Một số bất cập của pháp luật hiện hành về vấn đề công bố án lệ

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 126 - 129)

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG TẠO LẬP ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.3. Phương pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam

3.4.2. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về vấn đề công bố án lệ

Nhìn chung, các quy định của pháp luật đối với hoạt động công bố án lệ trong Nghị quyết số 03/2015/ NQ – HĐTP năm 2015 có những hạn chế như sau:

Thứ nhất, về quy định trình tự, thủ tục lựa chọn bản án, quyết định để công bố làm án lệ, pháp luật hiện hành quy định quá chặt chẽ và phức tạp sẽ làm cho hoạt động tạo lập án lệ của tòa án trở nên kém hiệu quả. Cụ thể:

- Một là, về thời gian ban hành án lệ, pháp luật quy định quy trình lựa chọn bản án, quyết định để công bố làm án lệ như hiện nay sẽ làm chậm đi quá trình hình thành án lệ. Theo quy định của Nghị quyết 03/2015/

NQ – HĐTP năm 2015 thì từ khi đề xuất án lệ đến khi án lệ có hiệu lực có thể mất gần một năm (bao gồm: rà soát đề xuất án lệ 06 tháng; lấy ý kiến 02 tháng; Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học báo cáo Chánh án TANDTC 01 tháng; tổ chức phiên hợp Hội đồng tư vấn 15 ngày; án lệ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày công bố). Thời gian này là chưa tính đến thời gian Chánh án TANDTC ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn và tổ chức phiên họp Hội đồng Thẩm phán TANDTC để thông qua án lệ.

Thực tiễn các án lệ được công bố trong thời gian vừa qua, thời gian ngắn nhất tính từ thời điểm ban hành bản án, quyết định gốc đến khi án lệ có hiệu lực là hơn hai năm. Đối với án lệ số 01 thì ngày ban hành quyết định là ngày 16 tháng 04 năm 2014 đến ngày án lệ có hiệu lực là ngày 01 tháng 06 năm 2016; Còn án lệ số 10 thì ngày ban hành quyết định là ngày 19 tháng 08 năm 2014 đến ngày án lệ có hiệu lực là ngày 01 tháng 12 năm 2016. Điều này chắc chắn sẽ làm hạn chế vai trò của án lệ là khắc phục các lỗ hổng của văn bản pháp luật nhanh chóng và kịp thời.

Hệ quả là tính cập nhật của án lệ không theo kịp tốc độ thay đổi của văn bản pháp luật.

- Hai là, về chủ thể tham gia quy trình lựa chọn và công bố án lệ, pháp luật quy định cho quá nhiều chủ thể tham gia với nhiều ý kiến khác nhau dẫn

đến số lượng các án lệ được công bố không nhiều sẽ làm giảm đáng kể vai trò của án lệ trong việc khắc phục các lỗ hổng của văn bản pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất. Để một bản án, quyết định của tòa án được lựa chọn để công bố làm án lệ chắc chắn cần phải có sự đồng thuận cao, nhưng càng có nhiều chủ thể góp ý thì khả năng đồng thuận càng thấp. Thực tiễn hoạt động lựa chọn bản án, quyết định để công bố làm án lệ từ khi Nghị quyết số 03/2015/ NQ – HĐTP năm 2015 đến nay được Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của TANDTC tổng kết như sau:

Tính đến ngày 31-5-2017, thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, rà soát khoảng 6.000 quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao (cũ) và của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân tối cao đã lựa chọn xây dựng 18 dự thảo án lệ, gửi đăng các dự thảo án lệ trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao, trên Trang tin điện tử về án lệ và đưa ra xin ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học tại Hội thảo về án lệ. Trên cơ sở đề xuất của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học về việc xin ý kiến tư vấn của các thành viên Hội đồng tư vấn án lệ đối với 09 quyết định giám đốc thẩm dự kiến phát triển thành án lệ và 09 dự thảo án lệ, ngày 16-8-2017, Hội đồng tư vấn án lệ đã họp cho ý kiến đối với nội dung của từng quyết định giám đốc thẩm và từng dự thảo án lệ, trong đó đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn, thông qua 07 dự thảo án lệ”.177 Tính đến tháng 08 năm 2018, ở Việt Nam chỉ có 16 án lệ được công bố. Đây quả thật là con số án lệ quá sức khiêm tốn để tòa án thực hiện vai trò bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất.

