CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG TẠO LẬP ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.3. Phương pháp lập luận tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam
3.4.3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề công bố án lệ
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề công bố án lệ ở một số quốc gia thông luật và dân luật, tác giả luận án đã rút ra một số kết luận sau: (i) công bố án lệ là hoạt động quan trọng nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất; (ii) có nhiều cách thức khác nhau trong hoạt động công bố án lệ nhằm giúp cho những người sử dụng án lệ như thẩm phán, luật sư .v..v. nhận diện được bản án, quyết định nào có giá trị là án lệ như công bố chính thức từ các Bộ phận chuyên trách, công bố trong các tuyển tập án lệ..v.v.; (iii) công bố án lệ không nhằm mục đích xác định hiệu lực pháp lý của án lệ mà chủ yếu là nhằm đưa nội dung của án lệ đến công chúng. Trên cơ sở này, tác giả luận án đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, về đối tượng được lựa chọn công bố làm án lệ, trước mắt pháp luật nên thay đổi theo hướng tập trung vào các bản án, quyết định của TANDTC và TAND cấp cao thay vì dàn trải như hiện nay là bao gồm cả các bản án, quyết định của TAND ở tất cả các cấp. Cần nói thêm rằng, ý kiến này chỉ là giải pháp trước mắt nhằm giúp hoạt động công bố án lệ thuận lợi, hiệu quả chứ không phải nhằm khẳng định các bản án quyết định, bản án của TAND huyện và TAND tỉnh không chứa các giải pháp pháp lý mới đủ điều kiện để công bố làm án lệ. Tương lai nếu hệ thống tòa án Việt Nam tổ chức theo cấp xét xử triệt để bao gồm tòa tối cao, các tòa phúc thẩm và các tòa sơ thẩm thì việc lựa chọn các bản án, quyết định để công bố làm án lệ sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc bảo đảm tính thống nhất của các án lệ. Kiến nghị này của tác giả luận án được giải thích bởi các lý do sau:
- Một là, các bản án quyết định, bản án của TAND huyện và TAND tỉnh có khối lượng rất lớn. Ngoài ra, các tòa này giải quyết cả vấn đề sự kiện lẫn vấn đề pháp lý. Điều này sẽ làm cho việc lựa chọn các bản án, quyết định công bố làm án lệ rất khó khăn.
- Hai là, thực tiễn công bố án lê của Việt Nam trong thời gian qua, các bản án, quyết định được lựa chọn công bố làm án lệ đều là các quyết định giám đốc thẩm của TANDTC.
- Ba là, nếu tập trung vào việc lựa chọn các bản án, quyết định của TANDTC và TAND cấp cao để công bố làm án lệ dễ dàng bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung án lệ với các quyết định giải quyết vụ việc của tòa án theo quá trình tố tụng hơn.
Thứ hai, về trình tự và thủ tục công bố án lệ, pháp luật nên thay đổi theo hướng đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho án lệ được hình thành nhanh chóng và kịp thời khắc phục lỗ hổng của văn bản pháp luật. Nếu thay đổi theo hướng này sẽ bãi bỏ các quy định về quy trình công bố án lệ từ Điều 3 đến Điều 6 của Nghị quyết số 03/2015/ NQ – HĐTP về các vấn đề như đề xuất án lệ, lấy ý kiến, vai trò của Hội đồng tư vấn, thông qua và công bố án lệ. Thay vào đó, pháp luật quy định thiết lập nên một cơ chế hay quy trình công bố án lệ mới như sau:
- Một là, thành lập Bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm lựa chọn các bản án, quyết định để công bố làm án lệ ở TANDTC. Mục đích thành lập nên Bộ phận chuyên trách này nhằm bảo đảm cho hoạt động công bố án lệ có hiệu quả cũng như bảo đảm tính thống nhất và thừa nhận giá trị của các án lệ công bố. Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC có các nhiệm vụ sau: (i) lựa chọn trực tiếp hoặc tiếp nhận đề xuất các bản án, quyết định của TANDTC để công bố làm án lệ; (ii) tiếp nhận đề xuất các bản án, quyết định của các TAND cấp cao để công bố làm án lệ; (iii) tiếp nhận các kiến nghị về hủy bỏ và thay thế án lệ. Các bản án, quyết định được lựa chọn để công bố làm án lệ sẽ được thảo luận tại Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC. Quá trình thảo luận có thể có sự tham gia của các thẩm phán của TANDTC đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn luật sư Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan và các đại diện của Bộ tư pháp, các luật gia danh tiếng. Những người tham gia thảo luận sẽ đưa ra quyết định cuối cùng các quyết định nào, hoặc phần nào của một quyết định được công bố làm án lệ. Việc mời thành viên nào tham gia thảo luận sẽ do Bộ phận chuyên trách quyết định.
