Một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 102 - 105)

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG TẠO LẬP ÁN LỆ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.1. Thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án ở Việt Nam

3.1.3. Một số hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về thẩm quyền tạo lập án lệ của tòa án

Mặc dù pháp luật quy định thẩm quyền tạo lập án lệ như hiện nay có thể mang nhiều lợi ích như đã phân tích nhưng chính các quy định này cũng có những bất cập, hạn chế như sau:

Thứ nhất, pháp luật quy định về thẩm quyền tạo lập án lệ như hiện nay dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu hiểu tạo lập án lệ theo nghĩa nội dung của án lệ (giải pháp pháp lý mới) thì đó là tòa án ban hành bản án, quyết định giải quyết vụ việc cụ thể. Ngược lại, nếu hiểu thẩm quyền tạo lập án lệ theo nghĩa thừa nhận hiệu lực pháp lý của án lệ thì chỉ có TANDTC mới có thẩm quyền. Điều này đã gây ra lúng túng trong việc xác định tòa án nào sẽ giữ vai trò trọng tâm trong hoạt động tạo lập án lệ. Hay nói cách khác, cơ chế bảo đảm chất lượng án lệ là nên tập trung ở khâu ban hành ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc cụ thể hay khâu lựa chọn, công bố của TANDTC là chưa thật sự rõ ràng. Nếu đặt trọng tâm vào thẩm quyền tạo lập án lệ của TANDTC dưới hình thức thừa nhận hiệu lực pháp lý của án lệ sẽ dẫn đến tình trạng các tòa án ban hành bản án, quyết định giải quyết vụ việc cụ thể có chứa đựng giải pháp pháp lý mới (tạo lập nội dung của án lệ) thiếu chủ động và thiếu trách nhiệm trong hoạt động tạo lập án lệ. Các tòa án khó có thể xác định được vụ việc nào mình đang giải quyết là có khả năng tạo ra án lệ bởi nó có phải là án lệ hay không là phụ thuộc vào sự quyết định của TANDTC. Ngược lại,

nếu đặt trọng tâm vai trò tạo lập án lệ của tòa án ban hành bản án, quyết định để giải quyết vụ việc cụ thể có chứa đựng giải pháp pháp lý mới thì thẩm quyền của TANDTC trong thừa nhận hiệu lực pháp lý của án lệ thực sự không còn nhiều ý nghĩa.

Thứ hai, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm bảo đảm được chất lượng “đầu ra” của án lệ chứ không thể kiểm soát được chất lượng “đầu vào” vào của án lệ. TANDTC thực hiện thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm hai mục đích: (i) lựa chọn những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định xứng đáng để công bố làm án lệ; (ii) xác định hiệu lực pháp lý của án lệ. Hoạt động ban hành án lệ của TANDTC chỉ thực hiện sau khi bản án, quyết định gốc được ban hành nên không thể thay đổi được nội dung của án lệ. Quan sát 16 án lệ đã công bố thì phần “Nội dung án lệ” trích lại phần lập luận trong bản án, quyết định gốc. Nói cách khác, nội dung án lệ hoàn toàn không có gì khác so với nội dung lập luận trong bản án, quyết định gốc (nguồn của án lệ). Do đó, chất lượng án lệ không thể tạo ra hay được gia tăng sau khi bản án, quyết định gốc được ban hành. Vì vậy, gần đây hai tác giả của một bài viết tạp chí đã thắc mắc về khái niệm “phát triển án lệ” như sau: “không thể phát triển một bản án thành án lệ bởi bản thân án lệ đã chính là bản án rồi”.162 Lý do để các tác giả này có nhận xét trên bởi vì họ hiểu phát triển án lệ ở khía cạnh nội dung chứ không phải hình thức công nhận hiệu lực pháp lý của án lệ.

Thứ ba, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm công nhận hiệu lực pháp lý của án lệ vô hình chung đã trao thêm cho TANDTC chức năng lập pháp tách khỏi chức năng xét xử - giải quyết vụ việc cụ thể của tòa án. Mặc dù tại Điều 1 Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP có quy định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Tuy nhiên, khi công bố án lệ, TANDTC công bố theo mẫu và trong mẫu này có phần “Khái quát nội dung của án lệ”. Phần này thể hiện giống như các quy phạm mang tính khái quát tách khỏi các tình tiết cụ thể của vụ việc. Điều này không đúng với bản chất của “lập pháp tư pháp” là sáng