Thứ hai, về cách thức công bố, công bố án lệ theo mẫu có thể làm cho phần nội dung án lệ (lập luận trong bản án, quyết định gốc) sai lệch với phần khái quát nội dung của án lệ do Ban biên tập viết sẽ gây ra khó khăn trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ khi áp dụng. Hạn chế này cũng được thẩm phán Oh Byung

177Bài tham luận của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của TANDTC “Những kết quả đạt được trong quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ”- Kỷ yếu hội thảo “Kỹ năng của tổ chức và cá nhân ngoài tòa án về đề xuất xây dựng, áp dụng án lệ trong quan hệ dân sự cụ thể”, ngày 21 tháng 09 năm 2017.

Hie của Hàn Quốc chỉ ra như sau: “Tôi cho rằng cách viết lại án lệ của Việt Nam như vậy có thể có những ưu điểm và nhược điểm. Ưu điểm là trong quá trình viết lại án lệ, có thể loại bỏ các nội dung không phải là cốt lõi của bản án gốc và chỉ đưa ra nguyên tắc pháp lý cốt lõi của án lệ đó, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được vấn đề gây tranh cãi và nguyên tắc pháp lý. Nhưng nhược điểm là một số vấn đề gây tranh cãi về mặt pháp lý có trong bản án gốc có thể bị loại bỏ, bị bỏ sót hoặc nội dung chính của bản án gốc bị bóp méo theo ý kiến của người biên tập và có thể dẫn đến kết quả là làm giảm phạm vi xem xét và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu”.178 Phần “Khái quát nội dung của án lệ” đã lượt bỏ các tình tiết cụ thể của vụ việc nên nếu căn cứ vào phần này thì sẽ không thể thực hiện được nguyên tắc tương tự khi áp dụng án lệ. Chẳng hạn, trong phần khái quát của nội dung án lệ của Dự thảo án lệ số 08 không nêu ra diện tích bị lấn chiếm cũng như phần diện tích sử dụng còn lại của người bị lấn chiếm. Đây là một trong những tình tiết cơ bản trong nội dung của án lệ này nhằm chứng minh cho tính hợp lý của án lệ.

Thứ ba, về đối tượng (các bản án, quyết định của) được lựa chọn công bố làm án lệ, pháp luật là tất cả các bản án, quyết định của TAND các cấp. Do không giới hạn các bản án, quyết định lựa chọn để công làm án lệ nên công việc lựa chọn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, số lượng các bản án, quyết định của TAND ở tất cả các cấp chắc chắn là rất nhiều. Hai là, khó phân biệt giữa bản án, quyết định nào là thuộc loại giải quyết vấn đề pháp lý mới (question of law) với bản án, quyết định nào thuộc loại giải quyết vấn đề sự kiện (question of fact). Thực tiễn 16 án lệ được công bố trong thời gian qua đều có nguồn gốc từ các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán hoặc các Tòa chuyên trách của TANDTC chứ không có bản án, quyết định nào của TAND tỉnh hoặc TAND huyện.

Thứ tư, về mục đích công bố án lệ, ở Việt Nam hiện nay do công bố án lệ là hình thức nhằm xác định hiệu lực pháp lý của án lệ nên đã làm hạn chế vai trò bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất của các bản án, quyết định có giải pháp pháp lý mới nhưng chưa được công bố làm án lệ. Theo quy định của Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì TAND các cấp phải công bố các bản án, quyết định của mình trên Cổng thông tin điện tử của tòa án trừ các bản án, quyết định được quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này. Mục đích

178Thái Vũ (2018), bài viết: “Về chế định án lệ tại Việt Nam – Đề xuất hướng phát triển hệ thống án lệ của Việt Nam”, Tạp chí điển tử Tòa án nhân dân, ngày 06 tháng 02 năm 2018.

công bố các bản án, quyết định có hiệu lực của TAND các cấp nhằm bảo đảm tính minh bạch, công khai của hoạt động tư pháp cũng như nhằm thực hiện quyền tự do tiếp cận thông tin. Mặc dù các bản án, quyết định được công bố trên website có chứa các giải pháp pháp lý mới nhưng chưa được công bố làm án lệ thì các tòa án cũng không quan tâm áp dụng bởi các bản án, quyết định này không phải là án lệ.

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)