- Hai là, thành lập Bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm lựa chọn các bản án, quyết định để công bố làm án lệ ở mỗi TAND cấp cao ở ba khu vực. Các Bộ phận chuyên trách này chịu trách nhiệm lựa chọn các bản án, quyết định của Ủy ban Thẩm phán và các Tòa chuyên trách ở tòa án mình để đề xuất lên Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC để công bố làm án lệ. Nguồn đề xuất các bản án, quyết định công bố làm án lệ từ các nguồn sau: (i) tất cả các quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán sẽ được gửi cho Bộ phận chuyên trách để Bộ phận này chọn lọc;
(ii) các thẩm phán tham gia xét xử có thể đề xuất các bản án, quyết định để công bố làm án lệ trực tiếp cho Bộ phận chuyên trách; (iii) Bộ phận chuyên trách có thể tiếp nhận từ kết quả tổng kết thực tiễn xét xử của Chánh án TAND cấp cao nhằm phát hiện các bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới. Bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là xác định các bản án, quyết định được đề xuất có phải thuộc trường hợp giải quyết vấn đề pháp lý mới (question of law) hay không. Nếu thuộc trường hợp này thì đề xuất lên Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC để công bố làm án lệ.
- Ba là, về thời gian thực hiện đề xuất án lệ và quyết định công bố án lệ, theo định kỳ hàng tháng, các Bộ phận chuyên trách thuộc TAND cấp cao sẽ thực hiện đề xuất lên Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC. Trường hợp nếu không có bản án, quyết định nào đề xuất cũng báo cáo cho Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC. Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày phát hiện các bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC hoặc từ ngày nhận được đề xuất án lệ từ các Bộ phận chuyên trách thuộc TAND cấp cao, từ các nhà khoa học pháp lý, luật sư và các cá nhân tổ chức khác, Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC phải quyết định về việc công bố hay không công bố bản án, quyết định được đề xuất. Đối với các bản án, quyết định có tính chất phức tạp hay còn nhiều quan điểm trái chiều, Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC có thể tổ chức hội thảo để lấy ý kiến từ các chuyên gia pháp lý và những người làm công việc thực tiễn thì thời gian quyết định về việc công bố hay không công bố bản án, quyết định được đề xuất làm án lệ có thể kéo dài đến 6 tháng.
- Bốn là, về chủ thể xét duyệt án lệ, Chánh án TANDTC đồng ý công bố các bản án, quyết định được Bộ phận chuyên trách thuộc TANDTC lựa chọn trước khi công bố. Quy định này nhằm kiểm tra chất lượng của án lệ ở cả khía cạnh tính hợp pháp lẫn tính hợp lý của bản án, quyết định định công bố làm án lệ. Ở các nước trên thế giới cũng có sự kiểm duyệt trước khi công bố bản án, quyết định làm án lệ nhằm kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của các án lệ trước khi công bố. Chẳng hạn, ở Pháp việc lựa chọn các bản án để công bố do Chánh tòa của Tòa án đã ban hành bản án đó quyết định. Trung tâm tư liệu và nghiên cứu chịu trách nhiệm công bố các bản án.179 Ở New York, các bản án được lựa chọn để công bố phải được sự đồng ý của Tòa phúc thẩm tối cao cho rằng bản án này có tầm quan trọng là một án lệ.180
- Năm là, về phương thức công bố, có thể quy định như khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Án lệ được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; được gửi cho các Tòa án và được đưa vào Tuyển tập án lệ xuất bản theo định kỳ 12 tháng”.
179Dương Tuyết Miên, Nguyễn Quang Hưng “Báo cáo rà soát, đánh giá các hoạt động liên quan đến công bố bản án”, Kỷ yếu Hội thảo Công bố các báo cáo nghiên cứu về án lệ và công bố bản án của Tòa án tháng 1 năm 2013.
180Robert S. Summers, Ithaca (1997), “Precedent in the United States (New York State)” in “Interpreting Precedents”, Edited by D. Neil Mac Cormick, Ashgate Publishing company, tr. 363- 364.
SƠ ĐỒ CÔNG BỐ ÁN LỆ:
Phê duyệt Đề xuất
Thứ ba, về cách thức công bố án lệ, pháp luật nên quy định công bố án lệ dưới hình thức bản án, quyết định của tòa án có thể kèm theo phần tóm tắt thay cho hình thức công bố án lệ mẫu như hiện nay nhưng cần phải cải cách viết phần lập luận trong bản án, quyết định. Quy định này sẽ tránh được tình trạng sai lệch giữa phần lập luận trong bản án, quyết định gốc (nội dung án lệ) với phần khái quát nội dung của án lệ do Ban biên tập viết. Sỡ dĩ, hiện nay cần có phần khái quát nội dung của án lệ bởi vì các tòa án chưa có sự chủ động trong hoạt động tạo lập án lệ, phần lập luận thường thể hiện chi tiết đi vào các tình tiết cụ thể chứ không đưa ra một quy tắc mang tính khái quát làm cơ sở để ra quyết định. Mẫu công bố án lệ như hiện nay dùng để công bố tóm tắt kèm theo bản án, quyết định. Vai trò của công bố tóm tắt giúp người đọc dễ nắm bắt vấn đề pháp lý và giải pháp pháp lý của án lệ.
