CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG TẠO LẬP VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN
2.1. Khái niệm án lệ, vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật thông luật và dân luật 31 1. Khái niệm án lệ
2.1.1. Khái niệm án lệ
Thuật ngữ án lệ trong tiếng Anh là “precedent” từ này dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tiền lệ - dựa vào cái trước để làm theo thành lệ. Án lệ là một loại tiền lệ bởi án lệ là các giải pháp pháp lý trong bản án của tòa án trước tạo ra được áp dụng để giải quyết trong các vụ việc tương tự về sau. Vì vậy, chính xác hơn thuật ngữ án lệ được diễn đạt bằng cụm từ “judicial precedent” – “tiền lệ tư pháp”. Bởi các án lệ được hình thành bằng con đường tòa án do các thẩm phán tạo ra nên còn diễn đạt bằng cụm từ “judicial opinions” – “các quan điểm tư pháp”.
Khái niệm “án lệ” được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia ngày nay, nhưng ở các quốc gia thuộc về truyền thống pháp luật khác nhau hoặc cùng một quốc gia nhưng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì khái niệm này cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở các nước thông luật, án lệ được xem là nguồn luật chính thức và được thể hiện bằng cụm từ “case law” – “luật được hình thành theo vụ việc”. Theo từ điển Black`s Law thì khái niệm án lệ được hiểu theo hai nghĩa sau:
“1). Án lệ là việc làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các quy tắc mới nhằm thực thi công lý; 2). Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này”.35 Ở nghĩa thứ nhất, án lệ là nguyên tắc hoạt động của tòa án (doctrine of stare decisis).
Ở nghĩa thứ hai, án lệ như là loại nguồn của pháp luật làm cơ sở để áp dụng cho vụ việc tương tự về sau.
Ở các nước dân luật thì không thừa nhận án lệ là một nguồn luật chính thức bắt buộc nên án lệ thường được hiểu là những bản án, quyết định của tòa án có chứa đựng cách giải quyết vấn đề pháp lý mới, có giá trị tham khảo để giải quyết các vụ việc tương tự về sau. Chẳng hạn, ở Pháp, khái niệm án lệ được sử dụng
35Bryan A. Garner (1999), Black`s Law Dictionary, West Group , Precedent: 1) The making of law by a court in recognizing and apply new rules while administering justice; 2) A decided case that furnishes a basic for determining later cases involving similar facts or issues.
trong từ điển pháp lý là: “Án lệ là một quyết định được áp dụng giải quyết cho các trường hợp tương tự hoặc vụ việc tương tự”.36
Do đó, trong công trình nghiên cứu án lệ so sánh “Interpreting Precedents”37 - (Giải thích các án lệ) của nhóm nghiên cứu đặc biệt tên là “The Bielefelder Kries”
xuất bản năm 1997, trong phần nghiên cứu về án lệ của từng quốc gia thường có một tiểu mục là “Meaning of ‘precedent’ ” – “nghĩa của án lệ”. Sự thật là không có một khái niệm án lệ thống nhất ở tất cả các quốc gia cũng như tất cả các học giả luật học đều chấp nhận. Vì lý do này, các tác giả bài viết của phần giới thiệu công trình “Interpreting Precedents”cố gắng sử dụng khái niệm án lệ theo nghĩa bao quát nhất để có thể phản ánh được án lệ trong cả hai truyền thống pháp luật thông luật và dân luật như sau: “Các án lệ là các quyết định trước được sử dụng làm khuôn mẫu cho các vụ việc tương tự về sau”.38 Theo khái niệm này, có thể thấy án lệ có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, án lệ là một loại tiền lệ do tòa án tạo ra. Tiền lệ là những việc xảy ra trước tạo thành cái lệ cho những việc xảy ra sau. Bản chất của án lệ là “hình mẫu” – “example” để noi theo. Tuy nhiên, án lệ không chỉ đơn giản là các hình mẫu mà đòi hỏi nó còn phải chứa đựng các giải pháp pháp lý có giá trị. Nếu các hình mẫu (các giải pháp pháp lý) không có giá trị hay không còn phù hợp thì các tòa án không cần phải tuân theo. Như vậy, nói đến án lệ là đề cập đến mối quan hệ giữa quá khứ (tòa án tạo ra án lệ) và tương lai (tòa án áp dụng án lệ). Điều này có nghĩa rằng các tòa án trước đưa ra quyết định để giải quyết vụ việc và quyết định này được tòa án sau sử dụng để giải quyết vụ tương tự, nghĩa là, tòa án trước không chỉ đưa ra giải pháp để giải quyết vụ việc hiện tại mà nó còn là giải pháp trong tương lai. Do đó, khi đưa ra các giải pháp pháp lý giải quyết vấn đề pháp lý mới đòi hỏi các tòa án phải hết sức thận trọng. Ngược lại, khi một tòa án sử dụng một quyết định của tòa án trước (án lệ) để giải quyết vụ việc tương tự là nhìn vào quá khứ. Khi áp dụng án lệ các tòa án được phép và cần phải đánh giá lại các giải pháp pháp lý đã có, nếu nó không còn phù hợp hoặc không hợp lý thì có thể không áp dụng.
