Khái niệm, đặc điểm

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG TẠO LẬP VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN

2.3. Chức năng áp dụng án lệ của tòa án

2.3.1. Khái niệm, đặc điểm

Ở các nước thông luật, áp dụng án lệ của tòa án là hoạt động thường xuyên của tòa án. Nếu hiểu án lệ là các bản án, quyết định của tòa án có chứa các quy tắc

99Dương Tuyết Miên, Nguyễn Quang Hưng (2013), “Báo cáo rà soát, đánh giá các hoạt động liên quan đến công bố bản án”, Kỷ yếu hội thảo “Công bố các báo cáo nghiên cứu về án lệ và công bố bản án của Tòa án”, năm 2013.

100Nguyễn Văn Nam (2013), “Báo cáo tóm tắt và bình luận án – kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo “Công bố các báo cáo nghiên cứu về án lệ và công bố bản án của Tòa án”, năm 2013.

hoặc nguyên tắc pháp lý thì hoạt động áp dụng án lệ cũng tương tự như hoạt động áp dụng văn bản pháp luật để giải quyết các vụ việc. Xét về bản chất thì cả hai hoạt động này đều là hoạt động áp dụng pháp luật. Hoạt động áp dụng án lệ của tòa án ở các nước này được thực hiện theo nguyên tắc stare decisis (nguyên tắc án lệ).

Nguyên tắc này yêu cầu các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau nhằm bảo đảm công bằng.101 Do chịu ảnh hưởng từ học thuyết thực chứng pháp lý nên nguyên tắc án lệ ngày nay ở các nước thông luật được hiểu là nguyên tắc bắt buộc tuân theo án lệ (doctrine of binding precedent).102 Các tòa án có thể viện dẫn án lệ trong các quyết định làm cơ sở pháp lý độc lập trong phần lập luận của mình để đưa ra phán quyết chính thức. Vì vậy, hoạt động áp dụng án lệ của các tòa án ở các nước thông luật xuất phát từ loại nghĩa vụ chính thức (de jure obligation).

Ở các nước dân luật, không thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thức bắt buộc mà chỉ là nguồn giá trị tham khảo.103 Án lệ không phải là cơ sở pháp lý độc lập để tòa án ra quyết định hay là căn cứ để kháng cáo lên tòa án cấp trên. Vì vậy, ở các nước này có sự khác biệt giữa hoạt động áp dụng án lệ và hoạt động áp dụng văn bản pháp luật. Chức năng áp dụng án lệ của tòa án được thực hiện dựa theo nguyên tắc “jurisprudence constante” - “tiền lệ tư pháp”. Nguyên tắc này yêu cầu rằng, không có một quyết định đơn lẻ nào bắt buộc tòa án, các tòa án xem án lệ như là một nguồn luật có tính chất thuyết phục.104 Thuật ngữ “jurisprudence” gần giống với thuật ngữ “precedent” thể hiện đường lối xét xử của tòa án. Những quan điểm của tòa án được vận dụng một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại sẽ càng có giá trị thuyết phục trong quá trình xét xử. Điều này khác với nguyên tắc stare decisis ở các nước thông luật là tòa án chấp nhận một quyết định đơn lẻ (single decision) viện dẫn làm cơ sở pháp lý để ra quyết định bởi án lệ được thừa nhận là nguồn luật chính thức. Mặc dù không bắt buộc chính thức nhưng nếu các tòa án không tuân theo án lệ của các tòa tối cao mà không có những lý lẽ hợp lý thì bản án của họ có nguy cơ bị hủy. Vì vậy, các thẩm phán thường xuyên theo dõi và vận dụng các án lệ của tòa tối cao nhằm tránh bị hủy án. Vì vậy, hoạt động áp dụng án

101Neil Duxbury (2008), “The Nature and Authority of Precedent”, Cambridge University Press, tr. 36.

102Alastair MacAdam, John Pyke (1998); “Judicial Reasoning and The doctrine of Precedent in Australia”, Butterworhs, tr. 8.

103Vincy Fon, Francesco Parisi (2006), “Judicial Precedents in Civil Law Systems: A dynamic Analysis

International Review of Law and Economics, tr. 512.

104Vincy Fon, Francesco Parisi (2006), “Judicial Precedents in Civil Law Systems: A Dynamic Analysis”, International Review of Law and Economics (26), tr.519 - 535.

lệ của tòa án ở các quốc gia này xuất từ là loại nghĩa vụ thực tế (de facto obligation) chứ không phải là loại nghĩa vụ pháp lý hay chính thức (de jure obligation).

Mặc dù quan niệm về hoạt động áp dụng án lệ của tòa án ở các nước thông luật và các nước dân luật có sự khác biệt nhưng xét về bản chất thì hoạt động áp dụng án lệ của tòa án ở hai truyền thống pháp luật này vẫn có những điểm tương đồng như sau: (i) đều là hoạt động thường xuyên của tòa án nhằm giải quyết các vụ việc; (ii) đều là hoạt động phát sinh từ nghĩa vụ của tòa án.

