CHƯƠNG 4: CHỨC NĂNG ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
4.4. Vấn đề xác định hiệu lực về thời gian của án lệ ở Việt Nam
4.4.3. Những kiến nghị đối với vấn đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ
Thứ nhất, pháp luật không nên quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ như hiện nay192 nhằm tránh tình trạng áp dụng án lệ cứng nhắc cũng như công lý bị trì hoãn chỉ vì phụ thuộc vào thời điểm hiệu lực của án lệ. Các tòa án có thể áp dụng án lệ linh hoạt hơn nhằm bảo đảm các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau. Mặt khác, cũng tránh được sự chỉ trích cho rằng tòa án thực hiện chức năng lập pháp độc lập là có thể đặt ra các quy phạm chung và xác định hiệu lực pháp lý của chúng, điều này sẽ xâm phạm quyền lập pháp của Quốc hội và quyền ủy quyền lập pháp của Chính phủ.
Như vậy, nếu thay đổi theo hướng không quy định thời điểm phát sinh hiệu và chấm dứt hiệu lực của án lệ như hiện nay thì bằng cách nào có thể nhận biết được bản án, quyết định nào là án lệ và khi nào một án lệ có giá trị và hết giá trị áp dụng? Sỡ dĩ, ở các nước thông luật lẫn dân luật đều không quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ bởi vì các lý do sau:
Một là, bản chất của hoạt động “lập pháp tư pháp” hay hoạt động tạo lập án lệ khác với hoạt động lập pháp của nghị viện và ủy quyền lập pháp của chính phủ.
Nghị viện và chính phủ ban hành văn bản pháp luật chứa các quy phạm chung và xác định hiệu lực của chúng để áp dụng về sau, trong khi tòa án tạo lập án lệ gắn liền với chức năng xét xử - giải quyết vụ việc. Tòa án không được phép tạo ra các quy phạm chung và xác định hiệu lực của các quy phạm này. Chính vì vậy, giáo sư Cross cho rằng khi chúng ta nói đến khái niệm “lập pháp tư pháp” chỉ là sự giả định về ngôn ngữ, nó không tương đồng với chức năng ban hành văn bản pháp luật của nghị viện hoặc chính phủ.193
Hai là, việc áp dụng án lệ như thế nào là phụ thuộc vào tòa án sau còn các tòa án trước đưa ra các giải pháp pháp lý mới (tạo ra án lệ) chỉ nhằm giải quyết vấn đề pháp lý đặt ra trong vụ việc mà họ đang giải quyết. Điều này dẫn đến nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án không xuất phát từ hiệu lực pháp lý của án lệ mà từ giá trị của án lệ và thứ bậc của hệ thống tòa án. Ở khía cạnh giá trị của án lệ, nếu tòa án thấy rằng án lệ có giá trị hay các giải pháp pháp lý phù hợp thì áp dụng, ngược lại, nếu án lệ không còn phù hợp hoặc không hợp lý thì các tòa án có thể không áp dụng án lệ. Ở khía cạnh thứ bậc của hệ thống tòa án, thật ra vấn đề thẩm quyền tạo lập án lệ và nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án không phải là những vấn đề tách
192Đỗ Thanh Trung (2017), “Bàn về hiệu lực thời gian của án lệ”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 9, tr. 15.
193Rupert Cross (1977), “Precedent in English Law”, Oxford University Press, tr. 33.
biệt khỏi chức năng xét xử của tòa án cũng như quá trình tố tụng. Khi xác định tòa này có thẩm quyền tạo lập với các tòa án khác hay các tòa án này có nghĩa vụ tuân theo án lệ của một tòa án nào đó là xuất phát từ thẩm quyền giải quyết vụ việc trong quá trình tố tụng. Chẳng hạn, các tòa án sơ thẩm, phúc thẩm phải có nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa tối cao hay tòa tối cao có thẩm quyền tạo lập án lệ với các tòa án này có nghĩa là nếu các tòa án sơ thẩm, phúc thẩm không tuân theo án lệ của tòa tối cao thì bản án, quyết định của họ có nguy cơ bị hủy hoặc sửa từ tòa tối cao theo thẩm quyền tố tụng. Vì vậy, các án lệ thường tồn tại dưới hình thức các bản án, quyết định của tòa án.