36Michel Troper, Christophe Grzegorczyk (1997), “ Precedent in France” in “Interpreting Precedents”, Edited by D. Neil Mac Cormick, Ashgate Publishing company, tr. 111.
37D. Neil Mac Cormick (1997), “Interpreting Precedents” Ashgate Publishing company.
38D. Neil Mac Cormick, Robert S. Summer (1997), “Introduction” in “Interpreting Precedents”, Edited by D.
Neil Mac Cormick, Ashgate Publishing company, tr. 1.
- Thứ hai, án lệ thường tồn tại dưới hình thức các bản án, quyết định của tòa án. Án lệ là các bản án, quyết định của tòa án có chứa đựng các giải pháp pháp lý mới để giải quyết các vụ việc tương tự. Vì vậy, không thể đồng nhất án lệ với bản án, quyết định của tòa án bởi vì có những bản án, quyết định của tòa án chỉ giải quyết các vụ việc cụ thể mà không có giá trị áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Thông thường việc nhận diện bản án, quyết định nào là án lệ dựa vào các tiêu chí khác nhau như hình thức công bố, thứ bậc của tòa án trong hệ thống tòa án..vv. Chẳng hạn, ở các nước thông luật, các bản án, quyết định được lựa chọn công bố trong các tuyển tập án lệ (Law Reports) được xem là án lệ. Nội dung các bản án được lựa chọn để công bố trong các tuyển tập án lệ mặc dù có sự biên tập của nhà xuất bản nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung của bản án gốc. Hoặc các tòa án có thể viện dẫn các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới (question of law) của tòa án thẩm quyền cao hơn trong cùng hệ thống để giải quyết vụ việc tương tự
- Thứ ba, án lệ là các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới làm khuôn mẫu hay chuẩn mực để áp dụng giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau. Khi áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, các tòa án phải tìm kiếm yếu tố bắt buộc tồn tại các bản án, quyết định trước (án lệ).
Yếu tố bắt buộc này được các luật gia thông luật gọi là “ratio decidendi” –
“lý do dẫn đến quyết định”, còn ở các nước dân luật thường tồn tại dưới hình thức một quy phạm mang tính khái quát “court ruling” nằm trong phần lập luận của bản án, quyết định. Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc bởi nhiều lý do khác nhau: một là, tòa án áp dụng án lệ nhằm bảo đảm sự công bằng bởi các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau; hai là, tòa án áp dụng án lệ bởi các án lệ là các giải pháp có giá trị nhằm học tập sự khôn ngoan của người đi trước. Vì vậy, nếu án lệ không còn phù hợp thì tòa án sẽ không áp dụng; ba là, tòa án áp dụng án lệ bởi án lệ là một hình thức của pháp luật hay nguồn của pháp luật có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, lý do áp dụng án lệ này chỉ thừa nhận ở các nước thông luật– nơi thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thức bắt buộc.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu một cách khái quát, án lệ là các bản án, quyết định của tòa án có tính chuẩn mực được tòa án áp dụng để giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau.