Có thể hiểu, chức năng áp dụng án lệ của tòa án là phương diện hoạt động nhằm áp dụng các khuôn mẫu, chuẩn mực trong các bản án, quyết định để giải quyết vụ việc có tình tiết tương tự đang đặt ra.

2.3.1.2. Đặc điểm

Nhìn chung, hoạt động áp dụng án lệ có những đặc điểm khác với hoạt động áp dụng văn bản pháp luật như sau:

Thứ nhất, hoạt động áp dụng án lệ của tòa án thường được thực hiện theo yêu cầu của nguyên tắc tương tự - các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau nhằm bảo đảm công bằng. Tòa án cần phải chứng minh có sự tương tự giữa tình tiết trong bản án, quyết định trước (án lệ) với tình tiết của vụ việc đang đặt ra khi áp dụng án lệ. Trong khi đó, áp dụng văn bản pháp luật cần tòa án xác định các tình tiết của vụ việc nằm trong phạm vi khái quát của quy phạm pháp luật thì áp dụng để giải quyết vụ việc mà không cần chứng minh tình tiết tương tự. Vì vậy, có thể nói rằng, hoạt động áp dụng án lệ thường sẽ phức tạp hơn so với hoạt động áp dụng văn bản pháp luật.

Thứ hai, hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc hệ thống tòa án. Nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án được xác định tương ứng với thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án. Nếu một tòa án có thẩm quyền tạo lập án lệ đối với các tòa án khác thì có nghĩa là các tòa án này bắt buộc phải tuân theo án lệ của tòa án đó. Vấn đề xác định thứ bậc giữa các tòa án trong hệ thống tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động áp dụng án lệ của tòa án ở các nước thông luật. Tuy nhiên, vấn đề xác định thứ bậc giữa các tòa án không phải là vấn đề quá quan trọng trong hoạt động áp dụng án lệ của tòa án ở các nước dân luật bởi vì quyền năng tạo lập chủ yếu tập trung vào các tòa án tối cao. Trong khi đó, hoạt động áp dụng văn bản pháp luật dựa vào hiệu lực pháp lý, các văn bản pháp luật

tồn tại theo trật tự thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp. Trong đó, văn bản có hiệu lực cao nhất là hiến pháp, kế đến là các văn bản luật và sau cùng là văn bản dưới luật. Về nguyên tắc chung, tòa án sẽ áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn nếu xảy ra trường hợp cùng một vấn đề nhưng có quy định khác nhau giữa các văn bản pháp luật.

Thứ ba, hoạt động áp dụng án lệ của tòa án có tính chất mềm dẻo, linh hoạt hơn hoạt động áp dụng văn bản pháp luật. Các quy phạm pháp luật (explicit rule) trong các văn bản pháp luật được trình bày bằng ngôn ngữ pháp lý, câu chữ rõ ràng. Vì vậy, có thể nắm bắt nội dung các quy phạm này dựa theo logic hình thức theo kiểu tư duy tam đoạn luận “nếu…thì….”. Tuy nhiên, các quy tắc án lệ tồn tại trong các lập luận hay quan điểm của tòa án nên thường không có cấu trúc và ngôn ngữ thể hiện rõ ràng như các quy phạm pháp luật. Vì vậy, các quy tắc án lệ thuộc loại quy tắc có tính chất ngầm định (implicit rule). Dó đó, khi áp dụng án lệ tòa án cố gắng nắm bắt nội dung, tinh thần của các lý lẽ trong các bản án, quyết định trước chứ không phải xác định nội dung của các quy phạm pháp luật thông qua ý nghĩa câu chữ trong văn bản pháp luật khi áp dụng văn bản pháp luật. Ngoài ra, tính mềm dẻo còn được thể hiện ở chỗ, khi áp dụng án lệ tòa án có nhiều cách thức khác nhau để không áp dụng án lệ, ví dụ như, cách thức phân biệt (distinguishing) chỉ ra sự khác biệt về tình tiết, thu hẹp phạm vi của quy tắc án lệ. Trong khi đó, nếu tòa án giải quyết một vấn đề pháp lý nào đó nhưng đã có quy phạm pháp luật quy định rõ ràng thì thường khó có thể từ chối áp dụng vì lý do quy phạm pháp luật đó không hợp lý. Cần lưu ý rằng, sự mềm dẻo, linh hoạt được đề cập ở đầy là xuất phát từ bản chất của nguồn luật án lệ khác với văn bản pháp luật chứ không phải là mềm dẻo ở khía cạnh thực hiện nguyên tắc tiền lệ (doctrine of stare decisis) trong hoạt động áp dụng án lệ. Chẳng hạn, ở Anh trước năm 1966, các tòa án áp dụng án lệ thực hiện theo nguyên tắc tiền lệ rất cứng nhắc.

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)