Từ những lý do trên, có thể nói, án lệ được hình thành và mất đi một cách rất tự nhiên gắn liền với các hoạt động tố tụng của tòa án. Do vậy, trong vô số các bản án, quyết định của tòa án thì việc nhận biết được bản án, quyết định nào là án lệ và khi nào một án lệ hết giá trị áp dụng luôn là những trở ngại đáng kể đối với các thẩm phán áp dụng án lệ cũng như các luật sư sử dụng án lệ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Thông thường, ở các quốc gia ngày nay có nhiều cách thức khác nhau giúp cho những người sử dụng án lệ như thẩm phán, luật sư nhận diện án lệ dễ dàng như thành lập các Bộ phận chuyên trách lựa chọn các bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới (án lệ) để công bố chính thức, công bố bằng hình thức tuyển tập (law report) ở nước thông luật ...v.v. Các biện pháp này có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất của ngành tòa án. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng chỉ khi nào các bản án, quyết định được công bố trong các tuyển tập hoặc từ các Bộ phận chuyên trách công bố chính thì các tòa án mới có thể áp dụng. Thông thường, các tòa án có thể vận dụng một giải pháp pháp lý mới nào đó trong bản án, quyết định của một tòa án để giải quyết vụ việc ngay sau khi bản án, quyết định đó được ban hành. Như vậy, các hình thức công bố chính thức các bản án, quyết định từ các Bộ phận chuyên trách, công bố bằng hình thức tuyển tập..v.v. chỉ nhằm giúp nhận diện bản án, quyết định nào hoặc phần nào có giá trị là án lệ chứ không phải nhằm tách biệt giữa hoạt động xét xử của tòa án với hoạt động ban hành án lệ. Vì vậy, ở các quốc gia sử dụng án lệ ngày nay, thường thì thời điểm để xác định hiệu lực hồi tố hay hiệu lực về sau của án lệ tình từ thời điểm bản án, quyết định được ban hành. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động tạo lập án lệ của tòa án luôn gắn liền với hoạt động xét xử - giải quyết vụ việc của tòa án.
Nếu theo khuynh hướng này cần phải bãi bỏ các quy định sau:
- Một là, bãi bỏ quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của án lệ khoản 1, Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao”.
- Hai là, bãi bỏ quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực của án lệ, tại Điều 9 của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP như sau: “Trên cơ sở kết quả biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố việc huỷ bỏ, thay thế án lệ, trong đó xác định rõ thời điểm án lệ bị hủy bỏ, thay thế”.
- Ba là, sửa khoản 4 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Ngay sau khi nhận được kiến nghị xem xét hủy bỏ, thay thế án lệ theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học nghiên cứu, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc hủy bỏ, thay thế án lệ” thành: “Ngay sau khi nhận được kiến nghị xem xét hủy bỏ, thay thế án lệ từ Bộ phận chuyên trách lựa chọn, công bố án lệ của TANDTC, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc hủy bỏ, thay thế án lệ”.
- Bốn là, sửa khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP: “Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao họp biểu quyết thông qua việc hủy bỏ, thay thế án lệ đối với trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết này...” thành: “Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết thông qua việc hủy bỏ, thay thế án lệ phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành”.
- Năm là, bổ sung thêm quy định:“Quyết nghị hủy bỏ hoặc thay thế án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được đăng
trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao và gửi đến các Tòa án. Đối với trường hợp thay thế án lệ phải được công bố kèm theo bản án, quyết định thay thế án lệ”.
SƠ ĐỒ HỦY BỎ, THAY THẾ ÁN LỆ
Quyết nghị Đề xuất
Thứ hai, về vấn đề cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố hay không, Việt Nam nên cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố đối với các với án lệ mới và nên sử dụng hình thức xác định hiệu lực bất hồi tố của án lệ - “Non – retroactivity”đối với trường hợp thay thế án lệ. Hiệu lực bất hồi tố khi bác bỏ án lệ là không áp dụng án lệ mới trước ngày ra phán quyết nhưng phải xem xét áp dụng hiệu lực này là cần thiết trong từng vụ việc, tình huống tranh chấp cụ thể chứ không phải đương nhiên mọi trường hợp đều áp dụng hiệu lực về sau của án lệ. Tham khảo kinh nghiệm ở các nước trên thế giới dù theo khuynh hướng áp dụng hiệu lực hồi tố của án lệ hay chỉ áp dụng hiệu lực về sau đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, xu hướng phổ biến hiện nay ở các nước trên thế giới là lựa chọn hình thức hiệu lực bất hồi tố (non - retroactivity) nhằm tránh những chỉ trích đối với hình thức áp dụng hiệu lực hồi tố lẫn hình thức áp dụng hiệu lực về sau thuần túy của án lệ. Vấn đề này, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ Pháp. Vào năm 2000, ở Pháp đã
HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH TAND TỐI CAO
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TAND TỐI CAO
CÔNG BỐ
CHỦ THỂ KHÁC
thành lập nên Ủy ban chuyên biệt của Tòa tối cao (Court of Cassation) nhằm đánh giá các vụ việc cụ thể là nên áp dụng hiệu lực bất hồi tố hay không khi thay thế án lệ.194 Ủy ban này dựa vào các tiêu chí chủ yếu sau: (i) ảnh hưởng đến lợi ích công;
(ii) có tình trạng mất cân đối giữa lợi ích chung cần đạt được với tình trạng bất bình đẳng trước pháp luật của các bên có liên quan nếu áp dụng hiệu lực hồi tố.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4:
Tác giả luận án có một số kết luận trong chương này như sau:
Thứ nhất, cũng giống như chức năng tạo lập án lệ của tòa án, phần lớn các vấn đề cơ bản về chức năng áp dụng án lệ của tòa án như nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án, vấn đề không áp dụng án lệ, vấn đề xác định hiệu lực thời gian của án lệ đều được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, do xuất phát từ quan niệm thực chứng pháp lý đã dẫn đến các quy định của pháp luật không phù hợp với bản chất của nguồn luật án lệ và bản chất của hoạt động áp dụng án lệ của tòa án cũng như các nguyên tắc và khuynh hướng ở các nước trên thế giới. Cụ thể:
- Một là, quy định về thời điểm có hiệu lực và chấm dứt hiệu của án lệ dẫn đến nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án quá cứng nhắc, tòa án tuân theo án lệ vì án lệ có hiệu lực pháp lý. Trong khi đó, ở hầu hết các nước thông luật lẫn các nước dân luật, tòa án tuân theo án lệ chủ yếu vì các án lệ có giá trị (chứa đựng giải pháp lý hợp lý) chứ không phải vì án lệ có hiệu lực pháp lý.