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm án lệ được quy định cụ thể tại Điều 1 của Nghị quyết số 03/2015/ NQ – HĐTP như sau: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, khái niệm án lệ trong văn bản này khác với khái niệm án lệ đã phân tích ở trên những điểm như sau:
- Một là, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định chứ không phải là bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới làm khuôn mẫu để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Khái niệm án lệ của Việt Nam hiện nay rất giống với phần bắt buộc của án lệ ở các nước thông luật (ratio decidendi) và dân luật (court ruling).
- Hai là, án lệ phải được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ. Trong khi đó, án lệ ở các nước thường được hiểu là bản án, quyết định của tòa án xét xử giải quyết vụ việc có chứa các giải pháp pháp lý mới làm khuôn mẫu để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Nói cách khác, hoạt động tạo lập án lệ của tòa án không tách khỏi hoạt động xét xử. Việc công bố án lệ chủ yếu là nhằm đưa nội dung án lệ đến công chúng chứ không nhằm mục đích xác định hiệu lực pháp lý của án lệ giống như Việt Nam.
Tác giả luận án cho rằng, khái niệm án lệ là các bản án, quyết định của tòa án có tính chuẩn mực được tòa án áp dụng để giải quyết cho các vụ việc tương tự về sau là khái niệm được sử dụng rộng rãi ở các nước thông luật và dân luật. Vì vậy, đây là khái niệm được tác giả luận án sử dụng để xây dựng nên các khái niệm
“chức năng tạo lập án lệ của tòa án”, “chức năng áp dụng án lệ của tòa án” cũng như giải quyết các vấn đề lý luận khác trong luận án. Ngoài ra, đối với những hình thức khác của án lệ như: án lệ tồn tại hình thức “massima” - tóm tắt phán quyết của Tòa tối cao của Ý do một Hội đồng đặc biệt rút ra và công bố; các Công văn hướng dẫn xét xử và Tổng kết kinh nghiệm xét xử của TANDTC Việt Nam..v.v. Tác giả
luận án không đồng ý những hình thức này là án lệ bởi quan niệm này không mang tính phổ biến.
2.1.2. Vai trò của nguồn luật án lệ
Mặc dù nguồn của pháp luật là một khái niệm sử dụng tương đối phổ biến trong khoa học pháp lý nhưng thực tế khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau không có sự thống nhất. Ở Pháp, các học giả thường phân chia nguồn luật thành hai loại:39 (i) nguồn nội dung chỉ ra căn nguyên của pháp luật; (ii) nguồn hình thức là các phương thức thiết lập các quy phạm pháp luật. Ở Anh, thuật ngữ pháp lý nguồn của luật “source of law” - được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau:40 (i) nguồn “literary source” - “nguồn dữ liệu” là nguồn có chứa đựng các thông tin về các quy tắc của pháp luật, ví dụ, các tuyển tập án lệ; (ii) nguồn
“historical sources of law” - “các nguồn luật có tính lịch sử hay nguồn gốc là nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra nội dung các quy phạm pháp luật từ lịch sử pháp lý; (iii) nguồn luật không phải là nguồn gốc lịch sử mà là yếu tố xác hiệu lực pháp lý của một quy tắc nhất định là quy phạm pháp luật. Án lệ được hiểu là các bản án, quyết định của tòa án trước được tòa án sau sử dụng làm khuôn mẫu, chuẩn mực để giải quyết cho các vụ việc tương tự. Như vậy, có thể xem án lệ là một loại nguồn hình thức chứa đựng các quy tắc hoặc nguyên tắc có giá trị pháp lý để giải quyết vấn đề pháp lý đặt ra. Nguồn luật án lệ có vị trí, vai trò khác nhau trong hệ thống pháp luật thông luật và dân luật.
Án lệ là nguồn luật có giá trị bắt buộc được thừa nhận trong thực tiễn xét xử của tòa án trong các nước thông luật.41 Hay nói cách khác, án lệ là một nguồn luật độc lập tồn tại song song với nguồn văn bản pháp luật. Với tư cách là một nguồn luật độc lập, án lệ đóng vai trò quan trọng trong thực tiễn tư pháp ở các quốc gia này: (i) án lệ có thể được viện dẫn làm cơ sở pháp lý độc lập để tòa án đưa ra phán quyết; (ii) án lệ là cơ sở để kháng cáo lên tòa án có thẩm quyền cao hơn. Tuy nhiên, án lệ có vị trí thấp hơn văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Chẳng hạn, ở Anh, có các loại nguồn của pháp luật sau:42 Đạo luật (Atcs of
39Jean – Claude Ricci (2002) do Trần Quang Hiếu dịch, “Nhập môn luật học”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, NXB Hachette, tr. 43.