Quan sát mẫu công bố các án lệ trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy rằng, Ban biên tập án lệ đã có sự thay đổi. Sáu án lệ đầu tiên công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA của Chánh án TANDTC trong phần “Khái quát nội dung của án lệ”
viết rất lan man, nhưng bốn án lệ được công bố theo Quyết định số 689/QĐ-CA của Chánh án TANDTC thì trong phần “Khái quát nội dung của án lệ” chia thành hai phần: (i) Tình huống án lệ; (ii) Giải pháp pháp lý. Tác giả luận án cho rằng, cấu
BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH
TAND CC KHU VỰC 1
CHỦ THỂ KHÁC BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH
TAND TỐI CAO CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO
CÔNG BỐ
BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH
TAND CC KHU VỰC 3 BỘ PHẬN
CHUYÊN TRÁCH TAND CC KHU VỰC 2
trúc của mẫu công bố án lệ tóm tắt nên tập trung vào các nội dung hay các phần sau:
- Phần tiêu đề: tên của vụ việc được Tòa án giải quyết; số bản án, quyết định của Tòa án có chứa đựng án lệ; tên và địa chỉ của những người tham gia tố tụng.
- Phần từ khóa: nêu lên một số từ khóa có liên quan đến án lệ.
- Phần vấn đề pháp lý cần giải quyết: đây là các vấn đề phát sinh do quy định pháp luật chưa cụ thể, hoặc chưa có quy định, hoặc có quy định nhưng cứng nhắc, hoặc đã có án lệ nhưng án lệ không còn phù hợp.
- Phần giải pháp pháp lý của tòa án: hướng giải quyết của tòa án đối với vấn đề pháp lý đặt ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Tác giả luận án có một số kết luận trong chương này như sau:
Thứ nhất, hầu hết các vấn đề cơ bản về chức năng tạo lập án lệ của tòa án như thẩm quyền tạo lập án lệ, phạm vi tạo lập án lệ, công bố án lệ đều được pháp luật Việt Nam quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định của pháp luật hiện hành chưa phù hợp với bản chất của chức năng tạo lập án lệ của tòa án cũng như không dựa trên những nguyên tắc, xu hướng chung được thừa nhận rộng rãi ở các nước sử dụng án lệ trên thế giới. Cụ thể:
- Một là, quy định TANDTC có quyền công bố án lệ dưới hình thức các quy phạm mang tính khái quát và xác định hiệu lực pháp lý của chúng. Điều này đã dẫn đến hệ lụy là tách chức năng tạo lập án lệ của tòa án ra khỏi chức năng xét xử.
Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia chức năng tạo lập án lệ của tòa án luôn gắn liền với chức năng xét xử - giải quyết vụ việc cụ thể của tòa án.
- Hai là, các quy định pháp luật hiện hành chủ yếu chỉ nhằm tập trung kiểm soát chất lượng “đầu ra” của án lệ chứ không chú trọng chất lượng “đầu vào” của án lệ. Trong khi đó, ở hầu hết các quốc gia đều tập trung chất lượng “đầu vào” của án lệ, đó là, nâng cao chất lượng các bản án, quyết định, ví dụ như, Hà Lan.
Thứ hai, sử dụng các phương pháp lập luận tạo lập án lệ mang tính tranh luận, hợp lý nhằm tạo ra giá trị hay sức thuyết phục án lệ vẫn chưa được các tòa án quan tâm đúng mức trong hoạt động tạo lập án lệ.
Thứ ba, để khắc phục những hạn chế của các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam trong thời gian tới, pháp luật hiện hành cần phải thay đổi theo các hướng sau:
- Một là, không nên tách chức năng tạo lập án lệ của tòa án ra khỏi chức năng xét xử, nghĩa là tòa án ban hành bản án, quyết định để giải quyết vụ việc cũng chính là tòa án có thẩm quyền tạo lập án lệ.
- Hai là, tập trung lựa chọn các bản án, quyết định của TAND cấp cao và TANDTC.
- Ba là, đơn giản hóa thủ tục lựa chọn các bản án, quyết định công bố làm án lệ nhằm phát huy tối đa vai trò của án lệ trong việc bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất, tạo điều kiện cho án lệ được hình thành nhanh chóng khắc phục kịp thời các lỗ hổng của văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư, các tòa án Việt Nam cần phải tích cực tiếp nhận các phương pháp lập luận tạo lập án lệ mới như phương pháp lập luận mang tính hợp lý, tính tranh luận nhằm nâng cao chất lượng của án lệ. Dĩ nhiên, để có thể có các án lệ có chiều sâu và sức thuyết phục cao thì nâng cao trình độ lý luận, kỹ thuật nghiệp vụ cho các thẩm phán phải được xem là điều kiện tiên quyết.