- Hai là, cách thức công bố án lệ của Việt Nam hiện nay cũng gây ra khó khăn và lúng túng cho các tòa án xác định yếu tố bắt buộc của án lệ trong hoạt động áp dụng án lệ. Yếu tố bắt buộc nằm ở phần “Khái quát nội dung của án lệ”
hay phần “Nội dung án lệ” theo mẫu án lệ đã công bố? Đây vẫn còn là vấn đề gây ra tranh cãi và chưa có sự thống nhất.
Thứ hai, về thực tiễn, các thẩm phán dường như vẫn chưa được trang bị kỹ càng về phương pháp và kỹ năng xác định tình tiết tương tự nên thực tiễn đã xuất hiện việc xác định tình tiết tượng khác nhau giữa các tòa án khi cùng áp dụng một án lệ.
Thứ ba, để có thể nâng cao hiệu quả của chức năng áp dụng án lệ trong thời gian tới, pháp luật hiện hành cần thay đổi theo hướng:
194 Eva Steiner (2014), “General Report on Judicial Rulings with Prospective Effect – From Comparison to Systematisation”, 19th Congress of the International Academy of Comparative Law, tr. 11 – 12.
- Một là, pháp luật nên quy định “mềm hóa” nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án.
- Hai là, không nên quy định công bố án lệ theo mẫu như hiện nay tránh gây khó khăn trong việc xác định yếu tố bắt buộc của án lệ khi áp dụng.
- Ba là, pháp luật không nên quy định thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực pháp lý của án lệ như hiện nay và cũng nên dựa vào nguyên tắc phổ biến được các nước áp dụng là hiệu lực bất hồi tố (non - retroactivity) khi thay thế án lệ.
Thứ tư, cần phải có biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng áp dụng án lệ của tòa án trong thực tiễn tư pháp như sau: (i) nhanh chóng mở các khóa đào tạo cho các thẩm phán về kỹ năng xác định tình tiết tương tự; (ii) khuyến khích các thẩm phán tham gia vào hoạt động bình luận án lệ và bình luận án; (iii) thường xuyên rà soát và tổng kết hoạt động áp dụng án lệ ở mỗi cấp tòa án; (iv) TANDTC cần phải chủ động thường xuyên tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các thẩm phán trong hoạt động áp dụng án lệ để có những hướng dẫn và giải quyết kịp thời những khó khăn cho các tòa án trong phạm vi cả nước.
KẾT LUẬN CHUNG:
Có thể nói rằng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các vấn đề về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án trong thời gian qua là một bước tiến quan trọng nâng cao vị thế và vai trò của tòa án ở Việt Nam trong việc thực thi nhiệm vụ bảo đảm công lý. Thông qua chức năng tạo lập và áp dụng án lệ, tòa án góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự ổn định, thống nhất của pháp luật, tạo ra sự bình đẳng, công bằng cho các chủ thể khác nhau trong xã hội nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn có những hạn chế, thiếu sót nhất định.
Nhận thức được nhu cầu này, tác giả luận án đã nghiên cứu chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước thông luật và dân luật dưới góc độ so sánh nhằm rút ra những nguyên tắc, xu hướng phát triển chung của hai hệ thống cũng như chỉ ra những điểm riêng biệt của mỗi hệ thống. Qua đó, tác giả luận án kế thừa, chọn lọc những giá trị phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án cũng như đưa các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng này của tòa ở Việt Nam hiện nay.
Toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án là quá trình chứng minh các giả thuyết nghiên cứu hay trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Đối với câu hỏi thứ nhất: chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước thông luật và dân luật được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết nào? Kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu này có một số điểm nổi bật sau:
- Một là, nội dung của luận án đã xác định được bản chất, đặc trưng của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở các nước thông luật và dân luật: (i) bản chất của chức năng tạo lập án lệ của tòa án là sáng tạo pháp luật; (ii) hoạt động áp dụng án lệ của tòa án dựa vào giá trị của án lệ và thứ bậc hệ thống tòa án chứ không dựa vào hiệu lực pháp lý của án lệ; (iii) đưa ra khái niệm “chức năng tạo lập án lệ của tòa án” và “chức năng áp dụng án lệ của tòa án”.
- Hai là, kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về của chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án nhằm tạo ra một