40Rupert Cross (1977), “Precedent in English Law”, Oxford University Press, tr. 155- 156.
41Trương Hòa Bình (2013), “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam”, đề tài nghiên cứu cấp bộ của TANDTC, tr.48.
42Catherine Elliott, Francis Quinn (2009), “English Legal System”, tenth edition, Pearon Longman Press, tr. 11 - 126.
Parliament); văn bản dưới luật gồm có: Văn bản pháp luật giải thích (Statutory interpretation) và Văn bản ủy quyền lập pháp (Delegated legislation); Các luật của Liên minh châu Âu (European law); Án lệ (Case law); Tập quán (Custom); Các hiệp ước (Treaties). Các văn bản pháp luật có thể thay đổi nội dung các án lệ, nhưng các án lệ không được bãi bỏ hoặc thay đổi nội dung của các văn bản pháp luật. Các văn bản pháp luật chỉ có thể bị bãi bỏ hoặc sửa đổi bằng văn bản pháp luật khác ban hành sau. Mối quan hệ này phản ánh nguyên tắc mang tính pháp lý và chính trị “Parliamentary Sovereignty” - thừa nhận nghị viện có quyền năng tối cao ban hành pháp luật trong phạm vi quốc gia.43 Mặc dù án lệ có vị trí thấp hơn văn bản pháp luật nhưng lại có vị trí cao hơn luật tập quán bởi vì tòa án có quyền quyết định chọn lựa các tập quán phù hợp với các án lệ.44
Trong hệ thống pháp luật dân luật, án lệ không được coi là nguồn luật mang tính chính thức bắt buộc.45 Vì vậy, các tòa án không thể sử dụng án lệ làm cơ sở pháp lý độc lập để đưa ra phán quyết. Chẳng hạn, ở Pháp, theo quy định tại Điều 455 của BLTTDS: “một quyết định phải mô tả một cách ngắn gọn yêu cầu của các bên và các lý lẽ của họ; phải được dựa trên cơ sở pháp lý”.46 Điều này lý giải vì sao trong các quyết định của tòa án không chấp nhận việc viện dẫn các án lệ làm cơ sở để ra quyết định, ngay cả khi tòa án viện dẫn một quyết định của Tòa phá án thì cũng được xem là không có cơ sở pháp lý cho việc ra quyết định của mình.
Nhìn chung, thứ bậc của nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật ở các nước dân luật cũng giống như các nước thông luật là án lệ có vị trí thấp hơn văn bản pháp luật. Quan niệm về vị trí và vai trò các nguồn luật trong hệ thống pháp luật quốc gia chỉ mang tính chất tương đối. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau: (i) vị trị các nguồn luật ở các quốc gia khác nhau đôi khi có sự khác nhau. Chẳng hạn, trong mối quan hệ giữa án lệ với tập quán thì thông thường án lệ có vị trí cao hơn tập quán, nhưng không phải ở bất kỳ quốc gia nào cũng xem án lệ có vị trí cao hơn tập quán. Chẳng hạn, trong lĩnh pháp luật dân sự ở Việt Nam, áp dụng các nguồn luật theo thứ tự sau: trước hết là văn bản pháp luật, nếu không có văn bản pháp luật quy định thì áp dụng tập quán, nếu không có văn bản pháp luật quy định và không
43http// www.leeds.ac.uk/law/hamlyn/sls.htm.
44Rupert Cross (1977), “Precedent in English Law”, Oxford University Press. tr. 164.
45Trương Hòa Bình (2013), “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của Tòa án Việt Nam”, đề tài nghiên cứu cấp bộ của TANDTC, tr. 58.
46Michel Troper, Christophe Grzegorczyk (1997), “Precedent in France” in “Interpreting Precedents”, Edited by D. Neil Mac Cormick, Ashgate Publishing company.