Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Tòa án nhân dân tối cao: “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam” do Chánh án TANDTC - Trương Hòa

28Do Thi Mai Hanh, Doctor Thesis (2012), “Evaluation of the Applicability of Common Law Approaches to Precedent in Vietnam”. tr. 283 – 304.

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)