162Đậu Công Hiệp, Hà Thị Phương Trà (2016), “Quy định về án lệ trong Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 – nhìn từ góc độ bản chất của án lệ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4).

tạo pháp luật phải gắn liền với chức năng giải quyết vụ việc cụ thể của toà án. Hệ quả là rất khó kiểm soát sự thống nhất giữa nội dung của án lệ với các văn bả pháp luật và có thể sẽ dẫn đến tình trạng nội dung án lệ mâu thuẫn với các quy định của văn bản pháp luật. Chẳng hạn, Quyết định giám đốc thẩm số 405/2012/DS-GĐT ngày 27-8-2012 của Tòa dân sự TANDTC đang được dự thảo làm án lệ có nội dung ở phần khái quát nội dung án lệ như sau: “Tình huống án lệ: Đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của nguyên đơn nhưng bị đơn đã xây dựng nhà và các tài sản khác ngay tình trên đất trong thời gian quản lý, sử dụng đất đó; Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định giá trị của nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đó tại thời điểm xét xử sơ thẩm để yêu cầu nguyên đơn thanh toán giá trị tài sản cho bị đơn mà không buộc bị đơn tháo dỡ, di dời nhà và các tài sản khác gắn liền với đất để trả lại đất cho nguyên đơn”.163 Trường hợp này, nếu tách nội dung của án lệ ra khỏi các tình tiết của vụ việc sẽ dẫn đến nội dung án lệ trái với các quy định về bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu bất động sản trong Bộ luật Dân sự Việt Nam. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, nếu đưa giải pháp pháp lý này thành án lệ thì chẳng khác nào khuyến khích người này xây nhà bất hợp pháp trên phần đất của người khác rồi buộc người đó phải chuyển nhượng quyền sử dụng phần diện tích bị lấn chiếm cho mình. Không thể phủ nhận những kết quả tích cực của việc lựa chọn và công bố các án lệ bởi Hội đồng thẩm phán TANDTC đã góp phần tạo ra tính thống nhất trong xét xử qua các án lệ được công bố trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nếu tách chức năng tạo lập án lệ của tòa án ra khỏi chức năng xét xử sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Ngược lại, nếu chọn phương án tòa án có thẩm quyền tạo lập án lệ cũng chính là tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì các án lệ vẫn được công bố và góp phần tạo ra tính thống nhất trong xét xử một cách bình thường. Cần phải nói thêm rằng, thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là thẩm quyền đặc thù ở Việt Nam nói riêng cũng như ở các nước thuộc hệ thống pháp luật XHCN nói chung (tòa án tối cao có quyền ban hành văn bản pháp luật).Thông thường, ở nước trên thế giới tòa án sáng tạo pháp luật hay tạo lập án lệ thông qua hình thức các bản án, quyết định.

Thứ tư, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm xác định hiệu lực pháp lý của án lệ tách khỏi chức năng xét xử của tòa án có thể

163http://anle.toaan.gov.vn/toaan/faces/lnk/dt/chitietduthaoanle.

dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa giải pháp pháp lý của án lệ với quyết định giải quyết của tòa án trong quá trình tố tụng. Chẳng hạn, trường hợp một bản án của TAND tỉnh có đưa ra giải pháp pháp lý được Chánh án đề xuất làm án lệ và được Hội đồng Thẩm phán thông qua và Chánh án TANDTC công bố làm án lệ.

Tuy nhiên, bản án này bị kháng nghị lên TAND cấp cao thì tòa này sửa hoặc hủy bản án của TAND tỉnh (không đồng ý với giải pháp pháp lý của TAND tỉnh).

Thứ năm, pháp luật quy định thẩm quyền ban hành án lệ của TANDTC nhằm xác định hiệu lực pháp lý của án lệ đã hạn chế đáng kể vai trò bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất của các bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới nhưng chưa được công bố làm án lệ. Đến nay, hàng trăm các quyết định giám đốc thẩm được TANDTC lựa chọn, công bố trong các tuyển tập trước đây (năm 2004 có 103 quyết định, năm 2008 có 155 quyết định, năm 2010 có 243 quyết định)164 còn đóng vai trò gì trong thực tiễn tư pháp vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.

Nếu chỉ có 16 án lệ đã công bố để thực hiện vai trò khắc phục các “lỗ hổng” của hàng ngàn văn bản pháp luật nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất thì thực sự vai trò tạo lập và áp dụng án lệ của tòa án ở Việt Nam hiện nay còn quá sức khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Chức năng tạo lập và áp dụng án lệ của toà án (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)